Tóm tắt nội dung bài viết
GAYATRI –CHÚ GAYATRI
Đây là tên của một Câu Chú quan trọng nhất. Những tín đồ Thiên Chúa giáo thường tụng Kinh lạy Cha, mà suy cho cùng, đó là một dạng Chân ngôn của Thiên Chúa giáo. Người Ấn Độ Giáo thì lại đọc chú Gayatri.
Một người Ấn Độ giáo sẽ thực hiện vài nghi lễ nhất định, và sau đó tụng câu chú này hàng ngày. Dưới đây là từ gốc của nó: ‘Om, bhur, bhuvah, swah. Tat savitur varenyam bhargo devasya dhimahi. Dhiyo yo nah prachodayat. Om.’
Nghĩa của câu này dịch sang tiếng Anh là: ‘Chúng con suy ngẫm về ánh sáng không ngôn từ nào tả xiết của Mặt trời rực rỡ. Cầu mong Mặt trời sẽ dẫn lối hiểu biết của chúng con vì sự tốt lành cho mọi chúng sinh.’
Đây là một câu chú mang lại nhiều ích lợi mà kể cả tín đồ Thiên Chúa giáo cũng có thể tụng niệm!
This is the name given to a most important Mantra. Christians recite The Lord’s Prayer, which, after all, is just a Christian Mantra. The Hindu recites the Gayatri.
A Hindu will go through certain ceremonies, and then recite this Mantra daily. Here are the actual words : ‘Om, bhur, bhuvah, swah. Tat savitur varenyam bhargo devasya dhimahi. Dhiyo yo nah prachodayat. Om.’
The meaning of this translated into English is : ‘We meditate upon the ineffable effulgence of that resplendent Sun. May that Sun direct our understanding for the good of all living.’
This is a Mantra which could be recited by Christians with much profit !
GHOST – MA
Cái thứ kỳ dị hay lượn lờ trong đêm tạo ra những tiếng lách cách và rên rỉ vẫn làm bạn dựng tóc gáy, thực ra rất vô hại!
Con ma chỉ là một mãnh lực dĩ thái đi lang thang theo thói quen của người đó từ khi còn sống, tới khi mãnh lực dĩ thái, hay thể phách này, cuối cùng bị tiêu tan. Một người khỏe mạnh đột nhiên bị giết hại bởi bạo lực có thể phách rất mạnh. Khi bị tấn công, anh ta hoặc cô ta sẽ dồn chất dĩ thái lại tạo nên một thực thể rất mạnh. Nếu sau đó, Sợi chỉ Bạc đột nhiên bị cắt đứt trong quá trình mà chúng ta gọi là chết, thể vía sẽ thoát ra, thể vật lý sẽ tan rã và thể dĩ thái đáng thương [Thể phách] trở thành một kẻ vô gia cư, không tâm trí, lang thang cầu bơ cầu bất. Suốt kiếp sống của thể xác, thể dĩ thái đã được nhào nặn theo thể xác, nó là một mô hình thói quen của thể xác. Vì vậy, nếu thể xác có thói quen đi đến một nơi nào đó, hoặc nghĩ về một số người nào đó, thì thể dĩ thái cũng sẽ làm y như vậy, cho đến khi có thể phải sau hàng thế kỷ, năng lượng tiêu tán và cuối cùng biến mất.
Thể dĩ thái tham dự các buổi gọi hồn và đưa ra thứ được gọi là ‘thông điệp’ từ thế giới bên kia. Điều này thực sự là một thảm kịch, mọi người trên Trái đất nên nhận ra rằng khi ta rời khỏi thế giới này là ta có những việc khác phải làm, ta không thể và không muốn lúc nào cũng liên lạc với những người mà ta đã bỏ lại phía sau. Thể dĩ thái, hoặc ma, là một thứ vô nghĩa, không đáng được quan tâm.
Giả sử bạn đang ở thành phố này và đang rất bận rộn với những nhiệm vụ đặc biệt đòi hỏi sự tập trung, liệu bạn có thích bị một người nào đó gọi điện cho bạn từ một thành phố khác, liên tục làm phiền bạn và hỏi bạn đủ các câu hỏi ngu ngốc? Bạn sẽ sớm cảm thấy mệt mỏi với việc đó. Tương tự, các thực thể thực sự, bạn có thể gọi là Linh hồn nếu muốn, cũng không thích bị làm phiền, họ đã có quá đủ việc phải làm.
That eerie thing which swishes around in the night with a few creaks and groans, and which causes the hair on our heads to stand straight up, is harmless !
A ghost is just an etheric force which wanders about according to the habits of its previous owner, until eventually that etheric force, that etheric double, is dissipated. A strong healthy person who is suddenly killed by perhaps extreme violence, has a very strong etheric. If a person is being attacked, then he or she focuses the etheric into a strong entity. If, then, the Silver Cord is suddenly severed in that process which we call death, the astral body goes off, the physical body decays, and the poor etheric becomes a homeless, mindless, wandering waif. Throughout the whole life of the body, the etheric has been modeled on that body, it is a habit pattern of the body. So if the body was in the habit of going to a certain place, or thinking of certain people, then the etheric will do likewise, until perhaps during centuries the power becomes dissipated, and eventually vanishes.
The etheric body is the one which attends seances and gives the so-called ‘messages’ from beyond the grave. It is quite a tragedy really because people on Earth should realise that when we leave this world we have other things to do, and cannot always, and do not want always, to get in touch with people left behind. The etheric, or ghost, is a thing of no moment and should be disregarded.
Supposing you were in some city and very busy with some special task requiring concentration, would you like it if some person kept phoning you from some other city, kept phoning you and asking you all sorts of stupid questions ? You would soon get tired of the whole thing. In the same way, the real entities, whom, if you like, you can call Souls, do not like being disturbed, they have too much else to do.
GIVE – CHO ĐI
Một quy luật huyền bí cổ xưa nói rằng, ‘Hãy cho đi để được nhận lại.’ Nếu bạn không cho thì bạn không thể nhận. Nếu bạn quá keo kiệt hoặc quá ích kỷ để có thể cho đi bất cứ thứ gì, thì bạn sẽ tự khóa mình trong một cái vỏ khiến bạn không thể nhận được gì ngay cả khi người khác đang rất sốt sắng để trao tặng cho bạn.
Đạo Thiên Chúa có câu “gieo gì gặt nấy”, cũng có câu Hãy thả bánh mì xuống nước’. Và một lần nữa có câu, ‘Cho đi tốt hơn là nhận lại’.
Một điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng khi bạn muốn nhận được cái này thì bạn phải cho đi cái khác. Không nhất thiết là tiền bạc, bạn có thể cho đi những thứ từ trong chính mình, nghĩa là cho đi tình yêu, tình bạn, sự quan tâm, cảm thông, giúp đỡ, thấu hiểu. Thật vô ích khi nói, ‘Cái gì của tôi là của tôi và tôi còn muốn cả cái của anh nữa.’ Bạn không thể nhận, trừ khi bạn sẵn sàng cho đi. Vì vậy, những kẻ cài chắc ví hay thít chặt hầu bao hãy nhớ rằng dù anh có quỳ xuống để cầu nguyện thì cũng chỉ là lãng phí thời gian của chính mình và người khác mà thôi, cầu xin gì đó là vô dụng, trừ khi anh đã sẵn sàng cho đi.
There is an old occult law which states, ‘Give that you may receive.’ If you do not give you cannot receive. If you are too mean to give anything, or too selfish, then you lock a shell around yourself so you cannot receive even if a would-be giver is most anxious to give.
In the Christian belief it is stated that as you sow so shall you reap. It is also stated ‘Cast your bread upon the waters.’ And yet again, ‘It is more blessed to give than to receive.’
It is utterly, utterly essential that if you want to receive something, then you have to give something. Not necessarily money, you may have to give of yourself, that is, give love, give friendship, give attention, sympathy, give help, understanding. It is useless to say, ‘What is mine is mine, and what is yours I want too.’ Unless you are prepared to give you cannot possibly receive. So, those of you who button up your wallets or make sure that your purse-strings are drawn up tight, remember that if you are going on your knees to start praying it is a waste of your time as well of everyone else’s, it is useless to pray for things unless you are willing to give things.
GOD – THÁNH
Theo Raja Yoga, không có định nghĩa nào cho một vị Thánh. Kinh Vệ Đà và Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) khẳng định rằng một Yogi đạt được sự giải thoát khỏi cơ thể sẽ thấy mình như một vị Thánh.
Đối với những người muốn tra cứu, thì thuật ngữ chỉ Bậc Thánh là Ishwara. Giáo lý Vệ Đà cho rằng tất cả nhân loại là một phần của Thượng Đế, và có bốn giai đoạn chính để đạt tới Thánh quả:
1. Gần gũi với bậc Thánh.
2. Tương đồng với giáo lý của bậc Thánh.
3. Kết giao với một bậc Thánh thiện.
4. Sống với một bậc Thánh.
Bạn nghĩ, theo Thiên Chúa giáo, thì có bao nhiêu vị thánh? Bạn đã đọc sách Sáng Thế chưa? Nếu chưa, hãy đọc đoạn Thượng Đế nói, ‘Hãy có bầu trời.’ Nói cách khác, Thượng Đế đã ra lệnh cho một Thượng Đế thứ hai tạo ra bầu trời, và Thượng Đế thứ hai đã vâng lời và tạo ra bầu trời. Sau đó, Thượng Đế đầu tiên nói: ‘Hãy có ánh sáng’ và Thượng Đế thứ hai tạo ra ánh sáng – tất nhiên không phải là ánh sáng điện hay ánh sáng đốt cũng không phải ánh sáng ban ngày, mà là ánh sáng tâm linh, ánh sáng lấp lánh ở cuối con đường dài của chúng ta trong cuộc Tiến hoá.
Nhân tiện, cũng xin nhắc rằng nhiều người hiểu Kinh thánh không chính xác. Hầu hết mọi người tin rằng Adam là người đàn ông đầu tiên được tạo ra, nhưng điều này không đúng. Đọc sách Sáng thế ký phần 4; 16 và 17; đề cập đến việc Cain đi đến vùng đất Moab và mua một người vợ. Bây giờ, nếu Adam là người đàn ông đầu tiên được tạo ra, thì làm sao trước đó Cain có thể đi mua vợ được? Phải có một người đàn ông khác kết nối với điều này ở đâu đó. Ta nên nhớ rằng nhiều lời dạy của Kinh Thánh được viết cho những người ít học, chưa thực sự tự nghĩ được, do đó Kinh thánh được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, thường ở dạng dụ ngôn.
GOD : According to the Raja Yoga there is no concept of a God. The Vedantas and The Bhagavad Gita state definitely that the Yogi reaching liberation from the body finds himself as a God.
For those who want to look it up, the term for God is Ishwara. Vedantic teaching is that all mankind is a part of God, and there are four main stages of approaching Godhood :
1. Nearness to God.
2. Similarity to the teaching of God.
3. Associating with a Godlike Being.
4. Living with a God.
According to the Christian belief, how many Gods do you think there are ? Have you read Genesis ? If not, read where God said, ‘Let there be firmaments.’ In other words, God is commanding a second God to make the firmament, and the second God obeyed and made the firmament. Then the first God said, ‘Let there be light,’ and the second God made light — not electric light or gas light or daylight, of course, but spiritual light, the light which gleams at the end of our own long, long trail of the upward Path of Evolution.
By the way, it is also worth remembering that many people read the Bible incorrectly. Most people believe that Adam was the first man created, but that is not correct. Read Genesis 4 ; 16 and 17 ; that shows Cain going forth into the land of Moab, and buying a wife. Now, if Adam was the first man created how was it possible for Cain to go and buy a wife ? There must have been another man connected with it all somewhere else. One should remember that many of the teachings of the Bible were written for a people who were not educated, not really able to think for themselves, thus the Bible was written in simple language, often in parable form.
GRANTHIS – NÚT THẮT
Từ đặc biệt này có nghĩa là một dạng nút thắt. Có ba “nút thắt”, nút thắt đáy, nút thắt tim và nút thắt lông mày.
Theo thời gian tất cả mọi người đều phải kích hoạt dòng Kundalini để đạt được những tiến bộ về tinh thần và siêu hình. Kích hoạt dòng Kundalini có nghĩa là người ta phải gỡ bỏ những nút thắt này, tức là người ta phải thoát ra khỏi những ham muốn vật chất, những mong cầu và thù hằn vật chất. Khi một người đã gỡ bỏ nút thắt đầu tiên, người đó phải vượt qua những ham muốn tinh thần cao hơn bình thường; chẳng hạn như sự hợm hĩnh. Ngay cả một số suy nghĩ cao cũng vẫn còn dính líu đến sự ích kỷ, và trước khi có thể tiến bộ, người ta phải thực sự hiểu rằng ‘Chủng tộc, tín ngưỡng và màu da không quan trọng, vì mọi con người đều làm từ máu đỏ’. Và tất cả mọi người đều bình đẳng trước mắt Thượng Đế.
Nút thắt thứ ba ở cảnh giới tâm linh là sự vượt thoát để trở thành chính con người thật của mình, trở thành Chân ngã, và khi ấy người đó đã vượt xa giới hạn của cơ thể vật lý. Khi một người phá vỡ nút thắt thứ ba, người ấy không cần phải trở lại Trái đất này, ngoại trừ để giúp đỡ người khác.
Điều đáng nói ở giai đoạn này là chừng nào người ta còn nghĩ đến ý chí, sức mạnh ý chí và lý trí, thì người ta còn bị ràng buộc với cơ thể vật lý giống như một người luôn nghĩ về tình yêu thể xác và quên rằng tình yêu thực sự nằm ở cảnh giới tâm linh.
Nhiều người thắc mắc về tình yêu ở cảnh giới tâm linh; đó là một tình yêu thuần khiết, một tình yêu tuyệt đối và không gì có thể so sánh được với cảm giác khi ở bên cạnh ‘linh hồn sinh đôi’ của chính mình, dẫu thuật ngữ nghe có vẻ kinh khủng – ‘linh hồn sinh đôi’ – nhưng đó là một điều rất thực và khi một người đã có thể gặp linh hồn song sinh của mình ở cảnh giới Chân ngã, thì người đó không còn bị bắt buộc phải tái sinh mà chỉ quay lại để giúp đỡ người khác.
This peculiar word means a form of knot. There are three ‘knots,’ the basal, the heart, and the eyebrow knot.
In time everyone has to raise the Kundalini in order to progress spiritually and metaphysically. Raising the Kundalini means that one has to break through these knots, it means that one has to break free from physical lusts, free from physical desires and spites. When one has gone through the first of the knots, then one has to break through the ordinary higher mental desires ; one has to do away with mental snobbery, for instance. Even some of the higher mental thoughts are concerned with selfishness, and before one can progress one has to truly remember that ‘Race, creed, and colour do not matter, for all men bleed red.’ And all men are equal in the sight of God.
The third knot on the spiritual plane is breaking through to one’s own real self, the Overself, and then one is far beyond the confines of the physical body. When one breaks the third knot one does not need to come to this Earth, except specifically to help others.
It is worth commenting at this stage that so long as people think of will, will-power, and reason, then one is bound to the physical body just as is a person who always thinks of physical love and forgets that the real love is on the spiritual plane.
Many people have asked about love on the spiritual plane ; it is a pure love, an absolute love, and nothing can approach the feeling of being with one’s own ‘twin soul,’ because, although it is a horrible sounding term — ‘twin soul’ — it is a very real thing indeed, and when one has one’s twin soul in the Overself stage, then one is never forced back into incarnation but only comes back to help others.
GUNAS – PHẨM CHẤT PHẢI CÓ
Có ba phẩm chất mà chúng ta đơn giản phải có. Chúng ta phải dấn thân, trải nghiệm, buông bỏ, và vượt lên ngày càng cao hơn.
Đầu tiên là cảm giác uể oải và sự thờ ơ. Do thờ ơ nên anh ta phải trải nghiệm sự khổ sở như đói rét. Vì đau khổ hay thờ ơ gây ra, anh ta phải nỗ lực để giảm cơn đói hay đau đớn. Chính nỗ lực này tạo ra niềm hoan lạc, niềm hoan lạc của việc ăn uống để xoa dịu cơn đói.
Do đã biết tới niềm khoái lạc khi cơn đói được xoa dịu, ham muốn có được nhiều khoái lạc hơn lại tiếp tục nảy sinh, dẫn đến một cuộc kiếm tìm khoái lạc, vậy là những hoạt động thái quá được tạo ra, hình thành một thói quen, một thói quen không biết nghỉ ngơi.
Từ thói quen tìm kiếm khoái lạc quá mức và giành được khoái lạc, sự đau đớn và thờ ơ được tạo ra, khiến cơ thể bị khổ sở. Do tìm kiếm nhiều khoái lạc quá mức, ta ăn uống vô độ và ta bị đau đớn những vùng mà đáng ra không nên bị đau. Đau đớn khiến ta phải suy ngẫm – mà bản thân điều này đã là một kỳ công! Ta suy ngẫm về nguyên nhân của cảm giác đau, và sau đó chúng ta quyết tâm không làm điều đã gây ra nỗi đau đó nữa, và đôi khi chúng ta cũng thành công trong việc kiềm chế khỏi những thứ có hại. Hầu hết mọi người đều tự nhủ ‘chỉ làm nốt lần cuối’, nhưng chừng nào còn chưa thể cắt bỏ được vế ‘nốt lần cuối’ thì không thể tiến bộ. Tiến bộ chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta ăn để sống thay vì sống để ăn.
There are three qualities which we simply must have. We must enter, progress through, and discard, passing ever higher and higher.
First there is sluggishness and neglect. From neglect one experiences pain such as hunger or cold. From the pain or neglect effort results in order that there may be relief from hunger or pain. This effort produces pleasure, the pleasure of eating in order that hunger may be appeased.
From the introduction to pleasure which comes when hunger is appeased, there arises a desire for pleasure, and thus a definite seeking for pleasure, causing energetic action which forms a habit, and the habit of restlessness.
From the excessive habit of seeking after pleasure, and obtaining pleasure, pain and neglect arises and the body suffers therefrom. From seeking too much pleasure we eat too much, and we get a pain where we should not. This pain causes us to think — which in itself is quite a feat ! We think along the causes of our pain, and then we decide not to do that which caused the pain, and sometimes we actually do refrain from doing harmful things. Most people do it ‘just once more,’ but until they can cut out their ‘just once’s’ no progress can be made. Progress can only be made when we eat to live and do not live to eat.
GURU – ĐẠO SƯ
Đây là một từ vi diệu, từ này hay bị hiểu lầm chỉ đơn thuần có nghĩa là ‘Một người có tiếng nói’
Một Đạo sư theo nghĩa thông thường là một người có lời đáng để xem xét. Guru nghĩ là là một Đạo Sư, một vị thầy tâm linh và Ngài phải là một linh hồn được khai sáng, một người đã có dòng Kundalini được kích hoạt và biết cách kích hoạt nó ở những người khác.
Khi học trò đã sẵn sàng, vị thầy sẽ xuất hiện. Người học trò không thể, không nên và không được, như nhiều người đã làm, nói những câu kiểu như thế này ‘Cho tôi gặp những Vị Đạo Sư đi, bảo họ đến đây thì tôi mới tin.’ Những bậc tinh thông với quyền năng trực giác đáng kể, người mà tài năng sắc bén và thuần khiết, không thể dạy cho những kẻ chỉ biết kêu be be rằng họ và chỉ riêng họ mới xứng đáng được dạy dỗ bởi những Bậc thầy Vĩ đại. Những kẻ còn non nớt, chưa tiến hoá ấy mà lại yêu cầu Vị Thầy nhận anh ta hoặc cô ta làm học trò – chà, họ chỉ đang tự trì hoãn sự tiến bộ của chính mình mà thôi.
Cũng tốt khi nói thêm chút về những gì đang diễn ra ở đây: Cách đây không lâu, tôi nhận được một lá thư từ nước Anh, một tên ngốc đã chiếu cố viết rằng, ‘Ông này nọ sẽ chấp nhận Lobsang Rampa làm thầy của mình nếu Lobsang Rampa đưa ra bằng chứng ngay lập tức rằng ông có thể làm được tất cả những gì mình nói.’ Thái độ của Lobsang Rampa, và nhiều người khác, là ném mớ thư đó vào sọt rác với một tiếng thở dài đáng tiếc cho sự điên rồ của kẻ đã viết chúng.
Một Vị Thầy chân chính, theo nghĩa đầy đủ của từ này, hiếm như một con ngựa có lông vũ vậy, bởi vì Vị Thầy chân chính phải hầu như không chút vấy bẩn, phải hầu như không cảm giác về bản thân và không ham muốn nổi tiếng. Trên thực tế, Vị đáng thương ấy phải tồn tại mà như không tồn tại. Tất nhiên, Vị Thầy cũng được cho phép có đủ ăn và đủ mặc.
Hãy ghi nhớ, ghi nhớ và thật ghi nhớ rằng, ‘Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện.’ Người học trò chưa được thu nhận (nếu không thì anh ta đã là một học trò!) không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ ở vị trí được tuyên bố rằng anh ta đã sẵn sàng học. Đó là cách chắc chắn nhất để biết rằng anh ta chưa sẵn sàng.
That wondrous, misunderstood word merely means ‘A weighty person.’
A Guru means in its commonly accepted term, One whose words are worthy of consideration. A Guru is a Teacher, a spiritual Teacher, and he should be an illumined soul, one who has raised the Kundalini and knows how to raise it in others.
When the student is ready the Master will appear. The student cannot and should not and must not exclaim, as so many do, ‘Show me the Great Masters, let them come to me and I shall believe.’ The Adepts who have remarkable powers of perception, whose faculties have been sharpened and purified, are not able to teach those who just bleat feebly that they, and they alone, are worthy of Great Teachers. Those immature, unevolved people who demand that a Teacher accepts him or her as a pupil — well, they delay their own progress.
It is worth a comment here to show what happens : I had a letter some time ago from England, some idiot wrote in a most condescending manner stating that, ‘Mr. So-and-So is prepared to accept Lobsang Rampa as his Teacher if Lobsang Rampa will give immediate proof that he can do all that he says.’ The attitude of Lobsang Rampa, and many others, is to toss such letters in the waste-paper basket with a sigh of regret at the folly of those who write thus.
A true Guru, according to the full meaning of the word, is as rare as a horse with feathers, because the true Guru must be more or less sinless, must be more or less without feelings of self, and must have no desire for fame. The poor fellow must, in fact, exist almost without being. It is permitted, of course, that the Guru has enough to live upon and enough to see that he is decently clad.
Remember, remember, remember, ‘When the student is ready the Master will appear.’ The student, being untrained (otherwise he would not be a student !) is never, never, never in a position to say that he is ready to be taught. That is the surest way of saying that he is not.
GURUBHAI – NAM SINH
Từ này đề cập đến những nam sinh đang được dạy dỗ bởi cùng một Vị Thầy Tâm Linh. Ta cũng nên có từ tương tự dành cho phụ nữ, vì ngày nay phụ nữ dù được cho là phái yếu lại thường là phái mạnh hơn trong tâm linh. Vì vậy, các bạn nữ, nếu các bạn cùng học theo một vị Thầy tâm linh, thì bạn là một Gurubhagini.
Từ Đạo Sư (Guru) thường bị đánh đồng với từ Sư phụ. Điều này hoàn toàn, tuyệt đối và dứt khoát sai. Một Đạo sư là một Đạo Sư, một cố vấn có tiếng nói, không phải là một sư phụ. Một sư phụ ngụ ý rằng người ta buộc phải làm theo những gì sư phụ nói; còn một Đạo sư chỉ khuyên và để cho học trò tự do lựa chọn hành động. Vì vậy, xin vui lòng, đừng bao giờ dùng từ Sư phụ: hãy dùng từ guru, đạo sư, cố vấn, tư vấn, thầy, hoặc bất cứ đại từ gì tương tự, hoặc tại sao không cứ dùng từ Guru nhỉ?
This refers to any male person studying under the same spiritual Teacher. One should also give the name applying to a female because nowadays the ladies, the so-called weaker sex, are often the stronger sex when it comes to spirituality. So, ladies, if you study under the same spiritual Teacher you are a Gurubhagini.
Gurus are often referred to as ‘Master.’ That is completely and absolutely and utterly wrong. A Guru is a Guru, ‘a weighty counsellor,’ not a Master. A Master implies that one is forced to do what the Master says ; a Guru advises and leaves the student full choice of action. So, please, never Master : Guru, counsellor, adviser, teacher, or anything similar, but why not stick to — Guru ?
Người dịch: Tô Phương Trang
Biên Tập: VMC