Trước đây chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh lẽo, vô vọng và khốn khổ như vậy. Thậm chí khi ở trên vùng đất hoang tàn trên cao nguyên Chang Tang tôi còn thấy ấm cúng hơn bây giờ, nơi đó cao trên sáu ngàn mét so với mực nước biển, nơi mà những cơn gió mang bụi cát và đá sỏi, lạnh dưới không độ quất vào và cắt đứt bất cứ chỗ da thịt nào bị hở ra; Cái lạnh nơi đấy không đau đớn như cái buốt lạnh đáng sợ tôi đang cảm thấy trong tim lúc này. Tôi đang rời xa Lhasa yêu quý của tôi. Khi tôi ngoảnh nhìn lại, vẫn còn nhìn thấy đằng sau tôi một vài nóc nhà vàng son của cung điện Potala, và phía trên chúng, một cánh diều đơn chiếc nhỏ xíu đang bay lượn theo làn gió nhẹ như muốn nói, “Tạm biệt, những ngày bay trên cánh diều của bạn đã qua rồi, đã đến lúc lên đường vì những nhiệm vụ quan trọng hơn”.
Đối với tôi, cánh diều là một biểu tượng, cánh diều sẽ luôn bay lên cao trên bầu trời xanh bao la rộng lớn, nhưng nó luôn được nối với căn nhà yêu thương bằng một sợi dây mỏng. Tôi đang đi đến thế giới bao la bên ngoài Tây Tạng, nhưng vẫn luôn được kết nối với quê hương bằng sợi dây tình yêu của tôi đối với Lhasa. Tôi đang đi đến thế giới lạ lùng và khủng khiếp bên ngoài vùng đất Tây Tạng tràn đầy bình an của tôi. Tôi thực sự đau buồn khi quay lưng lại với quê nhà và cùng với những người bạn, chúng tôi đi ngựa đến xứ sở xa lạ rộng lớn. Họ cũng chẳng vui vẻ gì, nhưng họ được an ủi vì biết rằng sau khi để tôi ở lại Trùng Khánh, cách xa quê nhà hơn một ngàn dặm, họ có thể trở về nhà. Họ sẽ trở về, và trên hành trình đó họ có niềm an ủi lớn lao vì biết rằng mỗi bước đi sẽ mang họ về gần nhà hơn. Còn tôi sẽ phải tiếp tục đến với những miền đất và với những con người xa lạ, với những kinh nghiệm hoàn toàn mới.
NEVER before had I felt so cold, so hopeless, and so miserable. Even in the desolate wastes of the Chang Tang Highlands, 20,000 feet or more above sea level, where the grit-laden, sub-zero winds whipped and cut to bloodstained tatters any exposed skin, I had been warmer than now; there the cold was not so bitter as the fearsome chill I felt at my heart. I was leaving my beloved Lhasa. As I turned and saw behind me diminutive figures on the golden roofs of the Potala, and above them a solitary kite dipped and bobbed in the slight breeze, dipped and bobbed as if to say, “Farewell, your days of kite flying are over now, on to more serious matters.” To me that kite was a symbol, a kite up in the immensity of blue, held to its home by a thin cord. I was going off to the immensity of the world beyond Tibet, held by the thin cord of my love for Lhasa. I was going to the strange, terrible world beyond my peaceful land. I was indeed sick at heart as I turned my back upon my home and with my fellows rode off into that great unknown. They too were unhappy, but they had the consolation of knowing that after leaving me at Chungking, 1,000 miles away, they could start off home. They would return, and on their journey back they would have the great consolation of knowing that every step they took brought them nearer to home. I had to continue ever on to strange lands, to strange people, and to stranger and stranger experiences.
Khi lên bảy tuổi, tôi đã được tiên tri trước rằng tôi sẽ vào một lạt ma viện và được đào tạo, trước tiên làm một chú tiểu, sau đó là một tu sĩ, và rồi đến lúc được đào tạo đầy đủ, tôi sẽ trải qua kỳ thi để trở thành một Lat ma. Tới lúc đó, các nhà chiêm tinh cho biết, tôi sẽ rời khỏi Tây Tạng, rời khỏi gia đình và để lại đằng sau tất cả những gì mà tôi yêu thương để lên đường tới nơi mà chúng tôi gọi là Trung Quốc man rợ.
Tôi sẽ đến Trùng Khánh và nghiên cứu để trở thành một bác sĩ y khoa và bác sĩ phẫu thuật. Theo các nhà tiên tri, tôi sẽ bị cuốn vào cuộc chiến và trở thành một tù nhân của một dân tộc kỳ lạ, và tôi sẽ phải vượt qua mọi sự cám dỗ, mọi khổ đau để mang sự giúp đỡ đến cho những ai cần. Họ còn tiên tri rằng cuộc đời tôi sẽ rất khó khăn, rằng những khổ đau và bội bạc sẽ không ngừng đến với tôi. Sao mà đúng vậy!
The prophecy made about my future when I was seven years old had said that I should enter a lamasery and be trained first as a chela, then on to the state of a trappa, and so on, until in the fullness of time I could pass the examination of a lama. From that point, so the astrologers said, I was to leave Tibet, leave my home, leave all that I loved, and go out into what we termed barbarian China. I would journey to Chungking and study to become a doctor and surgeon. According to the Priest Astrologers I would be involved in wars, I would be a prisoner of strange peoples and I would have to rise above all temptation, all suffering, to bring help to those in need. They told me that my life would be hard, that suffering and pain and ingratitude would be my constant companions. How right they were!
Thế là với những ý nghĩ ấy trong đầu – không vui vẻ chút nào – tôi động viên mình tiếp tục tiến lên phía trước.
Để giữ gìn, ngay khi vượt ra ngoài tầm nhìn của Lhasa, chúng tôi xuống ngựa và cho chúng nghỉ ngơi, phải đảm bảo là yên ngựa không bị buộc quá chặt, nhưng cũng không được lỏng lẻo. Những con ngựa là những người bạn thủy chung của chúng tôi trong suốt chuyến đi, và chúng tôi cần phải chăm sóc chúng ít nhất cũng phải như chăm sóc bản thân mình. Bằng cách đó, những con ngựa đã được thoải mái, chúng tôi lại lên ngựa, hướng thẳng về phía trước và lên đường.
So with these thoughts in my mind—not by any means cheerful thoughts—I gave the order to carry on forward. As a precaution when we were just beyond sight of Lhasa we dismounted from our horses and made sure that they were comfortable, that the saddles were not too tight, nor yet too loose. Our horses were to be our constant friends on the journey, and we had to look after them at least as well as we looked after ourselves. With that settled and with the consolation of knowing that our horses were at ease, we remounted and resolutely set our gaze forward, and rode on.
Đó là đầu năm 1927 khi chúng tôi rời khỏi Lhasa và đi chậm chạp đến Chotang bên bờ sông Brahmaputra. Chúng tôi đã thảo luận nhiều về tuyến đường đi phù hợp và theo con đường gần dòng sông và Kanting, như đã được hướng dẫn là con đường phù hợp nhất. Brahmaputra là con sông tôi biết rõ, tôi đã có dịp may mắn được bay trên một trong những thượng nguồn của nó nằm trong phạm vi dãy Hymalaya, trên một cánh diều do người lái. Chúng tôi, những người Tây Tạng, dành cho dòng sông lòng tôn kính, nhưng không giống với lòng tôn kính ở những nơi khác. Con sông chảy hàng ngàn cây số trước khi đổ ra vịnh Bengal, nó được coi là thiêng liêng, thiêng liêng gần như Benares vậy.
Chính dòng sông Brahmaputra, như chúng tôi được nghe nói, đã tạo ra vịnh Bengal. Trong những ngày đầu lịch sử, dòng sông chảy rất siết và sâu, và nó đổ gần như dốc thẳng đứng từ trên đỉnh núi, nó sối sạch những nền đất mềm và tạo ra một cái vịnh tuyệt vời, lừng danh.
It was early in 1927 when we left Lhasa and made our slow, slow way to Chotang on the river Brahmaputra. We had had many discussions as to the most suitable route, and this, by way of the river and Kanting, was recommended as being the most suitable. The Brahmaputra is a river which I know well, having flown above one of its sources in a range on the Himalayas when I had been fortunate enough to fly a man-lifting kite. We, in Tibet, regarded the river with reverence, but nothing like the reverence with which it was regarded elsewhere. Hundreds of miles away where it rushed down to the Bay of Bengal, it was deemed to be sacred, almost as sacred as Benares. It was the Brahmaputra, so we were told, which made the Bay of Bengal. In the early days of history the river was swift, and deep too, and as it rushed down almost in a straight line from the mountains it scoured away at the soft soil and made the wonderful bay, the glorious bay.
Chúng tôi đi theo dòng sông, chảy qua núi đi vào Tây Khang. Ngày xưa, những ngày hạnh phúc khi mà tôi còn rất nhỏ, Tây Khang còn thuộc về Tây Tạng, nó là một tỉnh của Tây Tạng. Sau đó, người Anh tấn công vào Lhasa. Rồi đến lượt Trung Quốc, được khích lệ bởi cuộc xâm lăng thành công của người Anh đã chiếm đóng Tây Khang. Với âm mưu giết người, họ tấn công vào vùng đất đó của đất nước chúng tôi, chúng giết người, hãm hiếp và cướp bóc, và rồi chúng đã sát nhập vùng đất Tây Khang của chúng tôi vào vùng đất của Trung Quốc.
[Tỉnh Tây Khang là một tỉnh bao gồm hầu hết khu vực Kham của Tây Tạng theo cách hiểu truyền thống, nơi Khampas, một phần người Tây Tạng sinh sống. Về sau bị Trung hoa, sau đó là Trung Quốc chiếm đóng. Từ năm 1950 bị phân chia ra thành từng phần sát nhập vào các vùng đất khác, và Tây Khang không còn tồn tại. – ND]
Chúng tổ chức chính quyền do người Trung Quốc cai quản, các viên chức là những người bị mất sự ủng hộ, che chở ở nơi khác đã bị đưa đến Tây Khang như một sự trừng phạt. Thật không may cho họ, chính quyền Trung Quốc đã không hỗ trợ họ, nên họ phải tự quản lý theo cách tốt nhất mà họ thể làm. Chúng tôi thấy rằng, các quan chức Trung Quốc chỉ là những con rối, những kẻ bất lực không nơi nương tựa, những người Tây Tạng cười vào mũi chúng. Tất nhiên, lúc đó chúng tôi giả vờ tuân theo các quan chức Trung Quốc, nhưng đó chỉ là phép xã giao. Sau lưng họ, chúng tôi làm theo cách riêng của mình.
We followed the river through the mountain passes into Sikang. In the old days, the happy days, when I was very young, Sikang was part of Tibet, a province of Tibet. Then the British made an incursion into Lhasa. After that the Chinese were encouraged to invade and so they captured Sikang. With murderous intent they walked into that part of our country, killing, raping, and pillaging, and they took Sikang to themselves. They staffed it with Chinese officials, officials who had lost favour elsewhere were sent to Sikang as a form of punishment. Unfortunately for them the Chinese government gave them no support. They had to manage the best way they could. We found that these Chinese officials were mere puppets, helpless men, ineffectual, men at whom Tibetans laughed. Of course, at times we pretended to obey the Chinese officials, but that was mere politeness. When their back was turned we went our own way.
Chúng tôi đi liên tục từ ngày này qua ngày khác, chỉ tạm nghỉ giữa chừng tại lạt ma viện, nơi chúng tôi có thể nghỉ qua đêm. Vì tôi là một Lạt ma, là một Sư trưởng, một Hóa thân, nên chúng tôi được các nhà sư cai quản tu viện đón tiếp trọng thị. Hơn nữa, tôi đang đi dưới sự bảo trợ của đức Đạt Lai Lạt ma, nên điều đó thực sự được quan tâm đến một cách đậm đà hơn.
Our journey continued day after day. We made our halts convenient to bring us to a lamasery where we could stay the night. As I was a lama, indeed an abbot, a Recognised Incarnation, we were given the very best welcome which the monks could manage. Furthermore I was travelling under the personal protection of the Dalai Lama, and that indeed counted heavily.
Chúng tôi đang trên đường đến Kanting. Đây là thị trấn buôn bán rất nổi tiếng, nó nổi tiếng về buôn bán bò yak của Tây Tạng, nhưng đặc biệt nổi tiếng là một trung tâm xuất khẩu trà đóng bánh rất được ưa thích ở Tây Tạng. Trà này được mang đến từ Trung Quốc, nó không chỉ là những lá trà bình thường mà có ít nhiều sự pha chế hỗn hợp hóa học. Nó gồm có lá trà, những mẩu cành, soda, muối diêm tiêu, và một số thành phần khác, bởi vì ở Tây Tạng không dồi dào hàng hóa, nên một số thành phần được nhập từ các nước khác trên thế giới, và trà của chúng tôi phải là dạng súp cũng như đồ uống. Tại Kanting, trà được trộn và đóng thành khối hay là những viên gạch theo cách gọi của chúng tôi. Những viên gạch này có kích thước và trọng lượng thuận tiện để có thể chất lên ngựa, và sau đó là chất lên những con yak để có thể chở qua các dãy núi cao tới Lhasa nơi chúng sẽ được bán và chuyên chở tới khắp các nơi khác của Tây Tạng.
We made our way to Kanting. This is a very famous market town, well known for its sale of yaks, but particularly famous as an exporting centre for the brick-tea which we found so palatable in Tibet. This tea was brought from China, it was not just ordinary tea leaves but more or less a chemical concoction. It had tea, bits of twig, soda, saltpetre, and a few other things in it because in Tibet food was not the plentiful commodity that it is in some other parts of the world, and our tea had to act as a form of soup as well as drink. In Kanting the tea is mixed and made into blocks or bricks as they are more commonly called. These bricks were such a size and weight that they could be loaded upon horses, and later upon the yaks which would carry them over the high mountain ranges to Lhasa where they would be sold in the market and transported throughout Tibet.
Những viên gạch trà phải có kích thước và hình dáng đặc biệt, nhưng chúng cũng phải được đóng gói đặc biệt sao cho nếu như con ngựa có vấp trong những khe núi và trà bị rơi xuống sông thì cũng không có thiệt hại gì. Những viên gạch trà này được đóng gói chặt trong những tấm da màu xanh, hoặc như đôi khi còn được gọi là da sống, và chúng sẽ nhấn chìm nhanh trong nước. Sau đó chúng sẽ được phơi khô trên những tảng đá dưới ánh nắng mặt trời. Khi khô chúng sẽ co lại, chúng co lại một cách đáng kinh ngạc, và hoàn toàn được nén chặt. Khi khô chúng có mầu nâu và rắn chắc như nhựa tổng hợp nhưng rất chắc chắn. Những bọc này khi khô có thể lăn xuống sườn núi và đất an toàn mà không gây thiệt hại gì. Nó có thể bị rơi xuống sông, và có thể ở đó vài ngày. Nhưng khi kéo lên và phơi khô mọi thứ vẫn nguyên vẹn, nước không thể ngấm qua, không gì có thể làm hỏng. Những viên gạch trà đóng gói khô của chúng tôi là một trong những cách đóng gói hợp vệ sinh nhất trên thế giới. Bằng cách này, trà thường được sử dụng như tiền tệ. Một nhà buôn khi không có tiền, có thể đập trà ra thành từng miếng nhỏ để trao đổi. Không bao giờ phải lo lắng thiếu tiền khi có trong tay những viên gạch trà.
Những viên gạch trà phải có kích thước và hình dạng đặc biệt, nhưng chúng cũng phải được đóng gói đặc biệt sao cho nếu như con ngựa có bị vấp trong những khe núi và trà bị rơi xuống sông thì cũng không có thiệt hại gì. Những viên gạch này được đóng gói chặt trong một lớp da màu xanh lá cây, hay đôi khi người ta gọi nó là lớp da sống, và sau đó được nhúng nhanh vào nước. Sau đó, chúng sẽ được đặt trên đá dưới ánh nắng mặt trời để làm khô. Khi khô, chúng co lại một cách đáng kinh ngạc, và được nén chặt hoàn toàn. Khi khô, chúng có màu nâu và rắn chắc như nhựa tổng hợp nhưng rất chắc chắn. Những bọc này khi bị lăn xuống sườn núi và đất vẫn an toàn mà không gây thiệt hại gì. Nó có thể bị rơi xuống sông, và có thể ở đó vài ngày. Nhưng khi kéo lên và phơi khô mọi thứ vẫn nguyên vẹn, nước không thể ngấm qua, không gì có thể làm hỏng. Những viên gạch trà đóng gói khô của chúng tôi là một trong những cách đóng gói hợp vệ sinh nhất trên thế giới. Bằng cách này, trà thường được sử dụng như tiền tệ. Một nhà buôn khi không có tiền, có thể đập trà ra thành từng miếng nhỏ để trao đổi. Không bao giờ phải lo lắng thiếu tiền khi có trong tay những viên gạch trà.
Tea bricks had to be of special size and shape, but they also had to be specially packed so that if a horse stumbled in a mountain fold and tipped the tea into a river no harm would be done. These bricks were packed tightly into a green hide, or, as it is sometimes called, a raw hide, and were then quickly dipped in water. After this they would be put on rocks in the sun to dry. As they dried they shrank, they shrank amazingly, and they absolutely compressed the contents. In drying they took on a brown appearance and they were as hard as bakelite but very much stronger. Any of these hides when dried could be rolled down a mountainside and land safely and unharmed. It could be tipped into a river, and perhaps stay there a couple of days. When fished out and dried everything would be intact, no water would have entered so nothing would be spoilt. Our bricks of tea in their dried hide cases were among the most hygienic packages in the world. Tea, by the way, was often used as currency. A trader who had no money with him could break off a lump of tea and barter it. There was never any need to bother about cash while one had tea bricks.
Sự buôn bán náo động tại Kanting gây ấn tượng với chúng tôi. Trước đây chúng tôi chỉ ở Lhasa, nhưng ở Kanting có nhiều người đến từ các nước khác, từ những nơi xa xôi như Nhật Bản, Ấn Độ, Myanma, và những người dân du mục từ phía bên kia vùng núi Takla. Chúng tôi lang thang trong khu buôn bán, nơi hòa trộn tiếng của các nhà buôn và những giọng nói xa lạ và những ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi chen vai với các tu sĩ của những tôn giáo khác, của Thiền phái, và những người khác.
Và sau đó, kinh ngạc trước những điều hoàn toàn mới lạ, chúng tôi tới một lạt ma viện nhỏ trên đường vượt qua Kanting. Đây là nơi chúng tôi đã dự kiến sẽ đến. Lúc đó, các tu sĩ chủ nhà đang lo lắng rằng chúng tôi sẽ không đến. Chúng tôi nói ngay với họ rằng chúng tôi đi xem khu buôn bán, và nghe những tin đồn ngoài chợ. Vị sư trụ trì chào đón chúng tôi nồng hậu, khao khát lắng nghe những câu chuyện của chúng tôi về Tây Tạng, về những tin tức chúng tôi kể, vì chúng tôi đến từ nơi chúng tôi được học tập là cung điện Potala, và vì chúng tôi là những người đã từng đến cao nguyên Chang Tang và nhìn thấy những điều kỳ diệu tuyệt vời. Tiếng tăm về chúng tôi quả thực đã đến trước cả chúng tôi.
Kanting impressed us with its businesslike turmoil. We were used only to our own Lhasa, but here in Kanting there were peoples from a lot of countries, from as far away as Japan, from India, Burma, and the nomad people from beyond the Takla mountains. We wandered in the market place, mixed with the traders and heard the strange voices and the different languages. We rubbed shoulders with monks of the different religions, of the Zen sect, and others. And then, marveling at the novelty of it all, we made our way to a small lamasery on the road beyond Kanting. Here we were expected. In fact, our hosts were getting rather worried that we had not arrived. We soon told them that we had been looking in the market place, and listening to the market gossip. The abbot in charge made us very welcome and listened with avidity to our tales of Tibet, listened to the news we gave, for we came from the seat of learning, the Potala, and we were the men who had been in the Chang Tang Highlands and seen great marvels. Our fame had indeed preceded us.
Sáng sớm ngày hôm sau, sau khi tham gia buổi lễ cầu nguyện tại tu viện, chúng tôi lại lên ngựa, tiếp tục rong ruổi trên những chặng đường, mang theo một lượng nhỏ thực phẩm, tsampa. Lối đi chỉ là một con đường mòn theo sườn đèo đi lên. Phía bên dưới có nhiều cây, nhiều cây hơn bất cứ nơi nào chúng tôi đã từng nhìn thấy trước đây. Một vài đoạn đường bị che khuất bởi làn sương mù từ thác nước đang đổ xuống. Những cây đỗ quyên khổng lồ cũng bao phủ con đèo trong khi mặt đất như được trải thảm bằng các loại hoa, những bông hoa núi nhỏ tỏa hương thơm ngát và tô điểm mầu sắc cho cảnh quan.
Dẫu vậy, chúng tôi đang bị đè nặng nỗi khổ sở vì phải xa nhà và vì sự thay đổi áp suất không khí. Càng ngày chúng tôi đi xuống càng thấp hơn và chúng tôi cũng càng ngày càng khó thở hơn. Có một khó khăn khác làm cho chúng tôi bị khổ sở nghiêm trọng; Ở Tây Tạng, nơi không khí loãng, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn và ở những vùng núi cao hơn, chúng tôi có thể uống nước trà đang sôi. Chúng tôi giữ trà và nước trên ngọn lửa cho tới khi sôi sùng sục, khi đó trà đã có thể uống được. Lúc đầu, ở vùng đất thấp này, chúng tôi khổ sở vì bị bỏng môi khi chúng tôi cố gắng thử để đánh giá nhiệt độ của nước, đó là thói quen của chúng tôi, uống trà trực tiếp khi đang đun trên lửa. Chúng tôi phải làm như vậy ở Tây Tạng vì nếu không giá lạnh sẽ làm cho trà nguội ngay. Khi đó, chúng tôi không có kiến thức về không khí đậm đặc sẽ làm ảnh hưởng đến điểm sôi, cũng không nghĩ ra là chúng tôi có thể đợi để nước sôi nguội bớt mà không lo nước bị đóng băng.
Early in the morning after we had attended the service in the temple we took to the road again on our horses, carrying a small amount of food, tsampa, with us. The road was a mere earth track high up on the sides of a gorge. Down below there were trees, more trees than any of us had ever seen before. Some were partly hidden by the mist set up by the spray of a waterfall. Giant rhododendrons also covered the gorge while the ground itself was carpeted with varied-hued flowers, small mountain flowers which scented the air and added colour to the scene. We, though, were oppressed and miserable, miserable at the thought of leaving home and oppressed by the density of the air. All the time we were getting lower and lower, and we were finding it more and more difficult to breathe. There was another difficulty with which we were afflicted; in Tibet where the air is thin water boils at a lower temperature and in the higher places we could drink tea which was actually boiling. We kept our tea and water on the fire until all the bubbles gave warning that it was ready to drink. At first, in this lower land, we suffered greatly from scalded lips as we tried to gauge the temperature of the water. It was our habit to drink the tea straight from the fire. We had to do so in Tibet otherwise the bitter cold would rob our tea of all heat. At that time we had no knowledge that the denser air would affect the boiling point, nor did it occur to us that we could wait for the boiling water to cool with no danger of it freezing.
Chúng tôi vô cùng khó chịu vì khó thở, vì trọng lượng không khí ép lên ngực và phổi của chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là do cảm xúc của chúng tôi khi phải rời xa Tây Tạng yêu quý, nhưng về sau chúng tôi hiểu được rằng chúng tôi đang bị ngạt thở, đang bị không khí nhấn chìm. Trước đây chưa bao giờ chúng tôi ở nơi có độ cao dưới ba ngàn mét.
Lhasa ở độ cao gần bốn ngàn mét. Chúng tôi thường xuyên sống ở độ cao hơn thế, như khi chúng tôi đến Cao nguyên Chang Tang nơi có độ cao trên sáu ngàn mét. Chúng tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện về những người Tây Tạng rời Lhasa ra đi tìm kiếm vận may ở những vùng đất thấp. Tin đồn nói rằng họ đã chết sau nhiều tháng đau đớn vì phổi bị vỡ. Nhiều câu chuyện được thêu dệt về những người rời khỏi Lhasa để tới miền đất thấp hơn đã đi đến cái chết đau đớn. Tôi biết rằng điều đó là không đúng sự thật bởi vì cha mẹ tôi đã đến Thượng Hải, nơi họ có nhiều tài sản, họ đã ở đó và trở về an toàn. Tôi ít được làm cùng cha mẹ tôi bởi vì họ là những con người bận rộn và ở vị trí cao đến mức không có thời gian dành cho những đứa con của họ.
Thông tin của tôi được lượm lặt từ những gia nô. Nhưng bây giờ tôi đang thực sự lo sợ về cảm giác mà chúng tôi đang phải chịu đựng; phổi của chúng tôi cảm thấy rát bỏng, chúng tôi cảm thấy có những cái đai bằng kim loại bao quanh phổi giữ không cho chúng tôi thở. Mỗi hơi thở là một nỗ lực khủng khiếp, và nếu chúng tôi di chuyển quá nhanh thì nỗi đau đớn, giống như nỗi đau bị lửa đốt, sẽ bắn xuyên qua người chúng tôi.
We were seriously upset by the difficulty in breathing, by the weight of air pressing on our chests and on our lungs. At first we thought it was emotion at leaving our beloved Tibet, but later we found that we were being suffocated, drowned by air. Never before had any of us been below 10,000 feet. Lhasa itself is 12,000 feet high. Frequently we were living at even greater heights, as when we went to the Chang Tang Highlands where we were above 20,000 feet. We had heard many tales in the past about Tibetans who had left Lhasa to go and seek their fortunes in the lowlands. Rumour said that they had died after months of misery with shattered lungs. The old wives’ tales of the Holy City had definitely made much ado of the statement that those who left Lhasa to go to the lower lands went to their painful deaths. I knew that there was no truth in that because my own parents had been to Shanghai where they had much property, they had been there and had returned safely. I had had little to do with my parents because they were such busy people and in such a high position that they had no time for us children. My information had been gleaned from servants. But now I was seriously perturbed about the feelings we were experiencing; our lungs felt scorched, we felt that we had iron bands about our chests keeping us from breathing. Each breath was a shuddering effort, and if we moved too quickly pains, like pains of fire, shot through us
Khi chúng tôi đi tiếp, ngày càng xuống thấp hơn, không khí trở nên dày đặc và nhiệt độ ấm dần lên. Khí hậu thật khủng khiếp đối với chúng tôi. Ở Lhasa, Tây Tạng, thời tiết thực sự rất lạnh, nhưng là cái lạnh khô ráo, cái lạnh khỏe mạnh, và trong điều kiện như vậy thì nhiệt độ là chuyện nhỏ, nhưng bây giờ, trong không khí dày đặc này với độ ẩm rất cao, chúng tôi gần như không còn sáng suốt nữa để tiếp tục đi. Một lần những người khác cố gắng thuyết phục tôi xin được quay về, trở về Lhasa, nói rằng tất cả chúng tôi sẽ chết nếu chúng tôi cứ khăng khăng liều lĩnh một cách điên rồ, nhưng tôi nghĩ đến lời tiên tri không có nói về việc quay về. Và vì vậy chúng tôi tiếp tục hành trình.
Khi nhiệt độ ấm lên chúng tôi bị chóng mặt, hầu như bị say, và dường như chúng tôi bị rắc rối với đôi mắt. Chúng tôi không thể nhìn xa, nhìn rõ như bình thường và sự đánh giá về khoảng cách đều bị sai. Mãi về sau tôi mới tìm được lời giải thích. Ở Tây Tạng, không khí trong sạch và tinh khiết nhất trên thế giới, có thể nhìn xa trên tám mươi cây số, và nhìn được rõ ràng như chỉ gần hai chục cây số. Còn ở đây, trong không khí dầy đặc của vùng đất thấp, chúng ta không thể nhìn xa như vậy, và những gì mà chúng ta thấy đã bị méo mó vì không khí đậm đặc và nhiễm bẩn.
As we journeyed on, getting lower and lower, the air became thicker and the temperature warmer. It was a terrible climate for us. In Lhasa, in Tibet, the weather had been very cold indeed, but a dry cold, a healthy cold, and in conditions like that temperature mattered little, but now, in this thick air with so much moisture, we were almost at our wits’ end to keep going. At one time the others tried to persuade me to order an about-turn, a return to Lhasa, saying that we would all die if we persisted in our foolhardy venture, but I, mindful of the prophecy, would have none of it. And so we journeyed on. As the temperature became warmer we became dizzy, intoxicated almost, and we seemed to have trouble with our eyes. We could not see as far as usual, nor so clearly, and our judgment of distances was all wrong. Much later I found the explanation. In Tibet there is the purest and cleanest air in the world, one can see for fifty miles or more, and as clearly as if it were but ten. Here, in the dense air of the lowlands, we could not see so far, and what we could see was distorted by the very thickness of the air and its impurities.
Trong nhiều ngày, chúng tôi đi liên tục, ngày càng xuống thấp hơn nữa, đi xuyên qua những cánh rừng nhiều cây hơn bất cứ nơi nào mà chúng tôi từng mơ ước. Ở Tây Tạng không có nhiều gỗ, không có nhiều cây xanh, có lần chúng tôi không thể cưỡng lại ham muốn được cưỡi ngựa chạy giữa những loại cây xanh, được chạm vào chúng, được hít thở hương thơm của chúng. Những cây đỗ quyên, tất nhiên, rất quen thuộc với chúng tôi vì ở Tây Tạng có rât nhiều.
Hoa đỗ quyên, trong thực tế, là một loại thực phẩm sang trọng nếu biết chế biến đúng cách. Chúng tôi cưỡi ngựa đi, kinh ngạc trước những gì chúng tôi nhìn thấy, kinh ngạc trước những khác biệt giữa nơi đây và quê nhà. Tôi không thể nói chúng tôi đã đi bao xa, bao nhiêu ngày hay bao nhiêu giờ, bởi vì tất cả những điều đó không làm chúng tôi quan tâm chút nào. Chúng tôi có nhiều thời gian, chúng tôi không biết gì về sự hối hả và nhộn nhịp của đời sống văn minh, nếu biết chúng tôi đã cẩn thận.
For many days we journeyed along, getting lower and lower, travelling through forests containing more trees than any of us had ever dreamed existed. There is not much wood in Tibet, not many trees, and for a time we could not resist getting off our horses and running to the different sorts of trees, touching them, smelling them. They were all so strange to us and in such plentitude. The rhododendrons of course were familiar because we had many rhododendrons in Tibet. Rhododendron blossom was, in fact, a luxury article of food when properly prepared. We rode on, marveling at all we saw, marveling at the difference between this and our home. I cannot say how long we took, how many days or how many hours, because such things did not interest us at all. We had plenty of time, we knew nothing of the scurry and bustle of civilization, nor if we had known would we have cared.
Chúng tôi cưỡi ngựa tám đến mười giờ mỗi ngày và chúng tôi nghỉ đêm tại lạt ma viện phù hợp. Không phải tất cả các tu viện đều là của Phật giáo, nhưng không vấn đề gì, chúng tôi luôn được chào đón. Đối với chúng tôi, các phật tử Phật giáo chính thống, không có sự cạnh tranh, không có sự xích mích hoặc hận thù, và mọi khách hành hương đều được chào đón. Theo tập quán của tôn giáo, chúng tôi tham gia vào tất cả các buổi lễ cầu nguyện tại tu viện, khi chúng tôi ở đó. Chúng tôi có nhiều cơ hội để trò chuyện với các nhà sư, những người luôn đón tiếp chúng tôi nồng hậu. Nhiều câu chuyện lạ lùng, họ kể cho chúng tôi về những tình thế đang thay đổi ở Trung Quốc; về trật tự hòa bình cũ đang thay đổi ra sao, những người Nga – “những người gấu” – đang cố gắng như thế nào để truyền bá cho Trung Quốc những tư tưởng chính trị mà đối với chúng tôi, những tư tưởng đó dường như hoàn toàn sai lầm. Dường như đối với chúng tôi những điều người Nga đang rao giảng là “Cái gì là của bạn, cũng là của tôi; cái gì của tôi cũng vẫn là của tôi!” Những người Nhật cũng vậy, chúng tôi được nghe nói, họ đang quấy nhiễu ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc. Đó dường như là vấn đề quá đông dân. Tỷ lệ trẻ em ở Nhật bản đang tăng quá nhanh, trong khi đó sản xuất thực phẩm lại quá ít, vì thế họ đang cố gắng xâm chiếm các dân tộc hòa bình, cố gắng cướp bóc của các dân tộc khác, như thể chỉ có người Nhật mới quan trọng.
We rode about eight or ten hours a day and we stayed our nights at convenient lamaseries. They were not all of our own form of Buddhism, but no matter, we were always welcome. With us, with the real Buddhists of the East, there is no rivalry, no friction or rancor, and a traveler was always welcome. As was our custom we took part in all the services while we were there. We lost no opportunity of conversing with the monks who were so keen to welcome us. Many were the strange tales they told us about the changing conditions in China; about how the old order of peace was changing, how the Russians, “the men of the bear,” were trying to indoctrinate the Chinese with political ideals, which to us, seemed completely wrong. It seemed to us that what the Russians were preaching was “What is yours, is mine; what is mine is staying mine!” The Japanese, as well, we were told, were making trouble in various parts of China. It appeared to be a question of over-population. Japan was producing too many children, and producing too little food, so—they were trying to invade peaceful peoples, trying to steal from them, as if only the Japanese mattered.
Cuối cùng, chúng tôi rời khỏi Tây Khang, và vượt qua biên giới vào Tứ Xuyên. Một vài ngày sau, chúng tôi đã đến bờ sông Dương Tử. Ở đây, vào cuối một buổi chiều chúng tôi dừng lại tại một ngôi làng nhỏ. Chúng tôi dừng lại, không phải vì chúng tôi đã đến nơi để nghỉ qua đêm, mà vì có một đám đông người đang xúm xít trong một cuộc mít tinh. Chúng tôi len lỏi qua đám người để đi về phía trước, và tất cả chúng tôi đều khá cồng kềnh, nên chúng tôi không khó khăn gì khi rẽ lối đi qua nhóm người ở phía trước.
Một người đàn ông da trắng cao lớn ở đó, đứng trên một chiếc xe bò kéo, đang khoa chân múa tay nói về điều kỳ diệu của xã hội mới, đang cố gắng hô hào những người nông dân đứng lên và tiêu diệt chủ đất. Ông ta đang vẫy một bức ảnh của một người đàn ông râu quai nón, đường nét sắc sảo và gọi ông ta là vị cứu tinh của thế giới.
Nhưng chúng tôi không bị bức ảnh của Lê nin gây ấn tượng, và kể cả cuộc nói chuyện của người đàn ông cũng vậy. Chúng tôi ghê tởm quay đi, và đi tiếp vài dặm nữa đến một Lạt ma viện để nghỉ đêm ở đó.
At last we left Sikang, and crossed the border into Szechwan. A few days more, and we came to the banks of the river Yangtze. Here, at a little village, we stopped late one afternoon. We stopped, not because we had got to our destination for the night, but because there was a milling throng ahead of us, a meeting of some sort. We edged our way forward, and, all of us being rather bulky, we had no difficulty at all in pushing our way to the front of the group. A tall white man was there, standing on an ox cart, gesticulating, telling of the wonders of Communism, trying to exhort the peasants to rise up and kill the landowners. He was waving about papers with pictures on, showing a sharp-featured, bearded man, calling him the Savior of the world. But we were not impressed with the picture of Lenin, nor with the man’s talk. We turned away in disgust, and carried on for a few miles more to the lamasery at which we were going to stay the night.
Có các lạt ma viện ở những vùng khác nhau của Trung Quốc cũng như các tu viện và đền thờ Trung Quốc. Đối với một số người, đặc biệt ở Tây Khang, Tứ Xuyên, hoặc ở Thượng Hải, hướng đến Phật giáo Tây Tạng hơn, vì thế lạt ma viện được đặt tại đó để dạy cho những ai thực sự cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ tìm cách cải đạo, không bao giờ yêu cầu mọi người nhập đạo của chúng tôi, vì chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều có quyền tự do lựa chọn. Chúng tôi không ưa những người truyền giáo, họ đi khắp nơi để đưa ra những lời huênh hoang rống tuếch rằng phải tham gia vào tôn giáo để được cứu vớt.
Chúng tôi biết rằng khi một người muốn trở thành một phật tử của Lạt Ma giáo thì họ sẽ tự đến mà không cần ai thuyết phục. Chúng tôi biết một người truyền giáo mà đến Tây Tạng, đến Trung Quốc sẽ bị chúng tôi cười nhạo như thế nào; đó là một trò đùa, người ta sẽ giả vờ cải đạo chỉ để được nhận quà và những lợi ích khác mà những người truyền giáo phân phát cho. Và thêm một điều nữa là người Tây Tạng và dòng tu cổ ở Trung Quốc là những người lịch sự, họ cố gắng khích lệ những người truyền giáo, cố gắng làm cho họ tin rằng họ đã đạt được một vài thành công, nhưng không một khoảnh khắc nào, chúng tôi tin vào những gì họ đang nói với chúng tôi. Chúng tôi biết họ có đức tin của họ, nhưng chúng tôi muốn giữ đức tin của mình.
There were lamaseries in various parts of China as well as the Chinese monasteries and temples. For some people, particularly in Sikang, Szechwan, or Chinghai, prefer the form of Buddhism of Tibet, and so our lamaseries were there to teach those who were in need of our assistance. We never sought converts, we never asked people to join us, for we believed that all men were free to choose. We had no love of those missionaries who went about ranting that one had to join such and such a religion to be saved. We knew that when a person wanted to become a lamaist they would become so without any persuading on our part. We knew how we had laughed at missionaries who came to Tibet, who came to China; it was a standing joke that people would pretend to be converted just to get the gifts and the other, so-called, advantages which the missionaries were dispensing. And another thing, Tibetans and the old order of Chinese were polite folk, they tried to cheer the missionaries, tried to make them believe that they were having some success, but never for one moment did we believe what they were telling us. We knew that they had their belief, but we preferred to keep our own.
Chúng tôi tiếp tục đi dọc theo dòng sông Trường Giang, con sông mà về sau này tôi biết rất rõ, bởi vì đó là con đường mòn thú vị hơn. Chúng tôi đã bị cuốn hút khi nhìn những chiếc thuyền lớn trên sông. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy tàu thuyền trước đây, mặc dù một vài người trong chúng tôi đã từng xem ảnh, và tôi đã từng nhìn thấy con tàu hơi nước trong một lần luyện tập thần nhãn với sư phụ tôi, đức Lạt Ma Minh Gia. Nhưng điều đó sẽ được kể chi tiết sau trong cuốn sách này.
Ở Tây Tạng, những người chèo thuyền của chúng tôi sử dụng thuyền thúng. Đó là những khung nhẹ được bọc bằng da con yak, và họ có thể chở bốn hay năm hành khách cùng với người chèo thuyền. Thường thì một hành khách không trả tiền là con dê, con vật nuôi của người chèo thuyền, nhưng nó cũng đóng góp phần của mình ở trên bờ, bởi vì người chèo thuyền sẽ chất tất cả những hành lý của ông ta, những gói đồ và những cái chăn lên lưng con dê trong khi ông ta vác chiếc thuyền thúng trên vai và leo qua những tảng đá để tránh những thác ghềnh, nơi đó có thể sẽ phá hỏng thuyền của ông. Đôi khi một người nông dân muốn vượt qua sông sẽ sử dụng da con dê hoặc da con yak mà những chỗ thủng ở chân và những chỗ khác đã được gắn kín,ông ta sẽ dùng nó như cách người phương Tây dùng phao. Nhưng bây giờ, chúng tôi chăm chú xem những chiếc thuyền thực sự với những cánh buồm, những cánh buồm hình tam giác, đang bay phần phật trong gió.
We traveled on and followed the course of the river Yangtse, the river which I was later to know so well, because this was a pleasanter path. We were fascinated in watching the vessels on the river. We had never seen boats before although some of us had seen pictures of them, and I had once seen a steam ship in a special clairvoyant session which I had had with my Guide, the Lama Mingyar Dondup. But that is detailed later in this book.
In Tibet our boatmen used coracles. These were very light frames covered with yak-skin, and they would carry perhaps four or five passengers besides the boatman. Often an unpaying passenger would be the goat which was the boatman’s pet, but which also did its share on land because the boatman would load his own personal belongings, his bundle or his blankets on to the goat’s back while he would shoulder the coracle and climb the rocks to avoid the rapids which otherwise would wreck his boat. Sometimes a farmer who wanted to cross a river would use a goatskin or a yak-skin which had legs and other openings sealed off. He would use this contraption in much the same way as Westerners use water-wings. But now, we were interested to see real boats with sails, lateen sails, flapping in the wind.
Một hôm chúng tôi dừng chân nghỉ gần chỗ nước nông. Chúng tôi rất thích thú nhìn hai người đàn ông đang đi trên sông, cầm hai đầu và cùng kéo một cái lưới dài. Phía trước họ, có hai người đàn ông khác đang dùng gậy đập lên mặt nước và la hét ầm ĩ. Lúc đầu chúng tôi nghĩ những người này bị điên, và những người khác đang dùng lưới theo sau để cố gắng bắt giữ họ lại. Và sau đó, chúng tôi thấy một trong những người đàn ông ra hiệu, tiếng ồn ào dừng lại và hai người đàn ông kéo lưới đi lại gần nhau, họ kéo căng hai đầu lưới và lôi nó lên bờ. Sau khi đã lên bờ cát một cách an toàn, họ lật nghiêng cái lưới và những con cá sáng lấp lánh đang dãy giụa rơi xuống đất.
Chúng tôi bị sốc bởi vì không bao giờ chúng tôi giết chóc. Chúng tôi tin rằng giết chết bất cứ một sinh vật nào cũng đều rất sai trái. Trong các dòng sông ở Tây Tạng của chúng tôi, cá sẽ bơi đến chạm vào bàn tay người để dưới nước, chúng sẽ lấy thức ăn từ tay chúng ta.
Chúng không sợ con người và chúng là vật nuôi yêu quí của con người. Nhưng ở đây, ở đất nước Trung Quốc, chúng là thức ăn. Chúng tôi tự hỏi làm sao những người Trung Quốc này có thể tự xưng mình là Phật tử khi họ ngang nhiên giết chóc vì lợi ích riêng.
One day we drew to a halt near some shallows. We were intrigued; two men were walking in the river with a long net between them. Ahead of them two more men were beating the water with sticks and yelling horribly. We thought at first that these were madmen, and the ones with the net were following them to try to take them into custody. We watched, and then, at a signal from one of the men, the clamour stopped and the two with the net walked together so that their paths crossed. Between them they drew taut the two ends of the net, and dragged it ashore. Safely up on the sandy banks they tipped the net out and pounds and pounds of shining, struggling fish dropped to the ground.
It shocked us because we never killed. We believed that it was very wrong to kill any living creature. In our own rivers in Tibet fish would come to touch a hand stretched in the water toward them. They would take food from one’s hands. They had no fear whatever of man, and were often pets. But here, in China, they were just food. We wondered how these Chinese could claim to be Buddhists when they so blatantly killed for their own gain.
Chúng tôi đã mất quá nhiều thời gian; chúng tôi đã ngồi trên bờ sông một giờ, có lẽ khoảng hai giờ, và chúng tôi không kịp tìm được lạt ma viện để nghỉ đêm đó. Nhún vai cam chịu, chúng tôi chuẩn bị dựng trại bên lề đường.
Chếch sang bên trái một chút là khu rừng cây nhỏ hẻo lánh có con sông chảy qua và chúng tôi cắm trại ở đó. Chúng tôi buộc ngựa và để chúng ăn cỏ mọc um tùm quanh đó, rồi thu nhặt củi và đốt lửa, đun sôi trà và ăn tsampa. Chúng tôi cùng nhau ngồi quanh đống lửa một lúc, nói chuyện về Tây Tạng, về những gì chúng tôi nhìn thấy trên đường đi, và những suy nghĩ của chúng tôi về tương lai. Những người đồng hành cùng tôi, từng người một, ngáp dài và quay về chỗ nằm, cuốn mình vào chăn và ngủ thiếp đi.
Cuối cùng, khi những viên than hồng tàn dần, tôi cũng cuộn mình trong chăn và nằm xuống, nhưng tôi không ngủ được. Tôi nghĩ về tất cả những khó khăn đã trải qua. Tôi nhớ về ngày tôi rời khỏi nhà khi lên bảy tuổi để vào lạt ma viện, đầy những khó khăn, rồi thời kỳ được đào tạo một cách nghiêm khắc. Tôi nhớ đến những chuyến đi thám hiểm các vùng cao nguyên, và đến những vùng núi xa xôi phía Bắc của Cao Nguyên Chang Tang hùng vĩ. Tôi cũng nhớ đến Đấng Thái Tuế, như cách chúng tôi gọi đức Đạt Lai Lạt Ma, và nhất là nhớ đến người Thầy yêu quý của tôi, đức Lạt Ma Minh Gia. Tôi vật vã vì lo âu, buồn khổ, và rồi dường như nơi đây được thắp sáng lên như mặt trời ban trưa.
We had dallied too long; we had sat by the side of the river for an hour, perhaps two hours, and we were unable to reach a lamasery that night. We shrugged our shoulders in resignation and prepared to camp by the side of the path. A little to the left, however, was a secluded grove of trees with the river running through and we made our way there, and dismounted, tethering our horses so that they could feed on the quite—to us—luxuriant herbage. It was a simple matter to gather sticks and to light a fire, then we boiled our tea, and ate our tsampa. For a time we sat around the fire, talking of Tibet, talking of what we had seen on our journey, and of our thoughts for the future. One by one my companions yawned, turned away and rolled themselves into the blankets and fell asleep. At last, as the glowing embers turned to blackness, I too rolled in my blanket and lay down, but not to sleep. I thought of all the hardships I had undergone. I thought of leaving my home at the age of seven, of entering a lamasery, of the hardships, the severe training. I thought of my expeditions to the Highlands, and further North to the great Chang Tang Highlands. I thought also of the Inmost One, as we called the Dalai Lama, and then inevitably of my beloved Guide, the Lama Mingyar Dondup. I felt sick with apprehension, heartbroken, and then it seemed as if the countryside was lit up as if by the noonday sun.
Tôi kinh ngạc nhìn thấy Thầy tôi đang đứng trước mặt, Người gọi :
– Lobsang, Lobsang con! Người kêu lên, tại sao con lại nản lòng như vậy? Con đã quên rồi sao? Quặng sắt nghĩ đã tự tra tấn một cách vô nghĩa trong lò nung, nhưng khi nhìn lại sau đó, lưỡi kiếm thép cường lực tự biết mình đã tốt hơn. Con đã trải qua thời gian khó khăn, Lobsang con, nhưng tất cả những điều đó là vì mục đích cao cả. Như chúng ta đã bao lần nói đến, đây chỉ là thế giới của ảo tưởng, thế giới của những giấc mơ. Con sẽ còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng con sẽ chiến thắng, con sẽ vượt qua chúng, và rồi cuối cùng con sẽ hoàn thành được sứ mạng mà con được sinh ra để thực hiện.
Tôi rụi mắt, tất nhiên rồi, đức Lạt Ma Minh Gia đến với tôi bằng thể vía. Tôi vẫn thường làm như thế, nhưng đây là điều không ngờ tới, điều đó chỉ cho tôi thấy rằng Thầy vẫn luôn luôn nghĩ đến tôi, giúp đỡ tôi bằng tư tưởng của Người.
I looked in amazement, and I saw my Guide standing before me. “Lobsang! Lobsang!” he exclaimed, “Why are you so downhearted? Have you forgotten? Iron ore may think itself senselessly tortured in the furnace, but as the tempered steel blade looks back it knows better. You have had a hard time, Lobsang, but it is all for a good purpose. This, as we have so often discussed, is merely a world of illusion, a world of dreams. You have many hardships yet to face, many hard tests, but you will triumph, you will overcome them, and in the end you will accomplish the task which you have set out to do.” I rubbed my eyes, then it occurred to me, of course, the Lama Mingyar Dondup had come to me by astral travelling. I had often done things like that myself, but this was so unexpected, it showed me so plainly that he was thinking of me all the time, helping me with his thoughts.
Thầy trò chúng tôi cùng nói chuyện gần gũi một lúc về những kỷ niệm đã qua, dừng lại ở những yếu điểm của tôi, với ánh sáng rực rỡ ấm áp của phút giây hạnh phúc, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc những khoảnh khắc chúng tôi được ở bên nhau, giống như cha với con trai. Người chỉ cho tôi, bằng những hình ảnh qua trí óc, một số những khó khăn mà tôi sẽ phải đương đầu và hạnh phúc hơn nữa, cả những thành công mà cuối cùng tôi sẽ đạt được bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản. Sau một thời gian, ánh sáng vàng rực rỡ nhạt dần, khi Người nhắc lại những lời nói cuối cùng về niềm hy vọng và động viên khuyến khích. Những lời của Người tràn ngập tâm trí của tôi, tôi trằn trọc bên dưới bầu trời đêm lạnh giá với những ánh sao lấp lánh, và cuối cùng cũng ngủ thiếp đi.
For some time we communed with the past, dwelling upon my weaknesses, and feeling, with a transient warm glow of happiness, the many happy moments when we had been together, like father and son. He showed me, by mental pictures, some of the hardships to be encountered and—more happily—the eventual success which would come to me in spite of all attempts to prevent it. After an indeterminate time, the golden glow faded as my Guide reiterated his final words of hope and encouragement. With them as my predominant thoughts, I rolled over beneath the stars in the frozen night sky, and eventually fell asleep.
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm và chuẩn bị bữa sáng. Theo tập quán, chúng tôi làm lễ cầu nguyện buổi sáng và tối, với vai trò thành viên cao cấp của giáo hội, chủ trì buổi lễ và sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình dọc theo con đường mòn bên sông.
Khoảng giữa trưa, dòng sông chảy quẹo về bên phải, còn chúng tôi tiếp tục đi theo con đường thẳng về phía trước. Đến cuối con đường mòn, xuất hiện một con đường rất rộng. Ngày nay, tôi đã biết, trên thực tế, nó là con đường loại hai, nhưng trước đó chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy con đường do con người làm ra như con đường này. Chúng tôi cưỡi ngựa dọc theo con đường, lấy làm lạ về kết cấu của nó, về sự thuận tiện khi không phải để ý tránh những gốc cây hay ổ gà.
The next morning we were awake early and prepared our breakfast. As was our custom we held our morning service which I, as the senior ecclesiastical member, conducted, and then we continued our journey along the beaten earth track by the side of the river.
About midday the river bore away to the right and the path went straight ahead; we followed it. It ended at what to us appeared to be a very wide road. Actually, as I know now, it was in fact a second class road, but we had never before seen a man-made road of this type. We rode along it, marveling at the texture of it, marveling at the comfort of not having to look out for roots to avoid, not having to look for pot-holes.
Chúng tôi đi nước kiệu chậm, dọc theo con đường vừa nghĩ rằng chỉ trong vòng hai hoặc ba ngày nữa chúng tôi sẽ có mặt tại Trùng Khánh. Sau đó, có điều gì đó trong không khí, một cái gì đó không thể giải thích được, chúng tôi nhìn nhau một cách khó hiểu. Một người trong đoàn chúng tôi ngẫu nhiên ngước nhìn lên về phía chân trời. Sau đó ông đứng thẳng trên bàn đạp với vẻ sợ hãi, mắt mở to và vẫy tay cuống quít :
– Nhìn kìa, ông kêu lên, một cơn bão bụi đang đến gần.
Ông chỉ về phía trước nơi chắc chắn có một đám bụi màu xám đen đang đến gần rất nhanh. Ở Tây Tạng có những đám mây bụi; những đám mây mang đầy những cát sỏi di chuyển trong không khí có lẽ đến tám mươi dặm hoặc hơn nữa trong một giờ, khi đó tất cả mọi người, trừ những con yak, đều phải tìm nơi trú ẩn.
We jogged along thinking that in two or three more days we would be at Chungking. Then, something about the atmosphere, something unexplained, made us glance at each other uneasily. One of us happened to look up to the far horizon. Then he stood upright in his stirrups in alarm, wide-eyed and gesticulating. “Look!” he said. “A dust storm is approaching.” He pointed ahead to where there was most certainly a grey-black cloud approaching at considerable speed. In Tibet there are dust clouds; clouds of grit-laden air travelling at perhaps eighty miles an hour or more, from which all people except the yak must shelter.
Bộ lông dày của con yak bảo vệ được nó không bị tổn hại, nhưng tất cả những sinh vật khác, đặc biệt là con người, đều có thể bị thương, bị chảy máu do cát sỏi cứa vào da mặt và tay. Chúng tôi đã rất lúng túng bởi vì đây là cơn bão bụi đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy kể từ khi rời khỏi Tây Tạng, và chúng tôi nhìn quanh để tìm nơi trú ẩn. Nhưng chẳng có chỗ nào phù hợp cả. Chúng tôi nhận thức được, với sự kinh hoàng, cơn bão đang đến gần kèm theo âm thanh kỳ lạ mà trước đây chưa bao giờ chúng tôi từng nghe thấy; nó là tiếng gì đó nghe giống như tiếng kèn của đền thờ do một người điếc về nhạc điệu chơi, hoặc, chúng tôi nghĩ một cách khổ sở, nó giống như tiếng ồn của một lũ ma quỷ đang tiến về phía chúng tôi.
Thrum… thrum … thrum… nó đang đến. Rất nhanh, tiếng gầm rú tăng lên và trở nên ngày càng lạ hơn. Có những tiếng loảng xoảng và nổ lốp bốp trong đó. Chúng tôi gần như quá sợ hãi để làm bất cứ điều gì, để có thể suy nghĩ. Đám mây bụi tăng tốc về phía chúng tôi ngày càng nhanh hơn. Chúng tôi gần như tê liệt vì sợ hãi. Chúng tôi lại nghĩ đến những đám mây bụi ở Tây Tạng, nhưng chắc chắn ở đó không có những tiếng gầm như thế này. Trong hoảng loạn, chúng tôi lại cố gắng tìm kiếm chỗ trú ẩn, nơi mà chúng tôi cần được bảo vệ khỏi cơn bão khủng khiếp đang ập đến.
The yak’s thick wool protects it from harm, but all other creatures, particularly humans, are lacerated and made to bleed by the stinging grit which scratches the face and hands. We were certainly disconcerted because this was the first dust storm we had seen since leaving Tibet, and we looked about us to see where we could shelter. But there did not appear to be anything suitable for us. To our consternation we became aware that the approaching cloud was accompanied by a most strange sound, a sound stranger than any of us had ever heard before; something like a temple trumpet being played by a tone-deaf learner, or, we thought miserably, like the legions of the devil marching upon us. Thrum-thrum-thrum, it went. Rapidly the roar increased and became stranger and stranger. There were clatters and rattles with it. We were almost too frightened to do anything, almost too frightened to think. The dust cloud sped toward us faster and faster. We were terrified and almost paralyzed with fright. We thought again of the dust clouds in Tibet, but most certainly none had ever come at us with a roar. In panic we looked again to find some place of shelter, same place where we should be protected from this terrible storm which was coming upon us.
Những con ngựa còn nhanh hơn chúng tôi nhiều khi nghĩ cần phải đi đâu. Chúng phá vỡ các nguyên tắc, chúng lồng lên và nhảy dựng. Tôi lãnh trọn một cú đá, và dường như bị bẻ cong ở giữa, con ngựa của tôi hý lên dữ tợn. Một cú giật lạ lùng, và cảm giác có cái gì đó bị vỡ. “Ôi, cái chân tôi bị xé rách rồi!”, tôi thầm kêu đau đớn. Sau đó tôi bị văng ra khỏi con ngựa, bay trong không trung theo hình vòng cung, rồi rơi nện lưng xuống đất bên cạnh con đường, choáng váng. Đám mây bụi đến gần rất nhanh, và tôi nhìn thấy quỷ Satan bên trong nó, một con quái vật màu đen đang gầm rú, lắc lư. Nó đến rồi đi qua. Tôi nằm trên đất, lần đầu tiên nhìn thấy chiếc xe có động cơ, một chiếc xe tải cũ của Mỹ đã bị quăng quật nhiều, đang chạy một cách ồn ào khủng khiếp, do một người Trung Quốc đang cười nhăn nhở lái.
Hôi thối kinh khủng! Hơi thở của quỷ dữ, sau này chúng tôi gọi nó như vậy. Hỗn hợp của xăng, dầu, và phân bón; Hàng đống phân bón mà chiếc xe đang chở bị văng ra, một số bị lắc bật ra rơi xuống đất ngay bên cạnh tôi. Tiếng ồn ào gầm rú của chiếc xe tải vèo qua, để lại đám mây bụi nghẹt thở, và một làn khói đen khí thải. Chẳng bao lâu sau, nó chỉ còn là một chấm di chuyển ở xa, vật vã từ bên này sang bên kia con đường, tiếng ồn ào dịu xuống và rồi không còn âm thanh nào nữa.
Our horses were much quicker than we at making up their minds where to go; they broke formation, they reared and they bucked. I had an impression of flying hooves, and my horse gave a most ferocious whinny, and seemed to bend in the middle. There was a strange tug, and a feeling that something had broken. “Oh, my leg is torn off!” I thought. Then my horse and I parted company. I sailed through the air in an arc, and landed flat on my back at the side of the road, stunned. Rapidly the dust cloud came nearer, and I saw inside it the Devil himself, a roaring black monster, shaking and shuddering. It came and it passed. Flat on my back, head awhirl, I saw my first motor vehicle, a battered old ex-American lorry, travelling at its noisy top speed, driven by a grinning Chinese. The stench from it! Devil’s breath, we called it later. A mixture of petrol, oil, and manure; the load of manure which it carried was gradually being bounced off, some of it was being jolted over the side to land with a splat beside me. With a clatter and a roar the lorry whizzed by, leaving clouds of choking dust, and a plume of black smoke from the exhaust. Soon it became a weaving dot in the distance, weaving from side to side of the road, the noise abated and there was no sound.
Tôi nhìn quanh trong im lặng. Không nhìn thấy người đồng hành nào cả; thậm chí tệ hơn nữa là không thấy dấu vết con ngựa! Tôi vẫn đang tự cố gắng thoát khỏi cảnh rối rắm lúng túng bởi vì một phần bị vỡ của cái đai nịt yên ngựa vẫn đang quấn quanh chân tôi, khi những người khác xuất hiện, từng người một, nhìn vẻ rất xấu hổ và lo lắng những con quỷ huyên náo này sẽ lại xuất hiện. Chúng tôi thực sự vẫn không hiểu về những gì đã nhìn thấy. Tất cả đã diễn ra quá nhanh và đám mây bụi đã che khuất rất nhiều.
Những người khác ngượng ngùng xuống ngựa, và giúp tôi phủi bụi trên quần áo. Cuối cùng tôi cũng đã chỉnh tề, nhưng con ngựa của tôi đâu? Những người bạn đồng hành của tôi trở về từ các hướng, nhưng không ai trong số họ nhìn thấy con ngựa của tôi. Chúng tôi tìm quanh, và gọi nó, chúng tôi cố gắng tìm vết chân ngựa cả trong những đám bụi nơi xa. Nhưng chúng tôi đã không tìm thấy dấu vết nào cả. Dường như con vật khốn khổ đã nhảy vào chiếc xe và bị chở đi.
Nhưng không, chúng tôi không tìm thấy bất cứ dấu vết nào về nó và chúng tôi ngồi xuống bên vệ đường, cùng thảo luận về những việc cần làm. Một trong những bạn đồng hành của tôi đề nghị sẽ ở lại một túp lều gần đó, vì vậy tôi có thể dùng ngựa của ông ta, và ông sẽ trở về khi những người đồng hành khác trở lại, sau khi đã để tôi ở lại Trùng Khánh. Nhưng tôi biết không phải chỉ vì như vậy, tôi biết rõ ông làm thế vì ông muốn nghỉ ngơi chứ không phải để giải quyết việc con ngựa bị mất tích một cách bí ẩn.
I looked about me in the silence. There was no sign of my companions; perhaps even worse, there was no sign of the horse! I was still trying to disentangle myself because the broken part of the girth had twisted round my legs, when the others appeared, one by one, looking shamefaced and highly nervous in case any other of these roaring demons should appear. We still did not quite know what we had seen. It was all too quick and the clouds of dust had obscured so much. The others sheepishly dismounted, and helped me to brush the dust of the road off my garments. At last I was presentable again but—where was that horse? My companions had come from all directions, yet not one of them had seen my mount. We looked about, we called, we looked in the dust for any sign of hoof marks, but we could find no trace whatever. It seemed to us that the wretched animal must have jumped into the lorry and been carried off. No, we could find no trace whatever and we sat down by the side of the road to discuss what to do. One of my companions offered to stay at a nearby hut, so I could have his horse, and he would get back on his companions’ return, when I should have been left at Chungking. But I would have none of this. I knew as well as he did that he wanted a rest and it did not solve the mystery of the missing horse.
Những con ngựa trong đoàn chúng tôi hý vang lên và từ túp lều của người nông dân Trung Quốc gần đó vang lên tiếng hý đáp lại. Nhưng nó liền bị bóp nghẹt ngay lập tức. Tia hy vọng bừng sáng lên trong chúng tôi. Chúng tôi nhìn nhau và sẵn sàng hành động. Vậy đấy, tại sao trong một túp lều nghèo nàn như thế kia lại có thể có được một con ngựa? Căn nhà xiêu vẹo đổ nát đó không thể là nhà của một người có khả năng sở hữu một con ngựa. Rõ ràng là con ngựa đang bị dấu đi không cho chúng tôi biết. Chúng tôi nhảy xuống ngựa và nhìn quanh tìm những cây gậy chắc chắn. Tìm không ra vũ khí phù hợp, chúng tôi cắt từ những cái cây gần đó, và sau đó bắt đầu tiến đến túp lều, kiên quyết làm rõ nghi ngờ về những điều ám muội đã xảy ra. Cửa túp lều ọp ẹp với những dây buộc thay cho bản lề.
Chúng tôi lịch sự gõ cửa, nhưng không có ai trả lời. Một sự im lặng chết chóc, không một tiếng động. Không một phản ứng nào về những yêu cầu dứt khoát của chúng tôi. Tuy nhiên, lúc trước con ngựa đã hý lên và tiếng hý của nó đã bị bót nghẹt. Vì thế chúng tôi dộng cửa thật mạnh. Sau một lúc chịu đựng, các dây buộc đứt dần và cánh cửa từ từ đổ nghiêng, rồi sụp hẳn xuống. Bên trong có một người đàn ông Trung Quốc trông xác xơ, vẻ mặt ông ta méo mó vì khiếp sợ. Đó là một túp lều thảm hại, bản thỉu, và chủ nhân của nó là một người đàn ông rách rưới.
My companions’ horses whinnied and from a nearby Chinese peasant’s hut a horse whinnied in reply. It was soon stifled as if by a hand over the nostrils. Light dawned upon us. We looked at each other and prepared for instant action. Now, why should a horse be inside that poverty-stricken hut? That ramshackle building was not the home of a man who would own a horse. Obviously the horse was being concealed from us. We jumped to our feet and looked about us for stout clubs. Finding no suitable weapons about we cut them from the nearby trees, and then we set off to the hut, a determined troop, suspicious of what was happening. The door was a rickety affair with thongs for hinges. Our polite knocking produced no reply. There was dead silence, not a sound. Our rude demands for entry elicited no response. Yet, previously a horse had whinnied and its whinny had been suppressed. So we made a fierce onslaught on that door. For a short time it withstood our efforts, then, as the thong hinges showed signs of parting and the door tilted and appeared to be on the point of collapse, it was hastily thrown open. Inside was a wizened Chinaman, his face contorted with terror. It was a wretched hovel, filthy, and the owner was a tattered rag-bag of a man.
Nhưng đó không phải là điều chúng tôi quan tâm. Bên trong túp lều còn có con ngựa của tôi đang bị buộc quanh mõm bằng một cái túi để giữ nó im lặng. Chúng tôi rất không hài lòng với người nông dân Trung Quốc và nói ngắn gọn phản đối hành động xấu xa của ông ta. Đáp lại những câu chất vấn của chúng tôi, ông ta thú nhận là đã cố gắng lấy trộm con ngựa của chúng tôi. Ông ta nói, chúng tôi là những nhà sư giàu có và có thể để mất một hay hai con ngựa. Ông ta chỉ là một người nông dân nghèo khổ. Nhìn dáng vẻ của ông ta, có thể thấy ông ta nghĩ chúng tôi sắp giết ông ta. Trông chúng tôi hẳn là rất dữ giằn, có lẽ vì chúng tôi đã đi chặng đường dài tám trăm dặm, rất mệt mỏi nên trông hung dữ.
Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định làm hại ông ta. Phối hợp những hiểu biết của chúng tôi về tiếng Trung hoàn toàn đủ để cho phép chúng tôi truyền đạt cho ông ta đánh giá của chúng tôi về hành động của ông ta, kết cục có thể xảy ra trong kiếp sống này, và những điều chắc chắn sẽ đến với ông ta trong kiếp sau. Chúng tôi đóng yên lại cho con ngựa, thắt đai ngựa thật cẩn thận rồi tiếp tục lên đường đến Trùng Khánh.
But that was not what interested us. Inside was my horse with a bag round its muzzle to keep it quiet. We were not at all pleased with the Chinese peasant and indicated our disapproval in no uncertain manner. Under the pressure of our interrogation he admitted that he had tried to steal the horse from us. We, he said, were rich monks and could afford to lose a horse or two. He was just a poor peasant. By the look of him he thought we were going to kill him. We must have looked fierce. We had traveled perhaps eight hundred miles and we were tired and rough looking. However, we had no unpleasant designs upon him. Our combined knowledge of Chinese was entirely adequate to enable us to convey to him our opinion of his act, his probable end in this life, and his undoubted destination in the next. With that off our minds and most certainly on his, we resaddled the horse, being very careful that the girth band was secure, and again we set off for Chungking.
Đêm đó chúng tôi nghỉ lại trong một lạt ma viện nhỏ, rất nhỏ. Chỉ có sáu nhà sư ở đây, nhưng tất cả đều dành cho chúng tôi lòng mến khách. Đêm sau sẽ là đêm cuối cùng của cuộc hành trình. Chúng tôi đến một lạt ma viện mà ở đó, vì là những người đại diện của đức Thái Tuế, chúng tôi đã được chào mừng nhờ ơn riêng mà chúng tôi được hưởng như là của mình vậy. Chúng tôi lại được cung cấp thức ăn và chỗ ở; cùng tham gia vào buổi lễ cầu nguyện của họ và nói chuyện tới khuya về các sự kiện ở Tây Tạng, về những chuyến đi đến những Cao nguyên phía Bắc rộng lớn và về đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi rất lấy làm hài lòng khi biết rằng thậm chí ở đây Thầy của tôi, đức Lạt Ma Minh Gia, rất nổi tiếng. Tôi cũng rất quan tâm đến việc gặp các nhà sư Nhật Bản những người đã đến Lhasa và nghiên cứu về Phật giáo của chúng tôi, sự khác biệt giữa Phật Giáo Tây Tạng và Phật giáo của Zen.
That night we stayed at a small lamasery, very small. It had six monks in it, but we were given every hospitality. The night after was the last night of our long journey. We came to a lamasery where, as the representatives of the Inmost One, we were greeted with that courtesy which we had come to consider as our due. Again we were given food and accommodation; we took part in their temple services, and talked far into the night about events in Tibet, about our journeys to the great Northern Highlands and about the Dalai Lama. I was very gratified to know that even here my Guide, the Lama Mingyar Dondup, was well known. I was interested too to meet a Japanese monk who had been to Lhasa and studied our form of Buddhism which is so different from that of the Zen.
Chúng tôi thảo luận nhiều về những thay đổi sắp xảy ra tại Trung Quốc, về cuộc cách mạng, về trật tự mới, một trật tự mà trong đó tất cả các chủ đất sẽ bị đánh đổ và những người nông dân mù chữ sẽ nắm quyền. Những nhân viên mật vụ Nga đi khắp nơi hứa hẹn những điều kỳ lạ, những điều không thể thực hiện được, hoàn toàn không mang tính xây dựng. Những người Nga này, chúng tôi nghĩ, là tay sai của quỷ dữ, là những kẻ phá hoại, những kẻ bại hoại về đạo đức giống như bệnh dịch hạch tàn phá cơ thể.
Hương tàn lại được thắp tiếp, cứ như vậy không biết bao nhiêu lần, khi chúng tôi nói chuyện mãi trong đêm, về những thay đổi nghiêm trọng đã được báo trước giờ đây đang diễn ra. Giá trị của con người đang bị bóp méo, hiện nay không chỉ các vấn đề về linh hồn không được coi trọng mà nó chỉ còn là sức mạnh thoảng qua. Thế giới này chỉ là một chốn bệnh hoạn, các vì sao đã cuốn cao lên bầu trời xanh. Cuộc chuyện trò của chúng tôi kéo dài mãi và cuối cùng từng người một nằm xuống ngủ. Đến sáng chúng tôi biết rằng chuyến đi đã đến hồi kết thúc. Tôi sẽ tiếp tục hành trình của mình, còn các bạn đồng hành của tôi sẽ trở về Tây Tạng để lại tôi một mình trong thế giới xấu xa lạ lùng nơi mà lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Tôi hầu như đã không ngủ.
There was much talk of impending changes in China, of revolution, of a new order, an order in which all the landowners were to be thrown out and illiterate peasants were to take their place. Russian agents were everywhere promising wonders, accomplishing nothing, nothing constructive. These Russians, to our mind, were agents of the Devil, disrupting, corrupting, like plague destroying a body. The incense burned low and was replenished. It burned low again and again, and was replenished. We talked on; our talk was full of foreboding for the dire changes which were taking place. Men’s values were distorted, matters of the soul were not considered to be valuable nowadays, but only transient power. The world was a very sick place. The stars rolled high in the sky. We talked on and at last one by one we lay down where we were to sleep. In the morning we knew our journey would come to an end. My journey for the time being, but my companions would return to Tibet leaving me alone in a strange unkind world where might was right. Sleep did not come to me easily that last night.
Buổi sáng, sau buổi lễ cầu nguyện và bữa ăn sáng ngon lành, chúng tôi lại lên đường đi tiếp đến Trùng Khánh, những con ngựa của chúng tôi đã được nghỉ ngơi thoải mái. Xe cộ đi lại trên đường đã nhiều hơn.
Xe tải và các loại phương tiện giao thông có bánh xe đi lại nhan nhản.
Những con ngựa của chúng tôi rất bất ổn và sợ hãi, chúng không quen với tiếng ồn của xe cộ, và mùi xăng cháy khét lẹt làm chúng rất cáu kỉnh. Chúng tôi phải rất nỗ lực để có thể ngồi được trên yên ngựa.
Chúng tôi để ý nhìn những người đang làm việc trên những cánh đồng, các thửa ruộng bậc thang, được tưới bằng phân người. Mọi người đều mặc quần áo màu xanh, màu xanh đặc trưng của Trung Quốc. Họ dường như già nua và rất mệt mỏi. Họ đi lại một cách chậm chạp như thể cuộc sống quá nặng nề đang chất lên mình họ, hay cũng có vẻ như tinh thần họ đã bị suy sụp và chả có gì tồi tệ hơn là sống và cố gắng để tồn tại. Những người đàn ông, đàn bà và trẻ em làm việc cùng với nhau. Chúng tôi cưỡi ngựa đi tiếp, vẫn theo dòng sông mà chúng tôi đã gặp lại nó mấy dặm trước. Cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy những vách núi cao mà thành phố cổ Trùng Khánh đã được xây dựng trên đó.
Đối với chúng tôi, đây là hình ảnh đầu tiên về một thành phố được lưu ý đến bên ngoài Tây Tạng. Chúng tôi dừng lại và chăm chú ngắm nhìn nó, nhưng cái nhìn của tôi không chứa đựng một chút sợ hãi nào về cuộc sống mới đang chờ tôi ở phía trước.
In the morning after the usual temple services and a very good meal we set out again on the road to Chungking, our horses much refreshed. Traffic was more numerous now. Lorries and various forms of wheeled vehicles abounded. Our horses were restive, frightened. They were not accustomed to the noise of all these vehicles and the smell of burnt petrol was a constant irritant to them. It was indeed an effort to stay in our high peaked saddles.
We were interested to see people working in the fields, the terraced fields, fertilized with human excreta. The people were clad in blue, the blue of China. They all seemed to be old, and they were very tired. They moved listlessly as if life was too great a burden for them or as if the spirit was crushed and there was nothing more worth living and striving for. Men, women and children worked together. We rode on, still following the course of the river which we had rejoined some miles back. At last we came in sight of the high cliffs on which the old city of Chungking was built. To us this was the very first sight of any city of note outside Tibet. We stopped and gazed in fascination, but my gaze held not a little dread of the new life which lay ahead before me.
Ở Tây Tạng tôi có quyền sở hữu đất nhờ cấp bậc và những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng do mối quan hệ thân thiết với đức Đạt Lai Lạt Ma. Giờ đây, tôi đến một thành phố ở nước ngoài với tư cách là một sinh viên. Nó nhắc tôi nhớ lại một cách sinh động những khó khăn trong những ngày thơ ấu của tôi. Vì thế, chẳng có gì là vui khi tôi nhìn chằm chằm vào khung cảnh phía trước. Điều này tôi biết rõ nhưng vẫn bước tiếp hết con đường này đến con đường khác dẫn tôi đến những khó khăn, đến những đất nước kỳ lạ, thậm chí còn kỳ lạ hơn cả đất nước Trung Quốc, tới phương Tây nơi mà người ta chỉ tôn thờ vàng.
In Tibet I had been a power in the land through my rank, through my accomplishments and my close association with the Dalai Lama. Now, I had come to a foreign city as a student. It reminded me all too vividly of the hardships of my early days. So it was not with happiness that I gazed at the scene ahead. This, I well knew, was but a step on the long, long track, the track which would lead me to hardships, to strange countries, stranger even than China, to the West where men worshipped only gold.
Trước mặt chúng tôi trải dài những ruộng bậc thang bám chênh vênh trên những triền núi. Phía trên đỉnh cao mọc nhiều cây xanh, đối với những người ít nhìn thấy cây như chúng tôi thì đó có thể gọi là rừng. Ở đây, cũng lại những người mặc quần áo màu xanh làm việc trên những cánh đồng xa, lê bước khó nhọc giống như ông bà tổ tiên ngày xưa của họ. Những chiếc xe một bánh được những con ngựa nhỏ kéo chất đầy những sản phẩm trồng trọt đã thu hoạch mang ra chợ Trùng Khánh. Những chiếc xe rất kỳ quặc, bánh xe nằm ở giữa, hai bên là những chỗ để hàng hóa. Trên một trong những chiếc xe chúng tôi nhìn thấy có một bà già giữ thăng bằng ở một bên bánh xe, và hai đứa trẻ nhỏ ngồi phía bên kia.
Before us stretched rising ground with the terraced fields clinging precariously to the steep sides. At the top of the rise grew trees, which to us who had seen so few until recent days seemed to be a forest. Here, too, the blue-clad figures worked on in the distant fields, plodding along as their remote ancestors had plodded before them. One-wheeled carts drawn by small ponies rumbled along, laden with garden produce for the markets of Chungking. They were queer vehicles. The wheel came up through the centre of the cart, leaving space on each side for the goods. One such vehicle which we saw had an old woman balanced on one side of the wheel and two small children on the other.
Trùng Khánh! Nơi cuối cùng cuộc hành trình của các bạn đồng hành của tôi, cũng là nơi bắt đầu hành trình của tôi, khởi đầu một cuộc sống khác. Tôi sẽ không có tình bạn trong hành trình mới này khi tôi nhìn lên những đèo dốc do những con sông xoáy vào tạo ra. Thành phố được xây dựng trên những vách đá cao, phủ kín những ngôi nhà. Nơi chúng tôi đứng giống như một hòn đảo, nhưng chúng tôi biết rõ. Chúng tôi biết không phải vậy, mà nó được bao bọc về ba hướng bởi hai con sông Trường Giang và Gia Lăng.
Dưới chân vách đá, đã được nước rửa sạch, là một dải cát rộng, thót dần lại nơi các con sông gặp nhau. Đây là một nơi tôi sẽ biết rõ những tháng sau này. Chúng tôi cưỡi ngựa tiến chậm rãi về phía trước. Khi đến gần hơn, chúng tôi nhìn thấy những bậc thang ở khắp mọi nơi và chúng tôi đau nhói trong tim nỗi nhớ quê hương khi trèo lên bảy trăm tám mươi bậc của con phố bậc thang. Nó gợi nhớ về cung điện Potala. Vậy là chúng tôi đã đến Trùng Khánh.
Chungking! End of the journey for my companions. The start of the journey for me, the start of another life. I had no friendship for it as I looked at the steep gorges of the swirling rivers. The city was built on high cliffs quite thickly clothed with houses. From where we stood it appeared to be an island, but we knew better. We knew that it was not so, but was surrounded on three sides by the waters of the rivers Yangtse and Chialing. At the foot of the cliffs, washed by the water, was a long wide strand of sand, tapering off to a point where the rivers met. This was to be a spot well known to me in later months. Slowly we mounted our horses and moved forward. As we got nearer we saw that steps were everywhere and we had a sharp pang of homesickness as we climbed the seven hundred and eighty steps of the street of steps. It reminded us of the Potala. And so we came to Chungking.