Qua hôm sau, thầy trò chúng tôi sửa soạn để trở về tu viện Chakpori. Chúng tôi không vội vàng lắm vì cảm thấy được nghỉ ngơi thoải mái tại điện Potala. Trước khi lên đường, tôi còn bước nhanh lên nóc điện để được ngắm nhìn phong cảnh một lần cuối cùng. Xuyên qua ống kính viễn vọng nhìn về nóc tu viện Chakpori, tôi thấy một chú tiểu đang nằm dài trên sân thượng để đọc sách, thỉnh thoảng lại ngừng đọc để tinh nghịch ném những viên sỏi nhỏ lên cái đầu trọc của các nhà sư đang đi qua lại ở sân dưới. Trong kính viễn vọng tôi còn nhìn thấy được nụ cười ranh mãnh của chú ta khi vội vàng ẩn nấp để tránh những cái ngước nhìn ngạc nhiên của nạn nhân.
Nhân dịp này, tôi cảm thấy băn khoăn lo sợ vì chắc hẳn là đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã nhìn thấy chính tôi đã nhiều lần đùa nghịch giống như vậy! Kể từ đó, tôi nghĩ là giới hạn những sự nghịch ngợm tinh quái của tôi chỉ ở những góc tu viện nào không thể nhìn thấy được từ trên nóc điện Potala.
The next morning we made our leisurely preparations to return to Chakpori. For us the Potala visit was quite a holiday. Before leaving I rushed up to the roof to have a last look at the countryside through the telescope. On a roof of the Chakpori a small acolyte was lying on his back reading, and occasionally tossing small pebbles on to the bald heads of monks in the courtyard. Through the glass I could see the impish grin on his face as he ducked back out of sight of the puzzled monks below. It made me acutely uncomfortable to realize that the Dalai Lama had no doubt watched me do similar tricks. In future, I resolved, I would confine my efforts to the side of the buildings hidden from the Potala.
Giờ lên đường đã điểm. Chúng tôi từ giã và cám ơn các vị Lạt-ma đã giúp cho thời gian lưu trú ngắn ngủi của chúng tôi tại đây được thoải mái dễ chịu. Chúng tôi cũng tỏ lòng ưu ái cảm tạ viên Huỳnh môn quan của đức Đạt-lai Lạt-ma, là người thủ kho lương thực, đã phân phát trà bánh và kẹo mứt ngon có tiếng nhập từ Ấn Độ cho chúng tôi dùng tự do tùy thích. Viên Huỳnh môn quan chắc hẳn là có thiện cảm với tôi, vì lúc từ giã, người còn đưa tặng cho tôi một món quà ngon mà tôi không ngần ngại cho vào miệng nhai liền khi đó.
Sau khi ăn uống no đủ lấy sức, chúng tôi bắt đầu đi xuống cầu thang lớn để trở về tu viện. Chúng tôi vừa xuống được nửa cầu thang thì nghe có tiếng gọi giật lại. Những nhà sư đi ngang qua đó ra dấu bảo chúng tôi hãy quay đầu nhìn lại phía sau. Một nhà sư hấp tấp chạy xuống cầu thang, vừa thở dốc vừa chuyển giao một thông điệp cho Đại đức Minh Gia. Sư phụ tôi nói: ‘Lobsang, con hãy đợi ta ở đây, ta đi sẽ không lâu.’
But it was time to leave. Time to say our thanks to those lamas who had worked to make our short stay so pleasant. Time to be particularly nice to the Dalai Lama’s personal steward. He had charge of the “foods from India”. I must have pleased him, because he made me a farewell gift which I was not slow to eat. Then, fortified, we started down the steps on our way back to the Iron Mountain. As we reached halfway we became aware of shouts and calls, and passing monks pointed back, behind us. We stopped, and a breathless monk rushed down and gasped out a message to the Lama Mingyar Dondup. My Guide halted. “Wait here for me, Lobsang, I shall not be very long.”
Kế đó, người quay lưng đi trở lên cầu thang. Tôi liền dạo chơi thơ thẩn một mình quanh đó, nhìn xem phong cảnh, và ngắm nhìn ngôi nhà cũ của tôi từ đằng xa. Tôi đang miên man nghĩ đến những kỷ niệm xưa, thì khi vừa quay đầu lại tôi suýt phải té ngửa khi thấy cha tôi cưỡi ngựa chạy thẳng về phía tôi đang đứng. Đúng vào lúc tôi nhìn thấy cha tôi thì người cũng vừa thấy tôi. Cha tôi hơi nghiêng đầu tới trước để xem cho rõ khi người nhận ra tôi. Nhưng rồi cha tôi đi ngang qua trước mặt tôi mà không nhìn tôi nữa. Tôi cảm thấy lòng buồn vô hạn. Tôi nhìn theo cha tôi đi dần ra xa. Tôi gọi theo: ‘Cha!’
Nhưng người vẫn tiếp tục thong thả cưỡi ngựa đi luôn, dường như không nghe thấy tiếng tôi gọi. Tôi rơm rớm nước mắt và run lên vì xúc động. Nếu lúc ấy tôi đứng giữa đám đông người, thì hẳn tôi đã tự chuốc lấy một điều bẽn lẽn, hổ thẹn trước công chúng, và nhất là khi ở trên cầu thang của điện Potala! Với một ý chí làm chủ hệ thần kinh đa cảm của mình làm chính tôi cũng phải ngạc nhiên, tôi ngẩng mặt lên và nhìn về phía thành phố Lhasa.
Nửa giờ sau, Đại đức Minh Gia đã trở xuống với hai con ngựa và nói với tôi: ‘Lobsang, hãy mau lên ngựa. Chúng ta phải đi mau đến tu viện Sera, vì một trong các vị sư già vừa bị tai nạn.’
With that he turned and walked up the steps again. I idled around, admiring the view, and looking at my former home. Thinking of it, I turned, and almost fell over backwards as I saw my father riding towards me. As I looked at him he looked at me and his lower jaw dropped slightly as he recognized me. Then, to my unutterable pain, he ignored me, and rode on. I looked at his retreating back and called “Father!” He took no notice whatever, but rode stolidly on. My eyes felt hot, I began to tremble, and I thought that I was going to disgrace myself in public, on the steps of the Potala of all places. With more self control than I thought I possessed I straightened my back and gazed out over Lhasa.
After about half an hour the Lama Mingyar Dondup came riding down the steps and leading another horse.
“Get on, Lobsang, we have to get to Sera in a hurry, one of the abbots there has had a bad accident.”
Nhận thấy ở mỗi bên yên ngựa đều có treo một bao da, tôi đoán rằng đó là những bao đựng đồ y cụ của sư phụ. Trên đường Lingkhor, chúng tôi sãi ngựa ngang qua trước nhà tôi; những người hành hương và hành khất đều tránh qua một bên đường.
Không bao lâu, chúng tôi đến tu viện Sera. Tại đây có một nhóm các nhà sư đã đứng đợi chúng tôi. Chúng tôi xuống ngựa, mỗi người cầm một bao y cụ trong tay. Khi ấy, một vị sư đưa chúng tôi vào một căn phòng. Tại đây có một vị lão tăng đang nằm thoi thóp.
Vị lão tăng có sắc mặt nhợt nhạt như chì, nguồn sinh lực của ông dường như đã sắp tàn. Đại đức Minh Gia gọi đem nước sôi. Khi nồi nước sôi đã sẵn sàng, người bèn bỏ vào đó vài nhúm dược thảo. Trong khi tôi khuấy nồi nước sôi cho ngấm thuốc, sư phụ tôi khám bệnh cho vị lão tăng và được biết vị này vừa bị té từ trên cao xuống đất. Một cái xương dẹp trên đầu bị trật khớp đè lên óc, làm ông ta bất tỉnh nhân sự.
Khi nồi nước thuốc đã nguội bớt, chúng tôi dùng một ít để rửa trán của người bệnh. Sư phụ cũng lấy nước thuốc ấy để rửa tay và ngâm những đồ y cụ giải phẫu vào nồi thuốc để khử trùng. Nhờ công dụng của chất thuốc ấy, vết thương của vị lão tăng không còn rỉ máu nhiều.
I saw that there was a case tied to each saddle, and guessed that it was my Guide’s equipment. Along the Lingkhor road we galloped, past my former home, scattering pilgrims and beggars alike. It did not take us long to reach Sera Lamasery, where monks were waiting for us. We jumped off the horses, each carrying a case, and an abbot led us in to where an old man lay on his back.
His face was the colour of lead, and the life force seemed to be flickering almost to a halt. The Lama Mingyar Dondup called for boiling water, which was ready, and into it he dropped certain herbs. While I was stirring this, the Lama examined the old man, who had a fractured skull as a result of falling. A piece of bone was depressed and was exerting pressure on the brain. When the liquid was cool enough we mopped the old man’s head with it, and my Guide cleaned his hands with some of it. Taking a sharp knife from his case, he quickly made a U-shaped cut through the flesh, right through to the bone. There was little bleeding, the herbs prevented it. More herbal lotion was mopped on, and the flap of flesh was turned back and cleared away from the bone. Very, very gently the Lama Mingyar Dondup examined the area and found where the skull bone had been crushed in and was hanging below the normal level of the skull. He had put a lot of instruments into a bowl of disinfecting lotion before commencing, now he took from the bowl two silver rods, flattened at one end, and with serrations in the flat part. With extreme care he inserted the thinnest edge into the widest fracture of the bone and held it rigidly while he took a firmer grip of the bone with the other rod. Gently, very gently, he prised up the flap of bone so that it was just above the normal level. He wedged it there with one rod and said: “Now pass the bowl, Lobsang.” I held it so that he could take what he wanted, and he took a small spike of silver, just a minute triangular wedge.
Kế đó, sư phụ lấy trong nồi thuốc ra hai cái gắp bằng bạc, đầu dẹp và có răng cưa. Người cẩn thận dùng hai cái gắp ấy lật miếng da đầu bị rách lên, đỡ lấy cái xương sọ bị trật khớp và đặt nó nằm ngay trở lại vị trí cũ. Xong, người nói: ‘Cái xương sẽ tự nó hàn gắn vào khớp trở lại như thường và không còn đè lên óc nữa.’
Người lại rửa vết thương với chất nước thuốc, và đặt lại chỗ cũ mảng da đầu đã lật lên lúc nãy. Xong rồi người mới may kín vết thương với những sợi chỉ bằng lông bờm ngựa trụng nước sôi, đắp thuốc lên và băng lại cẩn thận.
Sau khi bộ óc được giải tỏa khỏi miếng xương sọ đè lên, vị lão tăng có dấu hiệu bắt đầu lấy lại sức và cảm thấy khỏe dần. Chúng tôi đặt thêm vài chiếc gối dưới lưng để cho ông ta có thể ngồi nhổm dậy một cách thoải mái. Tôi rửa sạch các đồ y cụ, rồi lau bằng một miếng giẻ đã khử trùng và xếp lại cẩn thận trong hai cái bao da.
This he pressed into the crack between the normal skull bone and the fractured edge, which was now slightly above the level. Slowly he pressed the bone a little. It moved slightly, and he pressed just a little more. The level was now normal. “It will knit together, and the silver, being an inert metal, will cause no trouble.” He mopped the area with more herbal lotion, and carefully put back the flap of flesh which had been left attached by one side. With boiled hair from a horse’s tail he stitched the flap, and covered the site of the operation with a herbal paste tied in place with boiled cloth.
The old abbot’s life force had been growing stronger since the pressure was relieved from his brain. We propped him up with cushions so that he was in a semi-sitting position. I cleaned the instruments in fresh boiling lotion, dried them on boiled cloth and packed everything carefully back into the two cases.
Khi tôi rửa tay, vị lão tăng mở mắt và nở một nụ cười yếu ớt khi ông ta nhận ra Đại đức Minh Gia đang ngồi bên cạnh giường. Ông nói: ‘Tôi biết chỉ có ngài là người duy nhất có thể cứu được tôi, vì thế tôi đã gửi một thông điệp bằng tư tưởng đến điện Potala. Sứ mạng của tôi ở thế gian chưa hoàn tất, nên tôi chưa sẵn sàng rời bỏ thể xác.’
Sư phụ tôi chăm chú nhìn ông lão và đáp: ‘Sư ông sẽ chóng khỏi. Chỉ cần chịu đựng vài ngày khó nhọc nữa, một hay hai cơn nhức đầu, rồi sau đó sư ông sẽ bình phục sức khỏe và làm việc lại như thường. Tuy nhiên, trong khi ngủ phải có một người trực kế bên để giữ cho sư ông đừng nằm dài. Nội trong ba hay bốn ngày nữa là sư ông sẽ thoát nạn.’
Tôi bước lại gần cửa sổ. Thật là một điều lý thú được nhìn xem cách sinh hoạt của các nhà sư trong một tu viện khác. Sư phụ bước đến gần tôi và nói: ‘Con làm tốt lắm, Lobsang, sau này chúng ta sẽ thành một nhóm. Bây giờ ta sẽ đưa con đi viếng thăm một cộng đồng các nhà sư sinh hoạt khác hẳn với tu viện của chúng ta.’
As I was cleaning my hands after, the old man’s eyes flickered open, and he gave a weak smile as he saw the Lama Mingyar Dondup bending over him. “I knew that only you could save me, that is why I sent the mind message to the Peak. My task is not yet finished and I am not ready to leave the body.”
My Guide looked at him carefully and replied: “You will recover from this. A few days of discomfort, a headache or two, and when that has gone you can go about your work. For a few days you must have someone with you when you sleep, so that you do not lie flat. After three or four days you will have no cause for worry.”
I had gone to the window and was looking out. It was quite interesting to see conditions in another lamasery. The Lama Mingyar Dondup came to me and said: “You did well, then, Lobsang, we shall make a team. Now I want to show you around this community, it is very different from ours.”
Sau khi đã giao người bệnh cho một vị Lạt-ma săn sóc, chúng tôi bước ra ngoài hành lang. Tu viện này không được gìn giữ sạch sẽ như tu viện Chakpori. Kỷ luật cũng không được nghiêm nhặt lắm, các nhà sư đi lại tự do tùy ý.
So với tu viện của chúng tôi, thì các thánh điện của họ không được săn sóc lau chùi tươm tất; mùi nhang khói ở đây cũng nồng nặc hơn. Từng nhóm trẻ con chơi ở ngoài sân. Nếu ở Chakpori thì vào giờ này chúng phải đang làm việc ráo riết.
Tu viện này hoàn toàn thiếu trật tự, sự sạch sẽ và kỷ luật mà tôi vẫn thường coi như là những điều luật căn bản. Sư phụ tôi hỏi: ‘Lobsang, con có muốn ở lại tu viện này và sống một cuộc đời dễ dãi tự do như họ chăng?’ Tôi đáp: ‘Bạch sư phụ, chắc chắn là không. Con nghĩ rằng họ chỉ là một tập đoàn người man rợ.’ Sư phụ bật cười: ‘Thế là ở đây có tất cả bảy ngàn người man rợ, và như vậy là hơi nhiều! Chỉ cần một thiểu số người bê bối là đủ làm cho cả một tập đoàn phải mang tiếng, con biết không?’
We left the old abbot in the care of a lama, and went out into the corridor. The place was not so clean as at Chakpori, nor did there seem to be any strict discipline. Monks seemed to come and go as they pleased. The temples were uncared for, compared to ours, and even the incense was more bitter. Gangs of boys were playing in the courtyards—at Chakpori they would have been hard at work. The prayer-wheels were for the most part unturned. Here and there an aged monk sat and twirled the Wheels, but there was none of the order, cleanliness, and discipline which I had come to take as average. My Guide said: “Well, Lobsang, would you like to stay here and have their easy life?”
“No, I would not, I think they are a lot of savages here,” I said.
He laughed. “Seven thousand of them! It is always the noisy few who bring the silent majority into disrepute.”
“That may be,” I replied, “but although they call this the Rose Fence, that is not what I would call it.”
He looked at me with a smile: “I believe you would take on the job of bringing discipline to this lot single-handed.”
Một sự thật hiển nhiên mà mọi người đều biết rõ, là tu viện của chúng tôi có một kỷ luật gắt gao nhất, còn ở hầu hết những tu viện khác thì kỷ luật rất lỏng lẻo. Ở những nơi đó, nếu một nhà sư muốn giải đãi, lười biếng, thì ông ta được tự do lười biếng mà không ai nói gì.
Tu viện Sera còn được biết với cái tên riêng là Trại Hoa hồng, nằm cách điện Potala năm cây số và là một thành phần của nhóm cộng đồng tu viện gọi là Tam đỉnh viện. Trong cộng đồng này thì tu viện Drebung với con số trên mười nghìn nhà sư là tu viện lớn nhất. Kế đó là tu viện Sera với chừng bảy ngàn năm trăm nhà sư, và sau hết là tu viện Ganden với gần sáu nghìn nhà sư.
Tất cả ba tu viện này đều đồ sộ nguy nga như những thành phố thật sự, với những đường sá, trường học, đền thờ và tất cả những cơ quan, dinh thự quản trị hành chính cần thiết. Những nhà sư bảo vệ xuất thân từ tỉnh Kham đi tuần phòng thường xuyên trên các đường phố.
It was a fact that our Lamasery had the strictest discipline of any, most of the others were very lax indeed, and when the monks there wanted to laze, well, they just lazed and nothing was said about it. Sera, or the Wild Rose Fence as it is really called, is three miles from the Potala and is one of the lamaseries known as “The Three Seats”. Drebung is the largest of the three, with not less than ten thousand monks. Sera comes next in importance with about seven thousand five hundred monks, while Ganden is the least important with a mere six thousand. Each is like a complete town with streets, colleges, temples, and all the usual buildings that go to make up a township. The streets were patrolled by the Men of Kham. Now, no doubt, they are patrolled by Communist soldiers!
Tu viện Chakpori tuy nhỏ nhưng có thế lực rất lớn. Với tư cách là một Y viện, nó cũng là Trung tâm Y khoa của quốc gia, và có một số đại diện quan trọng trong Hội đồng Chính phủ. Ở tu viện Chakpori, người ta dạy chúng tôi võ thuật Tây Tạng. Không phải tất cả các tu viện đều có dạy môn võ thuật này. Trong tu viện của chúng tôi, môn võ thuật ấy được sử dụng để tập luyện cho các thiếu sinh biết tự vệ, làm chủ những phản ứng tự nhiên của mình, làm tê liệt giác quan của một người vì mục đích giải phẫu y khoa, và để có thể di chuyển một cách an toàn trong những vùng nguy hiểm nhất.
Chakpori was a small community, but an important one. As the Temple of Medicine, it was then the “Seat of Medical Learning” and was well represented in the Council Chamber of the government.
At Chakpori we were taught what I shall term “judo”. That is the nearest English word I can find, the Tibetan description of sung-thru-kyöm-pa tü de-po le-la-po cannot be translated, nor can our technical word of amarëe. “Judo” is a very elementary form of our system. Not all lamaseries have this training, but we at Chakpori were taught it to give us self-control, to enable us to deprive others of consciousness for medical purposes, and to enable us to travel safely in rougher parts of the country. As medical lamas we traveled extensively.
Thật vậy, với tư cách là những vị Lạt-ma y sĩ, chúng tôi luôn luôn phải di chuyển đến tận những vùng hiểm trở, xa xôi, đầy những sự bất trắc, hiểm nghèo. Võ sư Tzu, như đã nói trước đây, là một chuyên viên về môn võ thuật tự vệ, có lẽ là vị võ sư giỏi nhất của xứ Tây Tạng. Ông đã dạy tôi tất cả những gì ông biết, với một tinh thần trách nhiệm và chỉ để lấy làm hài lòng vì đã làm tròn bổn phận của một võ sư.
Phần nhiều những người Tây Tạng đã trưởng thành đều biết một vài thế võ sơ đẳng để hộ thân. Nhưng về phần tôi, tôi đã tập luyện những thế võ đó từ khi mới lên bốn tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng môn võ thuật này chỉ dùng để tự vệ và tự làm chủ lấy mình, chứ không nên dùng để biểu diễn trên võ đài như những tay đấu võ chuyên nghiệp.
Old Tzu had been a teacher of the art, perhaps the best exponent of it in Tibet, and he had taught me all he knew—for his own satisfaction in doing a job well. Most men and boys knew the elementary holds and throws, but I knew them when I was four years of age. This art, we believe, should be used for self defense and self-control, and not after the manner of a prize-fighter. We are of the opinion that the strong man can afford to be gentle, while the weak and unsure brag and boast.
Our judo was used to deprive a person of consciousness when, for instance, setting broken bones, or extracting teeth. There is no pain with it, and no risk. A person can be made unconscious before he is aware of its onset, and he can be restored to full consciousness hours or seconds later without ill effect. Curiously enough, a person made unconscious while speaking will complete the sentence upon awakening. Because of the obvious dangers of this higher system, this and “instant” hypnotism were taught only to those who could pass most stringent tests of character. And then hypnotic blocks were imposed so that one should not abuse the powers conferred.
Ở Tây Tạng, người ta thường nói rằng một người giỏi võ và có sức mạnh có thể rất ôn hòa hiền lành, còn những sự phô trương khoác lác là đặc tính của kẻ yếu. Với môn điểm huyệt, người ta có thể làm tê liệt giác quan của một người, có tác dụng như việc dùng thuốc mê để làm cho người ta không còn biết đau đớn khi cần phải giải phẫu, nắn lại khớp xương bị trật, hay nhổ răng chẳng hạn. Người ta có thể làm cho một người trở nên bất tỉnh mà không hay biết rằng mình đã bị điểm huyệt, và vài giờ hay vài phút sau đó, người ấy sẽ thức tỉnh và vẫn sáng suốt mà không bị một ảnh hưởng xấu nào. Có điều lạ là một người bị điểm huyệt lúc đang nói chuyện sẽ bị bất tỉnh và ngủ mê đi, nhưng đến khi tỉnh dậy sẽ tiếp tục câu nói bị gián đoạn.
Vì môn điểm huyệt này vô cùng lợi hại như vậy, nên võ thuật tự vệ và điểm huyệt bí truyền của Tây Tạng chỉ được truyền thụ cho những môn đồ đã trải qua sự thử thách vô cùng gắt gao. Hơn nữa, để đạt sự cẩn mật và an toàn tuyệt đối, họ còn phải chịu một vài phép dẫn dụ bằng thôi miên để về sau không thể lạm dụng quyền năng này.
Một tu viện Lạt-ma giáo ở Tây Tạng không chỉ là nơi trú ngụ của những người cùng chí hướng tu hành, mà còn là một kiểu thành phố tự trị với những cơ quan quản trị và cả những nơi giải trí, tiêu khiển. Ở đó có cả những hí viện để trình diễn những màn kịch nghệ tôn giáo và văn hóa truyền thống. Những nhà sư nhạc công luôn sẵn sàng biểu diễn tài nghệ để giúp vui và để chứng tỏ rằng không một cộng đồng tu viện nào khác có những nhạc công tài giỏi như họ. Các nhà sư có tiền riêng để mua sắm thức ăn, quần áo, đồ xa xỉ phẩm và sách vở trong các cửa tiệm. Những vị nào muốn tiết kiệm có thể gửi tiền vào những tòa ngân khố, hoạt động giống như các ngân hàng.
Tất cả những cộng đồng sinh hoạt trên thế giới đều không khỏi có những kẻ bất lương phạm pháp. Trong tu viện Lạt-ma giáo, những kẻ bất lương này bị các nhà sư bảo vệ bắt giữ và đưa ra một tòa án riêng để xét xử một cách công bình. Nếu xét ra có phạm pháp, họ sẽ phải đền tội trong khám đường của tu viện.
Trong tu viện có những trường học để cho mỗi đứa trẻ có thể nhận được một nền giáo dục thích nghi với tính chất và mức độ thông minh của chúng. Người ta giúp đỡ những học trò ưu tú để xây dựng cho chúng một tương lai tốt đẹp, nhưng ở phần nhiều các tu viện, trừ tu viện Chakpori, những học trò lười biếng được tự do chơi bời, ngủ nghỉ hoặc dùng thời gian để ngồi mơ mộng.
Thật vậy, vì tin rằng người ta không thể ảnh hưởng đến cuộc đời kẻ khác, nên tốt hơn là cứ để cho họ vớt vát lại thời gian đã mất trong một… kiếp sau!
Ở tu viện Chakpori thì không như thế. Người nào không tiến bộ sẽ bị mời đi nơi khác, đến những chỗ có kỷ luật dễ dàng lỏng lẻo hơn.
In Tibet, a lamasery is not merely a place where men of religious inclination live, but a self-contained town with all the usual facilities and amenities. We had our theatres in which to see religious and traditional plays. Musicians were ever ready to entertain us, and prove that in no other community were there such good players. Those monks who had money were able to buy food, clothing, luxuries, and books in the shops. Those who desired to save, deposited their cash in the lamastic equivalent of a bank. All communities, in any part of the world, have their offenders against the rules. Ours were arrested by monk-police and taken off to a court where they were given a fair trial. If found guilty, they had to serve their sentence in the lamastic prison. Schools of various types catered for all grades of mentality. Bright boys were helped to make their way, but in all lamaseries other then Chakpori, the slothful person was permitted to sleep or dream his life away. Our idea was, one cannot influence the life of another, so let him catch up in his next incarnation. At Chakpori matters were different, and if one did not make progress, one was compelled to leave and seek sanctuary elsewhere where the discipline was not so strict.
Những sư sãi bị ốm của chúng tôi được chăm sóc tốt, chúng tôi có một bệnh viện trong tu viện và những người mệt mỏi khó chịu sẽ được các nhà sư đã được đào tạo y học và giải phẫu cơ bản điều trị. Những ca nghiêm trọng hơn sẽ được các chuyên gia điều trị, chẳng hạn như Lạt Ma Minh Gia Đại Đức. Từ khi rời khỏi Tây Tạng, tôi rất thường gặp những câu chuyện buồn cười của phương Tây rằng người Tây Tạng nghĩ là trái tim của đàn ông ở bên trái, còn của phụ nữ ở bên phải. Chúng tôi đã giải phẫu quá đủ tử thi để biết đâu là sự thật. Tôi cũng thường hay bị nhạo báng rằng người Tây Tạng ở bẩn. Tác giả của những phát ngôn như vậy chắc hẳn chưa bao giờ được ở những nơi tiện lợi, ở Anh và Mỹ, nơi mà các công dân địa phương được cung cấp dịch vụ “điều trị miễn phí và đặc biệt”. Họ cho rằng chúng tôi ở bẩn, ví như một số phụ nữ ở chỗ tôi bôi vài chất liệu lên mặt, và tô môi để đánh dấu cho người khác không lẫn. Đa số họ bôi lên tóc để làm nó trông bóng hơn, hoặc để nhuộm màu. Họ thậm chí còn nhổ lông mày và làm móng, đó là những dấu hiệu chắc chắn bị cho rằng phụ nữ Tây Tạng “bẩn thỉu và hủ tục”.
Our sick monks were well treated, we had a hospital in the lamaseries and the indisposed were treated by monks who were trained in medicine and elementary surgery. The more severe cases were treated by specialists, such as the Lama Mingyar Dondup. Quiet often since leaving Tibet I have had to laugh at the Western stories about Tibetans thinking that a man’s heart is on the left side, and a woman’s is on the right. We saw enough dead bodies cut open to know the truth. I have also been much amused about the “filthy Tibetans, riddled with V.D.”. The writers of such statements apparently have never been in those convenient places, in England and America, where the local citizenry are offered “Free and Confidential Treatment”. We are filthy; some of our women, for instance, put stuff on the face, and have to mark the position of the lips so that one cannot miss. Most times they put stuff on their hair to make it shine, or to alter the colour. They even pluck eyebrows and colour nails, sure signs that Tibetan women are “filthy and depraved”.
Trong tu viện chúng tôi thường có những khách viếng thăm, những người lái buôn hoặc các nhà sư. Họ được lưu trú trong khách sạn của tu viện và tất nhiên là phải trả tiền.
Không phải tất cả các nhà sư đều sống độc thân. Những người nào cho rằng tình trạng độc thân không thuận tiện cho đời sống tinh thần của họ, được tự do gia nhập vào Hồng phái (Dugpa), vì những người trong phái này được phép lập gia đình, nhưng cũng chỉ là một số rất ít.
Trong giới tu hành, cấp lãnh đạo được tuyển chọn trong số những tu sĩ đã lập nguyện sống độc thân, thuộc về Hoàng phái (Gelugpa). Trong những tu viện “cộng đồng nam nữ,” các nhà sư và ni cô cùng tu tập và gồm thành một tập đoàn có tổ chức, với một bầu không khí thường là hòa dịu hơn những tu viện chỉ dành riêng cho nam giới.
But to return to our lamastic community; often there were visitors, they might be traders or monks. They were given accommodation in the lamastic hotel. They also paid for such accommodation! Not all monks were celibate. Some thought that “single blessedness” did not induce the right frame of mind for contemplation. Those were able to join a special sect of Red Hat monks who were permitted to marry. They were in the minority. The Yellow Hats, a celibate sect, were the ruling class in religious life. In “married” lamaseries, monks and nuns worked side by side in a well-ordered community, and most times the “atmosphere” there was not so rough as in a purely male community.
Một vài tu viện có xưởng in và họ có thể in sách của riêng mình. Thông thường, họ tự làm ra giấy. Đó không phải là một công việc có lợi cho sức khỏe bởi vì một loại vỏ cây được sử dụng trong sản xuất giấy có độc tố cao. Bên cạnh việc ngăn ngừa các loài mối mọt gặm nhấm giấy Tây Tạng, nó cũng ảnh hưởng không tốt đến các sư sãi. Những người làm công việc in ấn này thường phàn nàn về tình trạng đau đầu nặng và tệ hơn nữa. Ở Tây Tạng, chúng tôi không sử dụng khuôn sắp chữ kim loại. Tất cả các trang sách được đẽo gọt từ loại khuôn gỗ thích hợp, sau đó cắt xén hết xung quanh, chỉ chừa lại phần đã khắc in và được lắp dựng dọc vào phần lõm của một khung. Một số khung rộng khoảng một mét, sâu nửa mét, và chi tiết khá phức tạp. Những khung lỗi dù nhỏ cũng không được sử dụng. Sách Tây Tạng không giống với cuốn sách này, các trang sách rộng và ngắn. Các trang không đóng gáy, được xếp rời nhau giữa những tấm bìa sách bằng gỗ chạm khắc.
Khi in ấn, chiếc khung có lắp bản chạm khắc nội dung trang sách được đặt nằm ngang. Một nhà sư chạy một con lăn mực trên toàn bộ bề mặt để mực rải đều. Một nhà sư khác cầm lên một tờ giấy và nhanh chóng trải nó lên khung, trong khi nhà sư thứ ba theo sau với một con lăn nặng ấn mạnh tờ giấy xuống. Nhà sư thứ tư nâng trang sách đã in lên và chuyển nó cho một người học việc để đặt nó sang một bên. Có rất ít tờ bị nhòe, những tờ in hỏng không bao giờ được sử dụng cho cuốn sách mà được giữ lại cho những người học nghề dùng để thực tập. Tại Chakpori, chúng tôi chạm khắc những tấm bảng gỗ cao gần hai mét, rộng trên một mét: những tấm bảng này chạm khắc hình người và các bộ phận khác nhau của cơ thể. Từ đó chúng được làm thành những tấm biểu đồ trên tường mà chúng tôi phải tô màu cho chúng. Chúng tôi cũng có cả những biểu đồ chiêm tinh, dựa vào đó chúng tôi lập ra những lá số tử vi rộng khoảng 0.19 mét vuông, đó là bản đồ các vì tinh tú trên bầu trời ở thời điểm thụ thai và ra đời của một người. Trên những chỗ trống của bản đồ, chúng tôi đưa vào dữ liệu đã tra cứu trong các bảng tính chi tiết đã được lập công phu từ cổ xưa.
Certain lamaseries had their own printing-works so that they could print their own books. Usually they made their own paper. This latter was not a healthy occupation, because one form of tree bark used in paper manufacture was highly poisonous. While this prevented any insect from attacking Tibetan paper, it also had a bad effect on the monks, and those who worked at this trade complained of severe headaches and worse. In Tibet we did not use metal type. All our pages were drawn on wood of suitable character, and then everything except the drawn outlines was pared away, leaving the parts to be printed standing high above the rest of the board. Some of these boards were three feet wide by eighteen inches deep and the detail would be quite intricate. No board containing the slightest mistake was used. Tibetan pages are not like the pages of this book, which are longer than they are wide: we used wide and short pages, and they were always unbound. The various loose sheets were kept between carved wooden covers. In printing, the carved board of page contents was laid flat. One monk ran an ink roller over the whole surface, making sure of even distribution. Another monk took up a sheet of paper and quickly spread it on the board, while a third monk followed with a heavy roller to press the paper well down. A fourth monk lifted off the printed page and passed it to an apprentice, who put it to one side. There were very few smudged sheets, these were never used for the book, but were kept for the apprentices to practice upon. At Chakpori we had carved wooden boards about six feet high and about four feet wide: these had carvings of the human figure and the various organs. From them were made wall charts, which we had to colour. We had astrological charts as well. The charts on which we erected horoscopes were about two feet square. In effect they were maps of the heavens at the time of a person’s conception and birth. On the map-blanks we inserted the data which we found in the carefully prepared mathematical tables which we published.
Sau khi đi quan sát mọi nơi ở Trại Hoa hồng, chúng tôi trở lại thăm vị sư già. Trong hai tiếng đồng hồ, bệnh tình của ông ta đã thuyên giảm rõ rệt, và ông ta đã đủ sức để chú ý đến cảnh vật chung quanh. Ông ta có thể lắng tai chăm chú nghe tiếng nói của Đại đức Minh Gia mà ông tỏ vẻ rất quý mến. Sư phụ nói với ông: ‘Bây giờ chúng tôi phải đi, nhưng tôi sẽ để lại cho sư ông một ít dược thảo. Tôi sẽ chỉ dẫn rõ ràng cho vị sư có bổn phận săn sóc sư ông.’
Sư phụ đưa cho ông ba cái bọc nhỏ mà người lấy ra từ trong bao da. Ba bọc thuốc nhỏ này sẽ giúp vị lão tăng hoàn toàn bình phục, thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
After looking over the Rose Fence Lamasery and, in my case comparing it unfavourably with ours, we returned to the room to see the old abbot again. During the two hours of our absence he had improved very greatly and was now able to take much greater interest in things around him. In particular he was able to pay attention to the Lama Mingyar Dondup, to whom he seemed very attached. My Guide said: “We must leave now, but here are some powdered herbs for you. I will give full instructions to your Priest in Charge as we leave.” Three little leather bags were taken from his case and handed over. Three little bags which meant life, instead of death, to an aged man.
Ra đến sân ngoài, chúng tôi thấy một nhà sư nắm dây cương hai con ngựa chờ sẵn. Chúng tôi lên ngựa và đi chậm bước. Trại Hoa hồng chỉ cách đường Ling-khor có sáu cây số. Tôi không có ý định đi ngang qua nhà cũ của tôi. Sư phụ có lẽ đọc được tư tưởng của tôi, vì người nói: ‘Chúng ta sẽ đi qua đường để ra khu chợ. Chúng ta không có gì phải gấp rút.’
Tôi thích thú ngắm nhìn các cửa hàng của các thương nhân Trung Quốc và nghe giọng cao the thé khi họ cãi vã và cò kè giá cả. Ngay đối diện bên kia bên đường phố là một lăng mộ tín đồ đạo Phật ở Tây Tạng, tượng trưng cho sự bất tử của Thượng Đế thiêng liêng, và đằng sau đó lờ mờ hiện ra ngôi đền mà các nhà sư của ngôi chùa Shede Gompa gần đó đang ùa ra. Sau vài phút cưỡi ngựa, chúng tôi đã ở trong một ngõ hẻm với những ngôi nhà ồn ào huyên náo núp dưới bóng ngôi đền Jo-Kank. Tôi thầm nghĩ: ‘A! Lần cuối cùng khi tôi đi đến đây, tôi là một người tự do, khi ấy tôi chưa phải học để trở thành tu sĩ. Tôi ước mong thời gian qua chỉ là một giấc mộng mà tôi có thể quên hết khi tôi thức tỉnh!’
In the entrance courtyard we found a monk holding two deplorably frisky ponies. They had been fed and rested and were now very ready to gallop. I was not. Fortunately for me, the Lama Mingyar Dondup was quite content for us to amble along. The Rose Fence is about three thousand seven hundred yards from the nearest part of the Lingkhor road. I was not anxious to pass my old home. My Guide evidently caught my thoughts, for he said: “We will cross the road to the Street of Shops. There is no hurry; tomorrow is a new day which we have not yet seen.”
I was fascinated to look at the shops of the Chinese traders and to listen to their high shrill voices as they bickered and chaffered at the prices. Just opposite their side of the street was a chorten, symbolizing immortality of the ego, and behind that loomed a gleaming temple to which the monks of nearby Shede Gompa were streaming. A few minutes’ ride and we were in the lanes of cluttered houses which clustered as if for protection in the shadow of the Jo-Kang. “Ah!” I thought, “last time I was here I was a free man, not training to be a monk. Wish it was all a dream and I could wake up!”
Sau khi đã đi qua đường cái, chúng tôi rẽ về phía tay mặt để đến cầu Ngọc Bích. Sư phụ quay sang tôi và nói: ‘Như vậy, phải chăng con vẫn không muốn trở thành tu sĩ? Đó thật là một cuộc đời đáng sống, con biết không? Đến cuối tuần này, một số nhà sư sẽ xuất hành như mọi năm để đi hái thuốc trên núi. Thầy không để con đi với họ năm nay. Con sẽ ở lại đây, và chúng ta sẽ làm việc chung với nhau, để con có thể thi đậu kỳ thi tuyển các nhà sư ưu tú (Trappa) vào năm mười hai tuổi. Thầy đã dự định đem con theo trong một chuyến xuất hành về sau này lên những vùng thượng du, tại đó có mọc những loại dược thảo rất hiếm.’
Chúng tôi vừa ra khỏi làng Sho và sắp đến gần Pargo Kaling, ở cửa tây thành Lhasa, thì một kẻ hành khất đứng nép vào tường và rên rỉ: ‘Thưa Bác sĩ Lạt-ma, xin ngài làm phước đừng chữa khỏi bệnh cho tôi. Vì nếu tôi lành mạnh, tôi sẽ không còn phương tiện để kiếm ăn!’
Sư phụ có vẻ buồn khi chúng tôi bước qua cửa thành và nói: ‘Ở đâu cũng thấy những kẻ ăn mày. Họ làm cho đất nước chúng ta mang tiếng xấu với ngoại quốc. Ở Ấn Độ và Trung Hoa, khi thầy đến đó cùng với đức Đạt-lai Lạt-ma, người ta kể chuyện về những người ăn mày của xứ Tây Tạng, nhưng họ không ngờ rằng vài người trong số đó lại rất giàu. Dầu sao, có lẽ sau khi chứng thực lời tiên tri về năm Canh Dần (năm 1950 – Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng), những kẻ ăn mày sẽ bị buộc phải làm việc. Chừng đó, hai thầy trò ta sẽ không ai còn ở lại quê nhà để chứng kiến việc ấy. Con sẽ sống ở ngoại quốc, còn thầy thì đã không còn nữa.’
Down the road we ambled, and turned right to the road which led over the Turquoise Bridge. The Lama Mingyar Dondup turned to me and said: “So you still do not want to be a monk? It is quite a good life, you know. At the end of this week the annual party are going to the hills to gather herbs. This time I do not want you to go. Instead, study with me so that you can take the examination for Trappa when you are twelve. I have planned to take you on a special expedition to the highlands to obtain some very rare herbs.” Just then we had reached the end of the village of Sho and were approaching the Pargo Kaling, the Western Gate of the Valley of Lhasa. A beggar shrunk against the wall: “Ho! Reverend Holy Lama of Medicine, please do not cure me of my ills or my living is gone.” My Guide looked sad as we rode through the chorten forming the gate. “So many of these beggars, Lobsang, so unnecessary. It is they who give us a bad name abroad. In India, and in China where I went with the Precious One, people talked of the beggars of Lhasa, not realizing that some of them were rich. Well, well, perhaps after the fulfillment of the Prophecy of the Year of the Iron Tiger (1950—Communists invade Tibet) the beggars will be put to work. You and I will not be here to see it, Lobsang. For you, foreign lands. For me, a return to the Heavenly Fields.”
Tôi thấy lòng buồn vô hạn với ý nghĩ rằng có một ngày sư phụ kính yêu sẽ từ biệt tôi và không còn sống trên mặt đất này nữa. Hồi đó, tôi chưa nhận biết rằng cõi đời này chỉ là hư ảo, như một chuỗi dài những thử thách, như một trường học lớn để rèn luyện tâm tánh.
Trên đường về, tôi liên tưởng đến những người đi hái thuốc. Mỗi năm, một nhóm các nhà sư của tu viện Chakpori lên núi hái thuốc về phơi khô và dự trữ trong những bao da không thấm nước. Miền núi non xứ Tây Tạng là nơi mà thiên nhiên sẵn dành cho con người một kho dược thảo phong phú bất tận. Tôi thầm nghĩ rằng mình có thể vắng mặt trong chuyến xuất hành năm nay, và hãy chuẩn bị tinh thần để đi lên miền thượng du huyền bí khi sư phụ xét thấy cần thiết.
Các nhà chiêm tinh đã tiên đoán tôi sẽ thi đậu một cách dễ dàng, nhưng tôi biết rằng tôi phải học rất nhiều. Thật vậy, sự thành công chỉ được hứa hẹn với điều kiện tất yếu là tôi phải tự mình gặt hái bằng sự nỗ lực. Về phương diện tinh thần hay trí não, ít nhất tôi cũng đã phát triển bằng một thiếu niên mười tám tuổi, vì tôi vẫn luôn chung đụng tiếp xúc với những người lớn tuổi hơn tôi và tôi phải tự lực xoay xở giải quyết mọi chuyện trong mọi trường hợp.
It made me sad beyond measure to think that my beloved Lama would leave me, leave this life. Not then did I realize that life on Earth was but an illusion, a testing-place, a school. A knowledge of Man’s behavior to those beset by adversity was beyond me. Now it is not!
Left we turned into the Lingkhor road, past the Kundu Ling, and left again to our own road leading up to the Iron Mountain. I never tired of looking at the coloured rock-carving which made up one side of our mountain. The whole cliff face was covered with carvings and paintings of deities. But the day was far advanced and we had no more time to spare. As we rode up I thought of the herb gatherers. Every year a party from the Chakpori went to the hills to gather herbs, dried them, and packed them into airtight bags. Here, in the hills, was one of the great storehouses of Nature’s remedies. Very few people indeed had ever been to the highlands where there were things too strange to discuss. Yes, I decided, I could well forgo a visit to the hills this year, and I would study hard so that I should be fit to accompany the expedition to the highlands when the Lama Mingyar Dondup thought fit. The astrologers had said that I would pass the examination at the first attempt, but I knew that I should have to study hard; I knew that the prediction meant if I studied hard enough! My mental stage was at least equivalent to an eighteen-year-old, as always I had mixed with people much older than I, and I had to fend for myself.
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Dịch bổ sung và biên tập: Cộng đồng thiền Việt Nam – VMC