– Yulgye, anh bứng hết tóc của tôi! Dừng tay lại, không thì đầu tôi sẽ sói như một ông sãi.
– Hãy để yên, Lobsang. Cái bín tóc của cậu phải được thắt cho ngay và thoa bơ cho láng bóng, nếu không thì bà lớn sẽ trừng phạt tôi.
– Hãy nhẹ tay một chút, Yulgye, anh vặn cổ tôi đau quá!
– Không sao đâu, tôi phải làm gấp mới được.
“Ow! Yulgye, you are pulling my head off! I shall be as bald as a monk if you don’t stop.”
“Hold your peace, Tuesday Lobsang. Your pigtail must be straight and well buttered or your Honourable Mother will be after my skin.”
“But Yulgye, you don’t have to be so rough, you are twisting my head off.”
“Oh I can’t bother about that, I’m in a hurry.”
Tôi ngồi dưới đất và một kẻ nô lệ phũ phàng với hai bàn tay chuối mắn, vặn cái bín tóc tôi như người ta vặn cái “Maniven” quay máy xe hơi! Sau cùng cái bín tóc tôi trở nên cứng đơ như một con yak bị rét cóng và sáng ngời như ánh trăng rằm trên mặt hồ.
Mẹ tôi bận rộn quay cuồng như cơn lốc, bà di chuyển trong nhà mau lẹ dường như người có phép phân thân ở nhiều chỗ cùng một lúc. Có những chỉ thị vào giờ chót, những sự chuẩn bị cuối cùng, và rất nhiều lời. Yasho, lớn hơn tôi hai tuổi, lăng xăng như một mệnh phụ bốn mươi cái xuân. Cha tôi trốn cảnh náo nhiệt ồn ào đó bằng cách bế môn và rút lui vào phòng riêng của mình.
So there I was, sitting on the floor, with a tough man-servant winding me up by the pigtail! Eventually the wretched thing was as stiff as a frozen yak, and shining like moonlight on a lake.
Mother was in a whirl, moving round so fast that I felt almost as if I had several mothers. There were last-minute orders, final preparations, and much excited talk. Yaso, two years older than I was bustling about like a woman of forty. Father had shut himself in his private room and was well out of the uproar. I wished I could have joined him!
Mẹ tôi quyết định đưa chúng tôi đến JoKang, ngôi đền lớn ở thủ đô Lhassa; đó hẳn là vì mẹ tôi muốn cho cuộc lễ tiếp tân được diễn ra trong một bầu không khí tôn giáo. Vào lúc mười giờ sáng, một tiếng cồng với ba âm điệu khác nhau điểm giờ tựu họp. Chúng tôi tất cả đều cưỡi ngựa, cha tôi, mẹ tôi, Yaso và tôi cùng vài người trong thân quyến sửa soạn lên đường. Chúng tôi noi theo con đường LingKhor, và đi vòng quanh dưới chân điện Potala, một tòa cung điện lâu đài nguy nga tráng lệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, độ một trăm ba mươi thước bề cao và bốn trăm thước chiều dài. Sau khi đi qua làng Shô, và đi ngựa mất nửa giờ trên đồng bằng Kyi Chu, chúng tôi đã đến trước cửa đền. Chung quanh đền là những ngôi nhà trọ, cửa tiệm và chuồng ngựa đợi khách hàng trong những đám người hành hương. Từ ngày được dựng lên trước đây mười ba thế kỷ, ngôi đền Jo Kang vẫn luôn luôn tiếp đón khách hành hương. Ngôi đền cổ đã biểu lộ những nét tàn phá của thời gian. Các viên tảng đá dưới nền đã bày ra những đường nứt nẻ sâu đến nhiều phân tây do những bước chân dẫm lên của hàng ngàn tín đồ.
For some reason mother had arranged for us to go to the Jo-kang, the Cathedral of Lhasa. Apparently we had to give a religious atmosphere to the later proceedings. At about ten in the morning (Tibetan times are very elastic), a triple-toned gong was sounded to call us to our assembly point. We all mounted ponies: father, mother, Yaso, and about five others, including a very reluctant me. We turned across the Lingkhor road, and left at the foot of the Potala. This is a mountain of buildings, four hundred feet high and twelve hundred feet long. Past the village of Shö we went, along the plain of the Kyi Chu, until half an hour later we stood in front of the Jo-kang. Around it clustered small houses, shops and stalls to lure the pilgrims. Thirteen hundred years the Cathedral had stood here to welcome the devout. Inside, the stone floors were grooved inches deep by the passage of so many worshippers. Pilgrims moved reverently around the Inner Circuit, each turning the hundreds of prayer-wheels as they passed, and repeating incessantly the mantra: Om! Mani padme Hum!
Những thanh xà bằng gỗ nhiều tuổi màu đen khổng lồ nâng đỡ mái nhà, và mùi hương trầm nồng ấm không ngừng bay quanh quẩn như những đám mây mùa hạ bồng bềnh trên đỉnh núi. Những tượng thần bằng vàng của nền tôn giáo Tây Tạng được xếp thành hàng dài dọc theo các vách tường. Những màn lưới sắt dầy và kiên cố giữ gìn những pho tượng nầy đối với những tín đồ mà lòng tham có thể mạnh hơn lòng sùng tín. Những tượng thần lớn nhất phần nhiều đều tràn ngập đến quá nửa thân mình với hàng đống ngọc quý và châu báo mà những người sùng tín cầu xin ân huệ thiêng liêng đã đặt lên đó. Trên những chân đèn bằng vàng khối, những ngọn bạch lạp được thấp thường xuyên, tỏa ra ánh sáng không bao giờ tắt đã từ mười ba thế kỷ.
Huge wooden beams, black with age, supported the roof, and the heavy odour of constantly burning incense drifted around like light summer clouds at the crest of a mountain. Around the walls were golden statues of the deities of our faith. Stout metal screens, with a coarse mesh so as not to obstruct the view, protected the statues from those whose cupidity overcame their reverence. Most of the more familiar statues were partly buried by the precious stones and gems which had been heaped around them by the pious who had sought favours. Candlesticks of solid gold held candles which burned continually, and whose light had not been extinguished during the past thirteen hundred years.
Từ những góc âm u của ngôi đền vọng đến tai chúng tôi những tiếng chuông ngân, tiếng cồng, tiếng tù và thổi vang tai. Chúng tôi noi theo con đường vòng trước chánh điện theo như truyền thống bắt buộc, và sau khi đã lễ bái xong, chúng tôi bước lên trên nóc bằng của ngôi đền. Nơi đây chỉ có một số ít người có đặc quyền được lên. Cha tôi, với tư cách Bảo Thế của Giáo Hội, luôn luôn có mặt ở tại đây mỗi khi đến viếng ngôi đền nầy.
From dark recesses came the sounds of bells, gongs, and the lowing bray of the conches. We made our circuit as tradition demanded.
Our devotions completed, we went on to the flat roof. Only the favoured few could visit here; father, as one of the Custodians, always came.
Tiện đây, tôi xin nói sơ lược về nền chính trị của xứ Tây Tạng. Đứng đầu quốc gia và Giáo Hội là Đức Đạt Lai Lạt Ma, tục gọi là Phật Sống Tây Tạng. Ngài vừa là vị nguyên thủ quốc gia cầm quyền chính trị, vừa là nhà lãnh đạo tôn giáo, vừa là vị Thẩm Phán tối cao cầm cán cân công lý của dân Tây Tạng. Mọi người dân bất cứ sang hèn đều có thể thỉnh cầu đến Ngài. Nếu một sự khiếu nại hay đơn thỉnh nguyện có lý do chính đáng, hoặc trong trường hợp có sự bất công oan ức, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ xét xử để thỏa mãn các nguyện vọng và san bằng mọi nỗi bất công. Thật không phải là quá đáng mà nói rằng tất cả mọi người, không trừ một ai, đều yêu mến và kính trọng Ngài. Ngài là vị quốc vương có quyền hành tuyệt đối. Ngài sử dụng uy quyền thế lực của Ngài vì hạnh phúc của dân chúng, chứ không bao giờ vì những mục đích ích kỷ. Ngài đã tiên đoán sự xâm lăng của quân Trung Cộng từ nhiều năm về trước. Ngài cũng biết rằng nền tự do của xứ Tây Tạng tạm thời sẽ trải qua một thời kỳ xuống dốc. Vì những lý do đó mà một số ít người trong giới tu sĩ được một sự thụ huấn đặc biệt, để những kiến thức Huyền Môn mà các nhà đạo sĩ thời xưa đã góp nhặt từ nhiều thế kỷ sẽ khỏi phải bị mai một và đắm chìm trong quên lãng.
Our form of governments (yes, plural), may be of interest.
At the head of the State and Church, the final Court of Appeal, there was the Dalai Lama. Anyone in the country could petition him. If the petition or request was fair, or if an injustice had been done, the Dalai Lama saw that the request was granted, or the injustice rectified. It is not unreasonable to say that everyone in the country, probably without exception, either loved or revered him. He was an autocrat; he used power and domination, but never did he use these for his own gain, only for the good of the country. He knew of the coming Communist invasion, even though it lay many years ahead, and temporary eclipse of freedom, that is why a very small number of us were specially trained so that the arts of the priests should not be forgotten.
Dưới quyền lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma có hai Hội Đồng: Một là Hội Đồng Tôn Giáo, gồm có bốn vị cao tăng ở cấp đẳng Lạt Ma. Những vị này đều chịu trách nhiệm trước đấng Thậm Thâm (một danh hiệu khác của đức Đạt Lai Lạt Ma. Người ta thường gọi ngài là đức Thái Tuế, đấng Thậm Thâm Le Très Profond, đấng Khôn Lường, I’Inappréciable). về những vấn đề liên quan đến các tổ chức lạt ma viện (lamaseries) và đạo viện trong xứ. Tất cả những vấn đề tâm linh và tôn giáo đều phải qua tay các vị ấy phát lạc.
Kế đó là Hội Đồng Nội Các, gồm có bốn vị Tổng Trưởng trong số đó có ba vị thuộc thành phần dân chính và một vị là tu sĩ. Các vị này nắm quyền cai trị toàn xứ và đảm trách việc hòa hợp Quốc Gia vào Giáo Hội thành một khối duy nhất.
After the Dalai Lama there were two Councils, that is why I wrote “governments”. The first was the Ecclesiastical Council. The four members of it were monks of Lama status. They were responsible, under the Inmost One, for all the affairs of the lamaseries and nunneries. All ecclesiastical matters came before them.
The Council of Ministers came next. This Council had four members, three lay and one cleric. They dealt with the affairs of the country as a whole, and were responsible for integrating the Church and State.
Hai viên chức chính phủ mà người ta có thể gọi là các vị Thủ Tướng, làm “Ủy viên liên lạc” với hai Hội Đồng trên, và đệ trình những ý kiến của hai Hội Đồng này lên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hai vị ấy đóng một vai trò quan trọng trong những phiên họp rất hiếm của Quốc Hội, gồm năm mươi nghị viện đại diện cho các gia đình quý tộc và những tu viện lớn nhất của thủ đô Lhassa. Quốc Hội chỉ nhóm trong những trường hợp rất khẩn cấp, như hồi năm 1904 khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong tị nạn sang Mông Cổ trước sự xâm lăng của quân đội Anh. Về điểm này, tưởng cần giải thích rõ rằng sự lưu vong tị nạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma không có nghĩa là Ngài chạy trốn. Chiến tranh ở xứ Tây Tạng có thể ví như một cuộc chơi cờ tướng: Bên nào ông tướng bị bắt thì bên đó thua. Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị Quốc Vương của xứ Tây Tạng. Không có ngài, thì mọi sự chiến đấu đều trở nên vô ích: Ngài phải được ẩn trú an toàn để bảo vệ sự hợp nhất của xứ sở.
Two officials, who may be termed Prime Ministers, for that is what they were, acted as “Liaison Officers” between the two Councils, and put their views before the Dalai Lama. They were of considerable importance during the rare meetings of the National Assembly. This was a body of some fifty men representing all the most important families and lamaseries in Lhasa. They met only during the gravest emergencies, such as in 1904, when the Dalai Lama went to Mongolia when the British invaded Lhasa. In connection with this, many Western people have the strange notion that the Inmost One was cowardly in “running away”. He did not “run away”. Wars on Tibet may be likened to a game of chess. If the king is taken, the game is won. The Dalai Lama was our “king”. Without him there would be nothing to fight for: he had to go to safety in order to keep the country together. Those who accuse him of cowardice in any form simply do not know what they are talking about.
Số nghị sĩ Quốc Hội có thể lên đến bốn trăm người khi nào những thân hào nhân sĩ ở các tỉnh tham dự đông đủ các phiên nhóm. Có năm tỉnh: Thủ đô, như thường được gọi là Lhasa, nằm trong tỉnh U-Tsang. Shigatse cùng trong một quận. Gartok là miền tây của Tây Tạng, Chang ở phía bắc của Tây Tạng, trong khi Kham và Lho-dzong là các tỉnh miền đông và nam tương ứng.
Với thời gian qua, đức Đạt Lai Lạt Ma càng gia tăng quyền hành của Ngài và không cần đến sự giúp đỡ ý kiến của những Hội Đồng hay của Quốc Hội nữa. Xứ Tây Tạng chưa bao giờ có được một sự cai trị anh minh và sáng suốt như thế.
The National Assembly could be increased to nearly four hundred members when all the leaders from the provinces came in. There are five provinces: The Capital, as Lhasa was often called, was in the province of U-Tsang. Shigatse is in the same district. Gartok is western Tibet, Chang is northern Tibet, while Kham and Lho-dzong are the eastern and southern provinces respectively. With the passage of the years the Dalai Lama increased his power and did more and more without assistance from the Councils or Assembly. And never was the country better governed.
Từ trên nóc đền nhìn ra xa, là một phong cảnh vô cùng ngoạn mục. Nằm về phía đông là vùng đồng bằng Lhassa xanh tươi, rải rác có những cụm rừng nhỏ với những dòng suối nhỏ uốn khúc, phản chiếu ánh nắng mặt trời như những con rắn bạc, trước khi chảy vào sông Tsang Pô ở cách đó sáu mươi cây số. Ở phía bắc và nam, những dãy núi cao dựng lên chơm chởm như thành quách bao bọc chung quanh các vùng thung lũng và cao nguyên Tây Tạng, làm cho dân tộc xứ này sống biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nhiều lạt ma viện được dựng lên trên các triền núi. Ở trên những ngọn núi cao hơn, có những đạo viện nhỏ nhô lên một cách nguy hiểm trên những sườn núi cheo leo bên bờ vực thẳm. Về phía tây, hai ngọn núi song đôi của điện Potala và tu viện Chakpori nhô lên ở đằng xa. Giữa hai ngọn núi này, cánh cửa Tây Môn chiếu sáng ngời trong ánh sáng bình minh còn sương mờ lạnh lẽo. Màu đỏ sậm của nền trời càng nổi bật lên một cách dị thường, tương phản với màu tuyết trắng tinh bao phủ các dãy núi nhô lên ở phía chân trời.
Trên đầu chúng tôi, những đám mây lợt lướt nhẹ trong không gian. Trong thành phố, ở gần bên, toà Thị Sảnh day lưng vào mặt bắc của ngôi đền. Sở Ngân Khố ở sát bên cạnh, cùng với những gian hàng, cửa tiệm và chợ búa mà người ta có thể mua đủ mọi thứ, thượng vàng hạ cám. Cách đó không xa, ở về phía đông, là một tu viện của nữ giới và vùng cư trú của Âm Công.
The view from the temple roof was superb. To the east stretched the Plain of Lhasa, green and lush and dotted with trees. Water sparkled through the trees, the rivers of Lhasa tinkling along to join the Tsang Po forty miles away. To the north and south rose the great mountain ranges enclosing our valley and making us seem secluded from the rest of the world. Lamaseries abounded on the lower levels. Higher, the small hermitages perched precariously on precipitous slopes. Westwards loomed the twin mountains of the Potala and Chakpori, the latter was known as the Temple of Medicine. Between these mountains the Western Gate glinted in the cold morning light. The sky was a deep purple emphasized by the pure white of the snow on the distant mountain ranges. Light, wispy clouds drifted high overhead. Much nearer, in the city itself, we looked down on the Council Hall nestling against the northern wall of the Cathedral. The Treasury was quite near, and surrounding it all were the stalls of the traders and the market in which one could buy almost anything. Close by, slightly to the east, a nunnery jostled the precincts of the Disposers of the Dead.
Những khách hành hương đã tấp nập trước cửa đền, một trong những nơi thánh địa lớn nhất của Phật Giáo. Chúng tôi nghe tiếng nói chuyện không ngớt và những tiếng động ồn ào của các tín đồ hành hương đến từ những vùng xa xôi với những đồ lễ vật mà họ đem cúng dâng với hy vọng được Ơn Trên ban ân huệ. Có người đem theo những con thú mà họ đã mua lại ở lò sát sinh với những số tiền nhỏ nhoi khiêm tốn của họ. Cứu sống một sinh vật dầu đó là một con thú hay một người, là một nghiệp tốt rất lớn về phương diện tâm linh.
Trong khi chúng tôi nhìn xem những cảnh tượng cổ điển đó, chúng tôi nghe những tiếng kinh kệ ngân nga của các sư sãi, có những giọng thâm trầm của các vị sư già chen lẫn với những giọng thanh, nhẹ của những chú tiểu sơ cơ. Tiếng trống và những tiếng kèn cũng trỗi dậy vang tai.
In the Cathedral grounds there was the never-ceasing babble of visitors to this, one of the most sacred places of Buddhism. The chatter of pilgrims who had traveled far, and who now brought gifts in the hope of obtaining a holy blessing. Some there were who brought animals saved from the butchers, and purchased with scarce money. There is much virtue in saving life, of animal and of man, and much credit would accrue.
As we stood gazing at the old, but ever-new scenes, we heard the rise and fall of monks’ voices in psalmody, the deep bass of the older men and the high treble of the acolytes. There came the rumble and boom of the drums and the golden voices of the trumpets. Skirlings, and muffled throbs, and a sensation as of being caught up in a hypnotic net of emotions.
Những sư sãi không bận rộn công việc, chạy tới lui lăng xăng không ngớt. Vài vị mặc áo màu vàng, những vị khác mặc màu tím, nhưng phần đông mặc áo tràng màu đỏ lợt của những “Sư sãi thường”, màu hoàn kim và màu đỏ sậm dành cho các sư sãi trong điện Potala. Những chú tiểu sơ cơ và các sư sãi cảnh binh mặc áo già sậm cũng qua lại lăng xăng. Hầu hết đều có một điểm chung: Áo của họ dầu cũ hay mới, đều là áo cà sa vá từng miếng như của Đức Phật ngày xưa.
Monks bustled around dealing with their various affairs. Some with yellow robes and some in purple. The more numerous were in russet red, these were the “ordinary” monks. Those of much gold were from the Potala, as were those in cherry vestments. Acolytes in white, and police monks in dark maroon bustled about. All, or nearly all, had one thing in common: no matter how new their robes, they almost all had patches which were replicas of the patches on Buddha’s robes. Foreigners who have seen Tibetan monks, or have seen pictures of them, sometimes remark on the “patched appearance”. The patches, then, are part of the dress. The monks of the twelve-hundred-year-old Ne-Sar lamasery do it properly and have their patches of a lighter shade!
Những sư sãi có phận sự trong điện Potala mặc một chiếc áo vàng ngắn, không tay, ở bên ngoài áo dài của họ. Màu hoàng kim được coi như một màu linh thiêng ở Tây Tạng (nó không bao giờ phai, bởi nó là một màu tinh khiết), và đó là màu chánh thức của đức Đạt Lai Lạt Ma. Những sư sãi hay các vị Lạt Ma cao cấp hầu cận bên ngoài, có quyền mặc áo ngắn màu vàng phủ ngoài áo của họ.
Từ trên nóc đền Jokang chúng tôi đi về phía điện Potala thì thấy có nhiều vị áo vàng đi qua lại. Chúng tôi ngước mắt nhìn lên thì thấy những ngọn cờ tôn giáo phất phơ trước gió và những mái bầu của ngôi đền chiếu lóng lánh dưới ánh mặt trời.
Monks wear the red robes of the Order; there are many shades of red caused by the manner in which the woolen cloth is dyed. Maroon to brick red, it is still “red”. Certain official monks employed solely at the Potala wear gold sleeveless jackets over their red robes. Gold is a sacred colour in Tibet—gold is untarnishable and so always pure—and it is the official colour of the Dalai Lama. Some monks, or high lamas in personal attendance on the Dalai Lama, are permitted to wear gold robes over their ordinary ones.
Nền trời đỏ thắm trông tuyệt đẹp với những làn mây nhẹ và dài, coi dường như một bức tranh vẽ. Chúng tôi vừa đang ngắm cảnh mà cảm thấy say sưa ngây ngất, thì mẹ tôi đã gián đoạn cái giây phút huyền diệu đó mà nói:
– Thôi ta đi kẻo mất thời giờ. Mình phải về xem chừng kẻo bọn gia nô nó làm hư việc.
Chúng tôi bèn lên ngựa trở về nhà theo con đường Lingkhor, mỗi bước chân ngựa vang trên mặt đường lộ càng đưa tôi đến gần, điều mà tôi gọi là một cuộc “thử thách”, nhưng mẹ tôi thì coi như là ngày Đại Nhật của mình.
As we looked over the roof of the Jo-kang we could see many such gold jacketed figures, and rarely one of the Peak officials. We looked up at the prayer-flags fluttering, and at the brilliant domes of the Cathedral. The sky looked beautiful, purple, with little flecks of wispy clouds, as if an artist had lightly flicked the canvas of heaven with a white-loaded brush. Mother broke the spell: “Well, we are wasting time, I shudder to think what the servants are doing. We must hurry!” So off on our patient ponies, clattering along the Lingkhor road, each step bringing me nearer to what I termed “The Ordeal”, but which mother regarded as her “Big Day”.
Về đến nhà, mẹ tôi xem qua tất cả mọi việc một lần cuối cùng, và chúng tôi liền ăn uống một bữa no bụng để chuẩn bị chờ những gì sắp đến. Thật vậy, chúng tôi biết rằng trong những dịp như thế, những quan khách được thết đãi ăn uống no say, còn những người nhà thì phải lo tiếp đãi mà thôi, chớ không được ăn uống gì cả.
Tiếng nhạc trống vang rền báo hiệu các sư sãi nhạc công đã đến, họ liền được đưa vào khu vườn phía sau nhà. Họ có mang theo những kèn loa, kèn ống, trống, tù và, và đeo chụp chõa trên cổ. Họ vừa bước vào khu vườn, vừa nói chuyện huyên thuyên và gọi đem rượu bia uống cho thấm giọng để lấy hứng. Những tiếng rít chát chúa và tiếng thổi điếc tai của những kèn loa, chiếm trọn mất nửa giờ: Các sư sãi đang “lên dây” và thử lại những nhạc khí của họ.
Back at home, mother had a final check of all that had been done and then we had a meal to fortify us for the events to come. We well knew that at times such as these, the guests would be well filled and well satisfied, but the poor hosts would be empty. There would be no time for us to eat later.
With much clattering of instruments, the monk-musicians arrived and were shown into the gardens. They were laden with trumpets, clarinets, gongs, and drums. Their cymbals were hung round their necks. Into the gardens they went, with much chatter, and called for beer to get them into the right mood for good playing. For the next half-hour there were horrible honks, and strident bleats from the trumpets as the monks prepared their instruments.
Vị quan khách đầu tiên đã đến, với một đoàn tùy tùng cưỡi ngựa theo hầu và cầm những ngọn cờ hiệu bay phất phơ trước gió, gây nên những tiếng động ồn ào ngoài sân. Những cổng sắt mở toang và các gia nô nhà tôi đứng sắp hàng hai bên cửa vào để nghinh tiếp những người mới đến. Vị quản gia cùng với hai người phụ tá đứng kèm hai bên, mỗi người cầm nơi tay hàng tá những khăn choàng cổ bằng lụa mà người Tây Tạng dùng để dâng cho khách như một cách chào hỏi theo phong tục bổn sứ. Có tất cả tám loại khăn choàng để dâng cho các vị khách tùy chức vị hay cấp bậc cao thấp, và người ta phải biết dâng cái nào cho thích hợp kẻo mang lỗi bất kính. Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ban cho và thu nhận những khăn choàng thượng hảo hạng. Những khăn choàng này tên gọi là Khata, và đây là nghi thức để dâng biếu: Nếu người gia trưởng có cấp bậc ngang hàng với khách, thì y đứng thụt lại ở phía sau, và đưa hai tay thẳng tới trước. Người khách cũng làm y như vậy. Kế đó, người gia trưởng vái chào và đặt cái khăn choàng lên hai cườm tay của vị quý khách, người này cũng đáp lễ, rồi gỡ hai cườm tay ra, cầm lấy khăn choàng trở qua lộn lại nơi tay để tỏ ra mình chấp nhận món quà biếu, và giao cái khăn cho một người hầu cận.
Nếu người biếu khăn là người ở đẳng cấp rất thấp, thì y quì xuống, le lưỡi ra chào (nghi thức này tương đương với cử chỉ ngả nón chào của người phương Tây) và đặt cái khăn choàng dưới chân khách, kế đó khách đáp lễ bằng cách đặt cái khăn choàng riêng của mình vòng quanh cổ người gia trưởng.
Uproar broke out in the courtyard as the first of the guests were sighted, riding in an armed cavalcade of men with fluttering pennants. The entrance gates were flung open, and two columns of our servants lined each side to give welcome to the arrivals. The steward was on hand with his two assistants who carried an assortment of the silk scarves which are used in Tibet as a form of salutation. There are eight qualities of scarves, and the correct one must be presented or offense may be implied! The Dalai Lama gives, and receives, only the first grade. We call these scarves “khata”, and the method of presentation is this: the donor if of equal rank, stands well back with the arms fully extended. The recipient also stands well back with arms extended. The donor makes a short bow and places the scarf across the wrists of the recipient, who bows, takes the scarf from the wrists, turns it over in approval, and hands it to a servant. In the case of a donor giving a scarf to a person of much higher rank, he or she kneels with tongue extended (a Tibetan greeting similar to lifting the hat) and places the khata at the feet of the recipient. The recipient in such cases places his scarf across the neck of the donor.
Ở Tây Tạng, mọi quà biếu đều có kèm theo một cái khăn choàng tương ứng, hoặc những thơ khen tặng hay văn bằng tưởng lệ cũng vậy. Những khăn choàng của chánh phủ màu vàng, còn những khăn choàng khác màu trắng. Nếu đức Đạt Lai Lạt Ma muốn ban một danh dự lớn lao cho một người nào, ngài đặt nơi cổ người ấy một khăn choàng cột bằng một sợi chỉ tơ đỏ có ba vòng. Và nếu trong khi đó ngài đưa hai bàn tay ra, lòng bàn tay lật ngửa lên trời, thì đó là một cái danh dự rất đặc biệt! Thật vậy, người Tây Tạng tin chắc rằng quá khứ và tương lai đều có ghi trên những đường chỉ trong lòng bàn tay. Đức Đạt Lai Lạt Ma, bằng cách lật ngửa hai bàn tay của Ngài, tỏ lòng ưu ái và thiện cảm đậm đà nhất. Về sau, tôi được Ngài ban cho cái danh dự đó hai lần.
In Tibet, gifts must always be accompanied by the appropriate khata, as must letters of congratulation. The Government used yellow scarves in place of the normal white. The Dalai Lama, if he desired to show the very highest honour to a person, would place a khata about a person’s neck and would tie a red silk thread with a triple knot into the khata. If at the same time he showed his hands palm up—one was indeed honoured. We Tibetans are of the firm belief that one’s whole history is written on the palm of the hand, and the Dalai Lama, showing his hands thus, would prove the friendliest intentions towards one. In later years I had this honour twice.
Đây nói về người quản gia đứng tiếp đón khách trước cửa với hai người phụ tá ở hai bên. Y chào khách và nhận khăn choàng của khách rồi đưa qua cho người phụ tá đứng bên tả. Trong khi đó người phụ tá đứng bên hữu đưa cho y một khăn choàng thích nghi mà y đặt lên cườm tay hay lên cổ của người khách, tùy theo cấp bậc tương xứng. Tất cả những khăn choàng này đều được sử dụng lại rất nhiều lần.
Our steward stood at the entrance, with an assistant on each side. He would bow to new arrivals, accept their khata, and pass it on to the assistant on the left. At the same time the assistant on his right would hand him the correct grade of scarf with which to return the salutation. This he would take and place across the wrists, or over the neck (according to rank), of the guest. All these scarves were used and reused.
Vị quản gia và hai người phụ tá mỗi lúc càng thêm bận rộn, vì quan khách đến mỗi lúc càng đông. Dầu cho họ đến từ những trang trại láng giềng, từ thành phố Lhassa, hay từ những vùng ngoại ô, những đoàn kỵ mã tùy tùng của họ luôn luôn đến bằng Lingkhor, rồi đi vào con đường nhỏ thuộc địa phận của gia tộc chúng tôi, ở dưới bóng mát của điện Potala. Những bà mệnh phụ phu nhân phải đi bằng ngựa trong nhiều giờ, dùng một cái mặt nạ bằng da để che mặt cho khỏi bị những ngọn gió lốc có quến đầy cát bụi. Trên các mặt nạ ấy thường có phác họa những nét chân dung của vị chủ nhân. Khi đến nơi, các bà mới lột mặt nạ ra và đồng thời cởi luôn cái áo tơi bằng da con Yak. Những bức chân dung ấy luôn luôn làm tôi thích thú: Các bà càng già và xấu, thì những bức chân dung vẽ trên mặt nạ lại càng trẻ và đẹp!
The steward and his assistants were becoming busy. Guests were arriving in large numbers. From neighbouring estates, from Lhasa city, and from outlying districts, they all came clattering along the Lingkhor road, to turn into our private drive in the shadow of the Potala. Ladies who had ridden a long distance wore a leather face-mask to protect the skin and complexion from the grit-laden wind. Frequently a crude resemblance of the wearer’s features would be painted on the mask. Arrived at her destination, the lady would doff her mask as well as her yak-hide cloak. I was always fascinated by the features painted on the masks, the uglier or older the woman, the more beautiful and younger would be her mask-features!
Một sự hoạt động tấp nập diễn ra trong nhà tôi. Những gia nô không ngớt đem ra những tấm nệm cho khách ngồi. Ở Tây Tạng người ta không ngồi trên ghế, mà ngồi trên tấm nệm độ một thước vuông và dày độ hai mươi phân. Ban đêm, người ta ghép nhiều tấm nệm lại để làm chỗ ngủ, và chúng tôi thấy nằm ngồi trên nệm thoải mái dễ chịu hơn là ngồi trên ghế bành hay nằm trên giường.
In the house there was great activity. More and more seat-cushions were brought from the storerooms. We do not use chairs in Tibet, but sit cross-legged on cushions which are about two and a half feet square and about nine inches thick. The same cushions are used for sleeping upon, but then several are put together. To us they are far more comfortable than chairs or high beds.
Khi khách vừa đến, họ được mời dùng trà pha bơ; và kế đó họ được đưa vào phòng ăn. Tại đây, đủ các thức ăn đã dọn sẵn và khách có thể ăn uống tùy thích trong khi chờ đợi cuộc tiếp tân thật sự bắt đầu. Bốn mươi vị phu nhân thuộc gia đình quyền quý đã đến cùng với những vị quý bà tâm phúc của họ. Trong khi mẹ tôi đang tiếp đón một nhóm các bà mệnh phụ này, thì một nhóm các bà khác đi dạo khắp nơi trong nhà, ngắm nhìn bàn ghế và thưởng thức trị giá các đồ vật trang hoàng. Thật chẳng khác nào một cuộc “xâm lăng” vĩ đại: Các bà khách có mặt ở khắp nơi, đủ các hình dạng, đủ các màu sắc, đủ mọi hạng tuổi. Có vài bà xuất hiện ở những chỗ bất ngờ nhất và không chút do dự, cất tiếng hỏi bọn gia nô giá tiền của món đồ này, hay giá trị của món vật khác. Nói tóm lại, các bà xử sự như tất cả mọi người đàn bà khác trên thế giới. Đó cũng là sự thường tình. Chị Yaso của tôi đủng đỉnh trong một bộ lễ phục mới toanh và bới đầu theo kiểu mới nhất, hay ít ra đó là chị nghĩ như vậy. Tôi thì cho rằng kiểu tóc của chị thật lố lăng, nhưng tôi luôn luôn vẫn có óc chỉ trích những việc làm của nữ giới. Dầu sao, có điều chắc chắn là ngày hôm đó tôi thấy các bà có vẻ tự do xâm lăng một cách độc đáo.
Arriving guests were given buttered tea and led to a large room which had been converted into a refectory. Here they were able to choose refreshments to sustain them until the real party started. About forty women of the leading families had arrived, together with their women attendants. Some of the ladies were being entertained by mother, while others wandered around the house, inspecting the furnishings, and guessing their value. The place seemed to be overrun with women of all shapes, sizes, and ages. They appeared from the most unusual places, and did not hesitate one moment to ask passing servants what this cost, or what that was worth. They behaved, in short, like women the world over. Sister Yaso was parading around in very new clothes, with her hair done in what she regarded as the latest style, but which to me seemed terrible; but I was always biased when it came to women. Certain it was that on this day they seemed to get in the way.
Để làm cho cuộc tiếp tân càng sôi nổi đình đám hơn nữa, những cô gái kiểu mẫu cũng có mặt trong hàng quan khách. Ở Tây Tạng, một vị phu nhân thuộc dòng sang phải có rất nhiều y phục sang trọng và đồ nữ trang quý giá. Những bộ y phục này cần phải được triển lãm vào những dịp giao tế công cộng, nhưng vì người ta không thể làm như vậy nếu không thay đổi y phục thường xuyên, nên những cô gái được huấn luyện đặc biệt, gọi là “chủng nữ,” được dùng làm kiểu mẫu. Bởi đó, những cô chủng nữ này khoác vào những bộ y phục và đeo đồ nữ trang của mẹ tôi, và vừa ngồi len lỏi trong đám quan khách vừa uống những chén trà pha bơ nhiều đến nỗi đếm không hết, trước khi đi thay bộ y phục khác và đeo những đồ nữ trang khác. Lẫn lộn trong hàng quan khách, các cô ấy cũng giúp đỡ mẹ tôi trong vai trò nữ chủ nhân. Trong một ngày, các cô “chủng nữ” đó có thể thay đổi y phục và nữ trang đến năm sáu lần.
There was another set of women to complicate matters: the high-class woman in Tibet was expected to have huge stores of clothing and ample jewels. These she had to display, and as this would have entailed much changing and dressing, special girls—“chung girls”—were employed to act as mannequins. They paraded around in mother’s clothes, sat and drank innumerable cups of butter-tea, and then went and changed into different clothing and jewelry. They mixed with the guests and became, to all intents and purposes, mother’s assistant hostesses. Throughout the day these women would change their attire perhaps five or six times.
Các quý khách bên nam giới thì chú ý nhiều hơn đến những trò chơi tiêu khiển ở trong vườn. Người ta đã cho một đoàn trò xiếc đến để giúp vui. Ba người trong đoàn này cầm dựng đứng một cây sào cao năm thước, trên chót hết có một người nữa chổng ngược đầu và giữ thăng bằng trên đỉnh cây sào. Khi đó, cây sào bị giật ra thình lình và người làm trò xiếc nhẹ mình rơi xuống đất trên hai chân như một con mèo. Những đứa trẻ con nhìn xem trò xiếc này bèn rủ nhau ra một chỗ vắng để bắt chước. Chúng tìm được một cây sào cao độ hai, ba thước và cầm dựng đứng lên. Một đứa trẻ gan lì nhất trèo lên. Nhưng ơ kìa, khi y thử chổng ngược đầu lên cây sào, y mất thăng bằng và rơi xuống như một tảng đá lên đầu những đứa khác. Nhưng may thay, những đứa này có một cái sọ khá cứng, và ngoài ra những cục u to bằng những quả trứng vịt, không ai bị thương nặng.
The men were more interested in the entertainers in the gardens. A troupe of acrobats had been brought in to add a touch of fun. Three of them held up a pole about fifteen feet high, and another acrobat climbed up and stood on his head on the top. Then the others snatched away the pole, leaving him to fall, turn, and land cat-like on his feet. Some small boys were watching, and immediately rushed away to a secluded spot to emulate the performance. They found a pole about eight or ten feet high, held it up, and the most daring climbed up and tried to stand on his head. Down he came, with an awful “crump”, straight on top of the others. However, their heads were thick, and apart from egg-sized bruises, no harm was done.
Mẹ tôi xuất hiện trong khu vườn, người hướng dẫn một nhóm các bà phu nhân muốn xem các trò biểu diễn và nghe nhạc. Điều này không khó, vì các sư sãi nhạc công đã có đủ thời giờ để sưởi ấm lòng bằng những chầu rượu bia dồi dào thỏa thích.
Mẹ tôi ăn mặc một cách long trọng đặc biệt: Áo kỵ mã “Bolero” ngắn màu vàng tím, trên một cái “Jupe” bằng nỉ màu đỏ sậm dài đến gót chân. Những đôi ủng rất cao bằng nỉ trắng tinh với những gót đỏ thắm và những sợi dây ủng rất đẹp làm nổi bật màu y phục một cách rất mỹ thuật. Bên trong chiếc áo kỵ mã, mẹ tôi mặc một áo lót bằng lụa đỏ. Phủ bên ngoài là một cái khăn choàng bằng lụa thêu vắt ngang trước ngực từ vai bên mặt qua hông bên trái và cột lại ở bên hông với một cái khoen bằng vàng khối. Cái khăn choàng này thòng xuống đến tận lưng, có màu đỏ thắm ở phía trên dây lưng, và chuyển qua màu vàng lợt đến màu vàng nghệ rất đậm.
Mother appeared, leading the rest of the ladies to see the entertainments, and listen to the music. The latter was not difficult; the musicians were now well warmed up with copious amounts of Tibetan beer.
For this occasion, mother was particularly well dressed. She was wearing a yak-wool skirt of deep russet-red, reaching almost to the ankles. Her high boots of Tibetan felt were of the purest white, with blood-red soles, and tastefully arranged red piping.
Her bolero-type jacket was of a reddish-yellow, somewhat like father’s monk robe. In my later medical days, I should have described it as “iodine on bandage”! Beneath it she wore a blouse of purple silk. These colours all harmonized, and had been chosen to represent the different classes of monks’ garments.
Across her right shoulder was a silk brocade sash which was caught at the left side of her waist by a massive gold circlet. From the shoulder to the waist-knot the sash was blood red, but from that point it shaded from pale lemon-yellow to deep saffron when it reached the skirt hem.
Mẹ tôi đeo trên cổ ba gói bùa cột bằng một sợi dây vàng, mà mẹ tội không lúc nào rời. Ba gói bùa này là những món quà cưới của mẹ tội, hai gói là quà tặng của gia đình, và gói thứ ba, một danh dự đặc biệt, là quà tặng của đức Đạt Lai Lạt Ma. Mẹ tôi cũng đeo đồ nữ trang rất quý giá, vì ở Tây Tạng những đồ nữ trang của một vị phu nhân nhiều hay ít tùy ở cấp đẳng của họ trong xã hội. Bởi đó, một người chồng phải tặng đồ vàng ngọc cho vợ mỗi khi được thăng quan tiến chức.
Around her neck she had a gold cord which supported the three amulet bags which she always wore. These had been given to her on her marriage to father. One was from her family, one from father’s family, and one, an unusual honour, was from the Dalai Lama. She wore much jewelry, because Tibetan women wear jewelry and ornaments in accordance with their station in life. A husband is expected to buy ornaments and jewelry whenever he has a rise in status.
Phải mất nhiều ngày để làm đầu tóc của mẹ tôi, với tất cả một trăm lẻ tám lọn tóc. Số một trăm lẻ tám là một số linh thiêng, và những phụ nữ có nhiều tóc để có thể kết thành bấy nhiêu lọn rất được hâm mộ. Đầu tóc của mẹ tôi chia làm hai phần có một đường chẻ ở giữa, được kết lại bởi một cái mão bằng cây đặt trên đỉnh đầu như một cái nón. Mão này sơn màu đỏ thắm, có nhận kim cương chiếu lóng lánh, cẩn vàng và ngọc thạch. Mẹ tôi đeo một đôi hoa tai bằng san hô rất lớn và nặng đến nỗi để cho trái tai khỏi bị quá căng và có thể đứt ra, người phải giữ nó lại bằng một sợi chỉ đỏ quấn chung quanh vành tai, và đầu sợi chỉ thòng xuống gần đụng tới dây lưng. Tôi ngắm nhìn mẹ tôi mà phải nhìn nhận rằng mẹ tôi rất đẹp. Tuy nhiên, với đôi bông tai nặng như thế, mẹ tôi làm sao quay đầu lại phía sau?
Mother had been busy for days past having her hair arranged in a hundred and eight plaits, each about as thick as a piece of whip-cord. A hundred and eight is a Tibetan sacred number, and ladies with sufficient hair to make this number of plaits were considered to be most fortunate. The hair, parted in the Madonna style, was supported on a wooden framework worn on top of the head like a hat. Of red lacquered wood, it was studded with diamonds, jade, and gold discs. The hair trailed over it like rambler roses on a trellis.
Mother had a string of coral shapes depending from her ear. The weight was so great that she had to use a red thread around the ear to support it, or risk having the lobe torn: The earring reached nearly to her waist; I watched in fascination to see how she could turn her head to the left!
Những quan khách đi bách bộ dạo chơi, vừa ngắm cảnh trong các khu vườn vừa trằm trồ khen ngợi. Nhiều người ngồi riêng từng nhóm để trao đổi những câu chuyện vặt. Nhất là các bà thì không để lỡ mất một phút nào mà không nói chuyện của người láng giềng…
Nhưng thật sự, tất cả đều đợi chờ đến phần chính của buổi tiếp tân, kỳ dư các mục khác trong chương trình chỉ là một sự chuẩn bị tinh thần để đưa họ đến cái giờ phút quan trọng khi các nhà đạo sĩ chiêm tinh nói tiên tri về bước đường tương lai của tôi. Cuộc đời tôi sau này sẽ tùy thuộc nơi quyết định của họ.
People were walking about, admiring the gardens, or sitting in groups discussing social affairs. The ladies, in particular, were busy with their talk. “Yes, my dear, Lady Doring is having a new floor laid. Finely ground pebbles polished to a high gloss.” “Have you heard that that young lama who was staying with Lady Rakasha…” etc. But everyone was really waiting for the main item of the day. All this was a mere warming-up for the events to come, when the priest-astrologers would forecast my future and direct the path I should take through life. Upon them depended the career I should undertake.
Ngày đã sắp tàn, khi ánh tà dương kéo dài bóng của vạn vật và cây cỏ trên mặt đất, các quan khách đều tỏ ra uể oải đối với các trò giúp vui và tiêu khiển. Bửa tiệc no say đặt họ trong một trạng thái thụ cảm. Những kẻ gia nô mệt mỏi vẫn còn đem thêm thức ăn lên bàn khi những dĩa chén đã cạn, nhưng sau cùng mọi người đã ăn uống no đủ với giờ khắc trôi qua. Những người làm trò xiếc giúp vui cũng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hết người nọ đến người kia, họ lần lần rút lui, đi vào nhà bếp nghỉ ngơi và gọi thêm một chầu rượu bia cuối cùng.
As the day grew old and the lengthening shadows crawled more quickly across the ground, the activities of the guests became slower. They were satiated with refreshments, and in a receptive mood. As the piles of food grew less, tired servants brought more and that, too, went with the passage of time. The hired entertainers grew weary and one by one slipped away to the kitchens for a rest and more beer.
Các nhạc công vẫn còn sắc diện tươi tắn, thổi kèn loa, đánh chụp chõa và đánh trống một cách đầy hứng khởi. Trên những tàn cây to, loài chim sợ hãi vì tiếng động ồn ào đã rời khỏi những tổ quen thuộc của chúng.
Không phải chỉ có chim là biết sợ sệt. Những con mèo cũng đã biến mất dạng và ẩn núp trong những chỗ kín đáo từ khi những quan khách đầu tiên cùng các đoàn tùy tùng rầm rộ đến nhà. Những con chó ngao đen lớn của nhà tôi cũng êm hơi lắng tiếng, giấc ngủ đã khớp mỏ chúng. Chúng đã ăn uống no bụng đến mức không còn sức để ăn nữa.
The musicians were still in fine fettle, blowing their trumpets, clashing the cymbals, and thwacking the drums with gay abandon. With all the noise and uproar, the birds had been scared from their usual roosting places in the trees. And not only the birds were scared. The cats had dived precipitately into some safe refuge with the arrival of the first noisy guests. Even the huge black mastiffs which guarded the place were silent, their deep baying stilled in sleep. They had been fed and fed until they could eat no more.
Trời càng tối dần trong những khu vườn. Mùi hương thơm ngát xông lên từ những bình lư hương khói trầm nghi ngút. Những khu vườn của cha tôi nổi tiếng khắp xứ Tây Tạng vì những kỳ hoa dị thảo và những hòn non bộ vĩ đại nhập cảng từ Trung Hoa. Có những cây lê, cây táo, cây mơ lùn, bên cạnh những cây cổ thụ cao lớn, trên tàn cây có cắm cờ xí bay phất phơ dưới ngọn gió nhẹ ban chiều.
In the walled gardens, as the day grew yet darker, small boys flitted like gnomes between the cultivated trees, swinging lighted butter-lamps and smoke incense censers, and at times leaping into the lower branches for a carefree frolic.
Dotted about the grounds were golden incense braziers sending up their thick columns of fragrant smoke. Attending them were old women who also twirled clacking prayer-wheels, each revolution of which sent thousands of prayers heavenwards.
Father was in a state of perpetual fright! His walled gardens were famous throughout the country for their expensive imported plants and shrubs. Now, to his way of thinking, the place was like a badly run zoo. He wandered around wringing his hands and uttering little moans of anguish when some guest stopped and fingered a bud. In particular danger were the apricot and pear trees, and the little dwarf apple trees. The larger and taller trees, poplar, willow, juniper, birch, and cypress, were festooned with streams of prayer-flags which fluttered gently in the soft evening breeze.
Cuối cùng, vầng hồng đã khuất dạng sau những dãy núi Tuyết Sơn xa tít tận chân trời. Một ngày đã chấm dứt. Từ những lạt ma viện vọng đến tiếng kèn điểm giờ khắc trôi qua; hằng trăm ngọn đèn bơ đã được thắp sáng khắp nơi, trên các cành cây, dưới những mái nhà, và có những ngọn đèn khác thả lướt nhẹ trên mặt nước êm đềm của ao sen trong vườn nhà. Chỗ này, có ngọn đèn bị kẹt trong các lá sen chẳng khác nào những chiếc tàu bị kẹt trên bãi cát, và chỗ kia, vài ngọn đèn trôi lênh đênh phiêu bạt về cái cù lao nơi đó những con hạc sẽ trú ngụ lúc ban đêm.
Eventually the day died as the sun set behind the far-distant peaks of the Himalayas. From the lamaseries came the sound of trumpets signaling the passing of yet another day, and with it hundreds of butter-lamps were set alight. They depended from the branches of trees, they swung from the projecting eaves of the houses, and others floated on the placid waters of the ornamental lake. Here they grounded, like boats on a sandbar, on the water-lily leaves, there they drifted towards the floating swans seeking refuge near the island.
Một tiếng cồng vừa điểm, mọi người quay đầu nhìn lại: Một cuộc diễn hành từ đằng xa sắp sửa đến gần. Trong khu vườn nhà, đã dựng sẵn một cái lều rất lớn, màn treo trướng rủ. Cửa lều mở rộng, bên trong có đặt một cái sàn gỗ và bốn cái đôn Tây Tạng làm chỗ ngồi.
Đoàn người diễn hành bước đến trước lều, do bốn người gia nhân của nhà tôi cầm đuốc dẫn đường. Theo sau họ là bốn người nhạc công thổi kèn loa bằng bạc. Kế đó, cha tôi, mẹ tôi, bước lên sàn gỗ cùng với hai vị trưởng lão, là những bậc giáo sĩ kiêm chức Thiên Giám Quan, đảm nhiệm việc tiên tri các điều họa phước của quốc gia.
Những vị trưởng lão này, xuất xứ từ vùng Nechung, là những nhà chiêm tinh giỏi nhất của xứ Tây Tạng. Những lời tiên tri của các vị nhiều lần tỏ ra đã chính xác và đúng như các sự việc đã xảy ra về sau. Một tuần lễ trước đó, đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời các vị đến để nhìn xem tương lai của một đứa trẻ lên bảy tuổi. Hai vị ấy đã lấy lá số của tôi và nghiên cứu cặn kẽ từng ly từng tí trong nhiều ngày những ảnh hưởng của các vì tinh tú.
The sound of a deep-toned gong, and everyone turned to watch the approaching procession. In the gardens a large marquee had been erected, with one completely open side. Inside was a raised dais on which were four of our Tibetan seats. Now the procession approached the dais. Four servants carried upright poles, with large flares at the upper end. Then came four trumpeters with silver trumpets sounding a fanfare. Following them, mother and father reached the dais and stepped upon it. Then two old men, very old men, from the lamasery of the State Oracle. These two old men from Nechung were the most experienced astrologers in the country. Their predictions have been proved correct time after time. Last week they had been called to predict for the Dalai Lama. Now they were going to do the same for a seven-year-old boy. For days they had been busy at their charts and computations. Long had been their discussions about trines, ecliptics, sesqui-quadrates, and the opposing influence of this or that. I will discuss astrology in a later chapter.
Hai vị Lạt Ma đem theo lá số chiêm tinh và những bảng đoán số. Hai vị khác tiến đến và đỡ hai vị Thiên Giám Quan già bước lên sàn gỗ, trên đó hai vị này ngồi sát cạnh nhau như hai pho tượng bằng ngà. Những chiếc áo rộng bằng lụa Trung Hoa màu vàng lại càng làm nổi bật tuổi tác cao niên của họ. Họ đội trên đầu chiếc mão lớn của các đạo sĩ mà trọng lượng có vẻ quá nặng đối với những cái cổ nhăn nheo của họ.
Two lamas carried the astrologers’ notes and charts. Two others stepped forward and helped the old seers to mount the steps of the dais. Side by side they stood, like two old ivory carvings. Their gorgeous robes of yellow Chinese brocade merely emphasized their age. Upon their heads they wore tall priests’ hats, and their wrinkled necks seemed to wilt beneath the weight.
Các quan khách đều vây quanh cái sàn gỗ và ngồi trên những tấm nệm trải dưới đất. Những câu chuyện đều ngưng bặt, mọi người đều lắng tai nghe lời phán quyết của vị niên trưởng trong hai vị Thiên Giám Quan lão thành. Vị niên trưởng bắt đầu nói bằng một giọng nhẹ nhàng:
– “Lha dre mig cho nang chig”. Quỷ thần và nhân gian cùng bị chi phối như nhau bởi những định luật huyền bí trong vũ trụ. (Ý nói: Người ta có thể tiên đoán việc tương lai.)
Bằng một giọng trầm, vị Thiên Giám Quan cao niên đưa ra lời tiên tri suốt một tiếng đồng hồ. Kế đó, người nghỉ ngơi trong mười phút, và lại nói thêm một giờ nữa, khi đó, người tiếp tục vạch trần tương lai của tôi dưới những nét đại cương.
– “Lạ quá, thật là kỳ diệu!” Toàn thể cử tọa bất giác thốt lên trong khi họ đang đắm chìm trong một cơn thích thú mê ly.
People gathered around and sat on the ground on cushions brought by the servants. All gossip stopped, as people strained their ears to catch the shrill, piping voice of the astrologer-in-chief. “Lha dre mi cho-nang-chig,” he said (Gods, devils, and men all behave in the same way), so the probable future can be foretold. On he droned for an hour and then stopped for a ten-minute rest. For yet another hour he went on outlining the future. “Ha-le! Ha-le!” (Extraordinary! Extraordinary!), exclaimed the entranced audience.
Như thế, người ta đã nói cho tôi biết trước tương lai của tôi: “Sau một giai đoạn thử thách cam go gian khổ, đương số sẽ là một đứa trẻ lên bảy tuổi, sẽ bước chân vào tu viện để được thụ huấn như một tu sĩ kiêm y sĩ giải phẫu. Y sẽ gặp nhiều nghịch cảnh gian lao, sẽ rời khỏi xứ sở và sống ở ngoại quốc. Y sẽ mất hết tất cả, sẽ phải làm lại cuộc đời từ con số không và sau cùng y sẽ thành công”.
And so it was foretold. A boy of seven to enter a lamasery, after a hard feat of endurance, and there be trained as a priest-surgeon. To suffer great hardships to leave the homeland, and go among strange people. To lose all and have to start again, and eventually to succeed.
Cuộc tiên tri đã bế mạc, các quan khách cũng đã giải tán lần lần. Những vị khách ở xa còn nán lại nhà tôi một đêm để sáng ngày hôm sau lên đường. Những người khác trở về ngay đêm đó cùng với gia nhân tùy tùng của họ dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Họ tựu hợp ở ngoài sân, giữa những tiếng ngựa khua móng sắt trên nền đá và những tiếng người kêu gọi lẫn nhau.
Một lần nữa, cái cổng sắt nặng nề lại mở toang ầm ĩ để cho đoàn người ngựa đi qua. Tiếng chân ngựa khua vang và những giọng nói chuyện trò của họ nghe đã thưa dần, và sau cùng chỉ còn lại cái im lặng của đêm.
Gradually the crowd dispersed. Those who had come from afar would stay the night at our house and depart in the morning. Others would travel with their retinues and with flares to light the way. With much clattering of hooves, and the hoarse shouts of men, they assembled in the courtyard. Once again the ponderous gate swung open, and the company streamed through. Growing fainter in the distance was the clop-clop of the horses, and the chatter of their riders, until from without there was the silence of the night.
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Biên tập: VMC