Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống – Krisnamuti

Nội dung

 

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
CHƯƠNG II: LOẠI GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN
CHƯƠNG III: TRÍ NĂNG, UY QUYỀN VÀ THÔNG MINH
CHƯƠNG IV: GIÁO DỤC VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI
CHƯƠNG V: TRƯỜNG HỌC
CHƯƠNG VI: PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN
CHƯƠNG VII: TÌNH DỤC VÀ HÔN NHÂN
CHƯƠNG VIII: NGHỆ THUẬT, VẺ ĐẸP VÀ SÁNG TẠO

 

“Khi đi khắp thế giới, người ta nhận thấy bản chất của con người giống nhau kinh ngạc, dù ở Ấn hay ở Mỹ, ở Châu âu hay Châu úc. Điều này đặc biệt đúng thực trong những trường cao đẳng hay những trường đại học. Chúng ta đang sản sinh, như thể qua một cái khuôn, một loại người mà sự quan tâm chính của họ là tìm được sự an toàn, trở thành người nào đó quan trọng, hay hưởng thụ sự vui vẻ và càng ít suy nghĩ bao nhiêu càng tốt.

Sự giáo dục hiện nay khiến cho sự suy nghĩ độc lập trở nên khó khăn cực kỳ. Sự tuân phục dẫn đến sự tầm thường. Muốn khác biệt với nhóm người và muốn kháng cự lại môi trường sống không dễ dàng lắm, và thường xuyên rất nguy hiểm chừng nào chúng ta còn tôn thờ sự thành công. Sự thôi thúc để thành công, mà là sự theo đuổi của phần thưởng dù trong thế giới vật chất hay thế giới tạm gọi là tinh thần, sự tìm kiếm cho an toàn bên trong hay bên ngoài, sự ham muốn cho thanh thản – toàn qui trình này bóp nghẹt sự bất mãn, kết thúc tánh tự phát và nuôi dưỡng sự sợ hãi; và sự sợ hãi khóa chặt sự hiểu rõ thông minh về sống. Cùng tuổi tác gia tăng, sự chai lì của cái trí và quả tim bắt đầu xảy ra.”

“Dường như nhiều người chúng ta đều nghĩ rằng qua dạy học mọi con người biết đọc và biết viết, chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề con người của chúng ta; nhưng ý tưởng này đã chứng thực là sai lầm. Những người tạm gọi là có giáo dục không là những người hợp nhất, yêu hòa bình, và họ cũng phải chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn và đau khổ của thế giới.”

“Có một khác biệt rõ ràng giữa trí năng và thông minh. Trí năng là sự suy nghĩ đang vận hành một cách độc lập khỏi cảm xúc, trái lại, thông minh là khả năng để cảm thấy cùng lý luận; và nếu chúng ta không tiếp cận sống bằng thông minh, thay vì bằng một mình trí năng, hay bằng một mình cảm xúc, không hệ thống giáo dục hay chính trị nào trong thế giới có thể cứu thoát chúng ta khỏi những cạm bẫy của sự hỗn loạn và hủy diệt.

Sự hiểu biết không thể so sánh với thông minh, sự hiểu biết không là thông minh. Thông minh không thể mua bán được, nó không là một món hàng có thể được mua bằng giá cả của học hành hay kỷ luật. Thông minh không thể tìm được trong những quyển sách; nó không thể được tích lũy, được ghi nhớ hay được lưu trữ. Thông minh hiện diện cùng sự phủ nhận cái tôi. Có một cái trí khoáng đạt còn quan trọng hơn học hành; và chúng ta có thể có một cái trí khoáng đạt, không phải bằng cách nhồi nhét thông tin vào nó, nhưng bằng cách nhận biết những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của chúng ta, bằng cách cẩn thận quan sát về chính chúng ta và những ảnh hưởng quanh chúng ta, bằng cách lắng nghe những người khác, bằng cách nhìn ngắm những người giàu có và những người nghèo khổ, những người thống trị và những người bị thống trị. Thông minh không hiện diện qua sợ hãi và đàn áp, nhưng qua sự quan sát và hiểu rõ những biến cố hàng ngày trong sự liên hệ của con người.”

Tải sách về tại đây:

Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống – Krisnamuti – Phần 1

Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống – Krisnamuti – Phần 2