Chương V- Trí Tuệ Người Xưa- Lobsang Rampa

VAIDHI BHAKTI – SỰ SÙNG KÍNH THƯỢNG ĐẾ

Sự sùng kính đối với Thượng Đế của mỗi cá nhân, đặc biệt là khi có sự thực hành nhiều nghi thức và nghi lễ, được gọi là ‘Vaidhi Bhakti.’ Nó thường dẫn đến trạng thái sùng kính gần như bị thôi miên đối với Thượng Đế của mỗi người.

Devotion to one’s God, particularly when there is observance of much ritual and ceremony, is known as ‘Vaidhi Bhakti.’ It frequently leads to an almost hypnotic state of devotion to one’s God.

VAMACHARA – CON ĐƯỜNG SAI TRÁI

Thời xa xưa, các linh mục đã sử dụng ‘Rượu, Đàn bà và Âm nhạc’ trong các nghi lễ của họ. Đôi khi trong các tôn giáo phương Tây, đặc biệt là ở Hy Lạp và La Mã, những cám dỗ rõ rệt như vậy được sử dụng để thu hút tín đồ nam đến với những ngôi đền, nơi họ sẽ phải trả rất nhiều tiền cho những tiện nghi tinh thần và cả những tiện nghi khác.

Ở phương Đông, việc sử dụng ‘Rượu, Đàn bà và Âm nhạc’ nhằm mục đích hướng tín đồ đến sự tự do khỏi dục vọng, để rồi anh ta sẽ nhìn thấy sự hiện diện của Mẹ Thiêng trong mọi đối tượng và mọi hành động; để rồi anh ta sẽ coi tất cả phụ nữ, không chỉ đơn thuần là một đối tượng tình dục, mà là sự đại diện mang tính biểu tượng của Mẹ thiêng – Người kề cận Thượng Đế, hình tượng chung cho tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.

Ở phương Đông, khi người ta phát hiện ra rằng những cuộc biểu diễn như vậy đã khơi dậy ham muốn sai trái thì toàn bộ những thứ này đã bị cấm, mang đến cho một số tín đồ niềm tiếc nuối vô vàn!

In days of long ago the priests used ‘Wine, Women, and Song’ in their rituals. Sometimes in Western religions, particularly in Greece and Rome, such undoubted attractions were used to lure male worshippers to the temples where they would pay greatly for spiritual and other comforts.

In the East the use of ‘Wine, Women, and Song’ was for the purpose of teaching the religious follower to obtain freedom from passions. It was intended that he should see the influence of the Holy Mother in all objects and all actions ; it was intended that he should see in all women, not merely an object of sexual attraction, but the symbolical representation of the Consort of God — the Holy Mother which is common to all the great religions of the world.

In the East when it was found that such demonstrations aroused the wrong passions, the whole thing was outlawed, possibly to the great regret of certain of the adherents !

VASANAS – THÓI QUEN

Đây là xu hướng hay thói quen. Theo ngôn ngữ thông dụng, hãy giả dụ một người đàn ông hút một điếu thuốc; anh ta càng hút, lại càng muốn hút thêm điếu nữa, để rồi cuối cùng anh ta trở thành một người nghiện thuốc lá. Giống như việc hút thuốc lá nên được khắc phục, các thói quen hoặc nhược điểm không mong muốn khác, những thứ ràng buộc một người với Trái đất, khi ở trong thể xác cũng như thế vía đều cần được khắc phục.

Vasanas thường được coi là ham muốn, nhưng đó là cách dịch không chính xác. Chúng là những thói quen khiến người ta tưởng rằng mình có những ham muốn nhất định, nhưng thực ra chúng chỉ là những thói quen và có thể vượt qua được.

These are habits, or tendencies. In quite common language, a man smokes a cigarette ; the more he smokes a cigarette, the more he wants to smoke other cigarettes, so that in the end he becomes a chain smoker. Just as cigarette smoking should be overcome, so should other undesirable habits or traits which keep one Earthbound, Earthbound while in the flesh, and Earthbound while in the astral.

Vasanas are often regarded as desires, but that is an incorrect translation. They are habits which lead one to suppose that one has certain desires, whereas they are merely habits, and can be overcome.

VEDANTA – PHỆ ĐÀN ĐA

Như chúng ta đã đề cập trong phần ‘Áo nghĩa thư,’ Vedanta chỉ là phần cuối của kinh Vệ Đà. Áo nghĩa thư kết lại mỗi trong bốn bộ kinh Vệ Đà, do đó được gọi là “Vedanta”.

Vedanta hiện nay được coi là giáo lý dựa trên môn Yoga về tri thức Vệ Đà.

As we discussed under ‘Upanishads,’ Vedanta is merely the end of the Vedas. Upanishads ended each of the four Vedas, thus becoming termed ‘the Vedanta.’

Vedanta is now loosely termed a philosophy based upon the Yoga of Knowledge of the Vedas.

VEDAS – KINH VỆ ĐÀ

Đây là nguồn gốc của các tôn giáo Ấn Độ. Những cuốn sách đặc biệt đề cập đến các năng lực thần bí của cơ thể con người và của Chân Ngã con người. Kinh Vệ Đà là một nguồn cảm hứng đã tồn tại hàng thế kỷ trước cả Kinh thánh và kinh Koran.

This is the origin of Indian religions. Special books dealing with high mystical functions of the human body and the human Overself. The Vedas are a source of inspiration which was in existence centuries and centuries before the Bible and before the Alkoran.

VICHARA – TỰ VẤN

Nhiều trường phái Vệ Đà yêu cầu học trò của họ phải thực hiện việc suy ngẫm rất nghiêm túc. Một người cần phải nghiền ngẫm về một chủ đề, nghĩ đến nó, vượt ra ngoài nó và xung quanh nó.

Giáo lý cũng dạy rằng suy tưởng không phải là tri thức. Suy tưởng là một trong những nhược điểm của con người phàm, vì khi CÓ tri thức thì KHÔNG có chỗ cho suy tưởng.

Various Vedanta schools order that their adherents shall engage in very serious thinking. It is necessary for a person to be able to think of, about, over, and around a subject.

It is also taught that thinking is not knowledge. Thinking is one of the drawbacks of the human body, for when knowledge IS, thought is NOT.

VIDEHA – CHIÊM NGHIỆM

Trong suốt cuộc sống trên Trái đất và cuộc sống trên trung giới, chúng ta thường ở trong quá trình phát triển, chúng ta luôn học hỏi không ngừng. Nhưng chúng ta cũng có thể rút lui khỏi việc học liên tục để có thể ‘nghiền ngẫm’ những kiến thức đã thu được cho đến nay. Chúng ta có thể dừng lại bên đường và nghỉ ngơi sau những khó khăn, vất vả của việc học. Chúng ta có thể lật lại ký ức của mình như lật lại những món đồ cũ trên gác xép xem thứ gì nên được giữ lại và thứ gì cần phải bỏ đi.

Những người già đi thường trải qua cái gọi là ‘sống lại tuổi thơ.’ Họ sống trong những kỷ niệm quá khứ, và ở trong quá khứ nhiều hơn hiện tại, họ có thể quay ngược đồng hồ ký ức để xem lại tất cả những sự việc trong cuộc đời dài của họ.

Videha đôi khi được sử dụng để chỉ các Devas (Thánh Linh), tất nhiên, là những người đã được giải thoát khỏi luân hồi.

During life upon Earth, and during life on the astral world, we are normally in a state of growth, we are learning all the time. But we can also withdraw from continual learning so that we can ‘ruminate’ on the knowledge which we have so far gained. We can stop by the wayside and have a rest from the hardships and difficulties of learning. We can turn over our memories like turning over old things in an attic to see what needs to be kept and what needs to be thrown away.

People who are becoming aged often have what is termed ‘a second childhood.’ They live over past memories, they live in the past more than the present, they can turn back the clock of memory to see again all the incidents of their long life.

Videha is sometimes used to indicate Devas, who, of course, are humans who have secured liberation from reincarnation.

VIDEHAMUKTI – GIẢI THOÁT

Từ này đề cập đến trạng thái mà trong đó một người đã đạt được sự tự do khi thoát ra ngoài thể xác. Khi ở ngoài cơ thể, ta có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn với tốc độ của suy nghĩ, nhưng phải luôn nhớ rằng khi ở trong thể xác, một người mới có thể đạt được những trải nghiệm không thể nhận biết được ngoài thân xác. Chúng ta đến Trái đất, hay các hành tinh khác đầu thai, tức là đến với một cơ thể vật lý để học những bài không thể học được khi là linh hồn.

This refers to the state during which one is able to secure liberation while out of the body. While out of the body one can move wherever one will at the speed of thought, but it must always be remembered that when one is in the body one is able to attain to experiences which cannot be realised when out of the body. We come to the Earth, and to other planets, and incarnate, that is, we come to a flesh body to learn lessons which cannot be learned while in the spirit.

VIDYA – TRI THỨC

Từ này chỉ có nghĩa là “tri thức.” Không có gì huyền bí cũng không có gì kỳ lạ về nó. Nó chỉ là một từ trong ngôn ngữ khác cho thuật ngữ cổ điển và phổ biến của chúng ta, từ “tri thức”.

This merely means ‘knowledge.’ There is nothing occult, nothing strange about it. It is just another word in another language for our good old ‘common or garden’ term, ‘knowledge.’

VIJNANA – TỈNH THỨC

Đây là điều mà một người đạt được sau nhiều năm ròng rã học hỏi, đó là sự nhận biết rất cao và sự tôn kính tinh thần đối với Thượng Đế của vạn vật, Thượng Đế cao hơn cả Chân Ngã, Thượng Đế thực sự tồn tại.

This is what one gets after years and years of study, which is a very high realisation and spiritual appreciation of the God of all, the God who is above the Overself, the God who really is.

VIKALPA – VỌNG TƯỞNG

Đây là một trong năm loại tư tưởng tồn tại trong hạ trí. Nó là một dạng của trí tưởng tượng. Chúng ta có thể có một thứ tồn tại “trong cái trí”, và “trong cái trí” ấy nó có vẻ rất thực. Đó là Vikalpa.

This is one of the five kinds of ideas which exist in the lower mind. It is a form of imagination. We can have a thing existing ‘in the mind,’ and ‘in the mind’ it can appear to be very real to us. That is Vikalpa.

VIPARYAYAS – ĐẢO KIẾN

Đây là những suy nghĩ xuất hiện và ngay lập tức được nhận biết là thông tin sai lệch do tiềm thức cung cấp. Để minh họa, hãy giả sự một người nói rằng các con phố ở Luân Đôn đều được lát bằng vàng, thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được nhận biết là thông tin sai.

These are thoughts which come to one and which one immediately recognises as false information supplied by the sub-conscious. As an illustration, let us say that if one were to say that the streets of London were paved with gold, it would immediately be recognised as false information.

VIRAT – LINH HỒN VŨ TRỤ

Đây là vị Manu (Thổ địa) chịu trách nhiệm về toàn bộ Vũ trụ này. Khi ở trên Trái đất, người ta có thể gọi đó là ‘Thượng Đế’, nhưng đó thực sự không phải là Thượng Đế, Thượng Đế là một Bản thể hoàn toàn khác. Virat là Linh hồn của Vũ trụ.

This is the Manu who is responsible for this whole Universe. While on Earth one might say ‘God,’ but it is not God, God is a different Being altogether. Virat is the Spirit of the Universe.

VISHUDDHA – LUÂN XA CUỐNG HỌNG

Đây là trung tâm thứ năm trong số bảy trung tâm Yoga thường được biết đến của cơ thể. Đó là ‘Hoa sen’ ở vùng cổ họng. Nó có mười sáu tia có màu hường được viền đỏ.

Luân xa đặc biệt này được kết nối với sức mạnh ý chí của con người.

This is the fifth of the seven commonly recognised Yogic centres of the body. It is the ‘Lotus’ at the level of the throat. It has sixteen rays with a lilac colour edged with red.

This particular Chakra is connected with the will-power of the human being.

VRITTI – SUY NGHĨ HỖN LOẠN

Đây là một làn sóng suy nghĩ trong tâm trí, nó cuộn xoắn giống như một xoáy nước, và khiến người ta rơi vào trạng thái hỗn loạn cho đến khi người đó hành động để xử lý nó. Nó không phải là một ý nghĩ trực tiếp đến rồi đi, mà thay vào đó nó là một ý nghĩ kéo dài cho đến khi những hành động rõ ràng được thực hiện.

This is a thought-wave in the mind which swirls and swirls around something like a whirlpool, and leaves one in rather a state of turmoil until one does something about it. It is not a direct thought which comes, and is gone, but it is instead a thought which persists until some definite action be taken.

VYANA – KHÍ VYANA

Đây là một nguồn khí đặc biệt cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Ở nam giới nó đặc biệt được kết nối với tuyến tiền liệt và hoạt động tình dục quá mức sẽ làm cạn kiệt khí Vyana. Chính vì điều này mà rất nhiều ‘Bậc thầy’ dởm, nói rằng chúng ta không nên có bất kỳ xu hướng tình dục nào. Điều đó, tất nhiên, là hoàn toàn vô lý. Họ cũng nói rằng chỉ có đen và trắng, và không có bất kỳ màu nào khác.

Tình dục, được sử dụng đúng cách và thuộc loại thuần túy, có thể gửi một sức mạnh tuyệt vời thông qua kênh cột sống, và có thể cung cấp năng lượng cho các trung tâm cao nhất kết nối với Linh hồn.

Tùy thuộc vào sự phát triển của con người, mà màu sắc của Vyana, xuất hiện ở xung quanh khu vực tuyến tiền liệt, biến đổi từ màu nâu đỏ hơi xỉn đến màu phớt hồng.

This is a special source which supplies energy to the whole body. It is connected particularly in the male with the prostate centre and excessive sexual activity depletes the Vyana. It is because of this that so many ‘Masters,’ who really are not at all, say that no one should have any sexual interests whatever. That, of course, is completely absurd. They might as well say that there is only black and there is only white, and there is no other colour whatever.

Sex, properly channeled and of a pure type, can send great power for good through the spinal channel, and can energise the highest centres connected with the spirit.

Depending upon the development of the person, the colour of the Vyana, which appears at around the prostate area, is from a dull brownish-red to a very pale rose.

Dịch và biên tập: VMC Việt Nam