Phụ Lục A: Phép Thở – Trí Tuệ Người Xưa – Lobsang Rampa

THỞ là chức năng quan trọng nhất của chúng ta. Không có hơi thở, chúng ta không thể tồn tại, bởi vì hơi thở – chứa oxy và các khí khác – kích hoạt não bộ và duy trì hoạt động của nó. Nhưng cách chúng ta đang thở là cách thô nhất mà chúng ta có thể sử dụng “không khí”.

Chúng ta phải biết ít nhiều về cách kiểm soát hơi thở trước khi có thể tiến hành bất kỳ hình thức tập luyện nào.

Bạn đã bao giờ nghe thấy hai người đang thì thầm, và bạn sợ rằng họ đang xì xào về bạn? Bạn đã làm gì – làm thế nào để bạn có thể nghe rõ hơn? Bây giờ hãy nghĩ kỹ về điều này – BẠN ĐÃ NÍN THỞ, bởi vì theo bản năng, hoặc qua kinh nghiệm, bạn biết rằng khi nín thở bạn có thể nghe tốt hơn. Có phải vậy không?

Một lần nữa, hãy giả sử bạn bị thương, hoặc nếu bạn thích, hãy tưởng tượng bạn đã phải trải qua một trong những cú ngã đau đớn như khi người ta va phải sàn bê tông. Bạn sẽ làm gì? Hãy suy nghĩ về điều này – BẠN SẼ NÍN THỞ! Theo bản năng, bạn thấy rằng nếu bạn nín thở thì sẽ ít bị sốc hơn, sẽ ít đau hơn, nhưng vì bạn không thể nín thở mãi, bạn sẽ cảm thấy đau khi thở lại bình thường.

Bạn đã bao giờ quan sát những người phu khuân vác khi họ phải đối diện với một vật nặng cần được bê đi chưa? Họ đã làm gì? Đầu tiên, họ nhìn thứ đồ cần được di chuyển một cách rất chán nản, rồi xoa hai bàn tay vào nhau và hít một hơi thật sâu – và HỌ NÍN THỞ trong khi nâng vật nặng lên khỏi mặt đất. Bản năng, hay kinh nghiệm, hay bất tên gọi nào mà bạn đặt cho nó, đã dạy những người phu khuôn vác này, và trên thực tế là bất kỳ ai phải nâng tạ, rằng nếu họ hít thở sâu và nín thở, việc nâng vác sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Công việc của bạn có đòi hỏi việc tư duy sâu không? Bạn có phải suy nghĩ về một vấn đề –  để tìm ra giải pháp không? Nếu có thì chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rằng khi bạn suy nghĩ nhiều hơn và sâu hơn, hơi thở của bạn sẽ càng chậm hơn.

Một Bậc thầy lão luyện đang thiền định sâu thở rất chậm, rất nông, đến nỗi người khác khó nhận biết rằng ông ta có thở hay không, và những người bị chôn vùi trong lòng đất có thể giữ hơi thở để một nhịp thở có thể kéo dài vài giờ đồng hồ!

Hơi thở – hay không khí – là thứ cực kỳ quan trọng đối với chúng ta. Không khí có chứa sinh khí (prana), nhưng sinh khí không phải là thứ mà sinh viên hóa học có thể nhét vào ống nghiệm, hay đun nóng trong bình chưng cất hay nhìn qua kính hiển vi. Sinh khí là một thứ hoàn toàn khác. Người ta có thể nói rằng nó tồn tại ở một chiều không gian khác, nhưng nó hoàn toàn cần thiết cho việc duy trì sự sống vì nó là năng lượng vũ trụ của VẠN VẬT. Nó biểu lộ trong mọi thứ mà chúng ta có thể nghĩ ra, nhưng con người sử dụng sinh khí theo cách thô thiển nhất có thể khi nó được thở một cách cẩu thả, vụng về.

Sinh khí kích thích suy nghĩ của chúng ta. Thiếu sinh khí thì không thể có suy nghĩ; thiếu sinh khí thì cũng không thể chữa lành, bởi vì sinh khí khá cần thiết đối với việc thứ hai. Một ‘Người chữa lành’ là người có thể chuyển lượng sinh khí dư thừa của mình cho một người đau ốm. Khu vực lưu trữ của nó là trong đám rối thái dương. Chúng ta càng có nhiều sinh khí tích trữ, chúng ta càng năng động hơn, càng tràn đầy sức sống hơn, càng tạo được nhiều tác động đến người khác hơn.

Không cần phải đi vào chi tiết về mười kênh năng lượng (Nadi), và cách dòng sinh khí chảy qua chúng. Chúng ta đã đề cập đến những thứ này và về năng lượng Ida, Pingala, và Sushumna trong phần trước của cuốn sách. Thay vào đó, chúng ta muốn có một số bài tập cơ bản và vô hại, nhưng lại có thể mang đến cho chúng ta rất nhiều ích lợi.

Have you heard two people whispering, and you feared that they were whispering about you ? What did you do — how did you listen harder ? Now think of this carefully — YOU HELD YOUR BREATH, because instinctively, or through experience, you knew that in holding your breath you would somehow be able to hear better. That is so, is it not ?

BREATHING is the most essential of our functions. Without breath we cannot exist, because it takes breath — containing oxygen and other gases — to activate the brain and keep it working. But our manner of breathing is the coarsest way we can possibly use ‘air.’

We have to know something about breath control before we can go to deal with any form of exercise.

Again, suppose you cut yourself, or, if you prefer, imagine you have sustained one of those painful grazes which one can obtain from a fall on rough concrete. What do you do ? Think of this carefully — YOU HOLD YOUR BREATH ! You find, by instinct, that if you hold your breath there is less shock, there is less pain, but as you cannot go on holding your breath indefinitely you feel pain when you breathe normally.

Have you ever watched strong furniture removal men when they are confronted with a heavy object which has to be taken away ? What do they do ? They first look very glumly at the object to be lifted, then they dolefully rub their hands together while they take a deep breath — and THEY HOLD THEIR BREATH while they are actually lifting the heavy article off the ground. Instinct, or experience, or whatever you like to call it, has taught these furniture removal men, and in fact anyone who has to lift weights, that if they take a deep breath and hold it, lifting becomes much easier.

Does your work necessitate deep thinking ? Do you have to ponder upon a matter — work out some form of solution ? You DO ? Then no doubt you will have noticed that as you think more and more deeply your breath becomes slower and slower.

An Adept who is deeply meditating breathes so slowly, so shallowly, that one has difficulty in knowing if he is breathing at all, and those people who are buried in the earth can suspend their breathing so that one breath might last for several hours !

Breath — air — is essential to us. Air contains prana, but prana is not a matter which the student of chemistry can shove into a test tube, or heat in a retort, or look at through a microscope. Prana is a different thing altogether. One might say that it exists in a different dimension, but it is absolutely essential for the maintenance of life because it is the universal energy of EVERYTHING. It is manifest in everything that we can think of, and yet humans use prana in the coarsest possible way when it is breathed carelessly, clumsily.

Prana stimulates our thoughts. Without adequate prana there can be no thought ; without adequate prana there can be no healing, because for the latter prana is quite essential. A ‘healer’ is a person who can transfer his or her own excess prana to a sufferer. The area of its storage is in the solar plexus. The more prana we have succeeded in storing the more dynamic we are, the more vibrant with life force, the more we make an impact upon others.

There is no point in going into details about the ten Nadis, and how prana moves through them. We have dealt with such things and about Ida, Pingala, and Sushumna in the preceding portion of this book. Instead, we want to have some elementary exercises which cannot hurt us, but which can do us a tremendous amount of good.

Thở dưới

Trước hết – bạn đang thở như thế nào? Có nhiều hơn một hệ thống thở, bạn biết đấy. Để minh họa, hãy ngồi thật thoải mái, tốt nhất là trên một ghế tựa cứng, giữ cho cột sống của bạn dựng thẳng và đầu hướng về phía trước. Thư giãn hết mức có thể trong khi duy trì thế ngồi thẳng đó. Bây giờ, hãy hít thở sâu, một hơi dài, để cho phần bụng dưới của bạn phồng ra, nhưng không làm căng lồng ngực hay làm nâng vai. Bạn phải giữ nguyên ngực và vai, hít thở sâu bằng cách trùng cơ hoành xuống dưới, để chỉ phần bụng dưới phình ra. Đây là được gọi “thở dưới” và nếu bạn làm đúng cách, bạn sẽ thấy rằng xương sườn và cơ liên sườn của bạn không di chuyển. Bạn sẽ nhớ kỹ điều này chứ?. ‘Thở dưới’ là bài đầu tiên trong số các bài tập của chúng ta, vì vậy chúng ta hãy gọi nó là Hệ thống Thở Số Một.

First of all — how do you breathe ? There is more than one system, you know. As an illustration, sit comfortably, preferably on a hard-backed chair, keep your spine erect and your head facing forward. Relax as much as you can while maintaining that erect posture. Now take a deep breath, a long breath, allowing your lower abdomen to swell out, but without inflating your chest or raising your shoulders. You have to keep your chest as it was and your shoulders as they were, the deep breath is taken by letting your diaphragm sag downwards, so that only the lower abdomen swells out. This is ‘lower breathing,’ and if you do it properly you will find that your ribs and intercostal muscles do not move. Remember that, will you ? This ‘lower breathing’ is the first of our exercises, so let us call it System Number One.

Thở giữa

Khi bạn đã thực hành xong cách thở thứ nhất, hãy thử một phương pháp khác. Hít thở sâu trong khi giữ cho cơ hoành không dịch chuyển. Lần này, thở với sự hỗ trợ của xương sườn và cơ liên sườn của bạn. Hít một hơi thật sâu; bạn sẽ thấy rằng bây giờ ngực của bạn đang nở ra, nhưng bụng của bạn vẫn bình thường – không giãn nở.

Trong bài tập này, bạn sẽ quan sát thấy phần ngực cửa bạn mở rộng thay vì phần bụng. Phương pháp này được gọi là ‘thở giữa’. Chúng ta đã gọi hệ thống lúc nãy là Hệ thống Số Một; vì vậy lần này chúng ta sẽ gọi đây là Hệ thống Số Hai.

When you have done that, try another method. Take a deep breath while preventing your diaphragm muscle from moving. This time, breathe with the aid of your ribs and your intercostal muscles. Take a really big breath ; you will find that now your chest is expanding, but your abdomen remains quite normal — unexpanded.

In this exercise you will observe that you have chest expansion instead of abdomen expansion. This method is termed ‘middle breathing.’ We called the other system — System Number One ; so this time we will term it System Number Two.

Thở ngực

Vẫn còn một hệ thống nữa và chúng ta sẽ nói về nó ngay bây giờ. Bạn vẫn ngồi thẳng, đầu vẫn hướng về phía trước. Hóp bụng lại một chút, như thể bạn đang cố gắng ‘hút’ nó về phía ngực. Bây giờ, khi bụng đang co lại, hãy hít thở sâu trong khi nâng cao vai và giữ yên xương sườn và cơ liên sườn của bạn. Đây là một cách thở hoàn toàn khác, một cách thở giúp cho phần trên của phổi trở nên thông thoáng. Chúng ta sẽ gọi hệ thống này, Hệ thống Số Ba.

There is yet another system and we will deal with it now. You are still sitting erect, still with your head facing forward. Draw in your abdomen slightly, as if you are trying to ‘suck’ it up towards the chest. Now, with your abdomen contracted take a deep breath while raising your shoulders and keeping your ribs and intercostal muscles as still as possible. This is a completely different type of breathing, one in which the upper portions of the lungs become well ventilated. We will call this system, System Number Three.

Thở toàn diện

Hệ thống Số Một cho phép bạn tiếp nhận nhiều không khí nhất so các hệ thống khác. Hệ thống Số Ba là kém hiệu quả nhất, còn Hệ thống Số Hai thì ở giữa.

System Number One enables you to take in far more air than the other systems. System Number Three proves to be the least efficient of the lot, with Number Two coming in between.

Cách thở tốt nhất là sử dụng cả ba loại. Bạn bắt đầu với việc từ từ hít không khí bằng cách phồng bụng dưới, giữ yên vai và xương sườn. Tiếp theo, bạn mở xương sườn và các cơ liên sườn để làm phồng ngực, đồng thời nâng vai lên và hạ xuống. Điều này làm đầy toàn bộ khu vực phổi và ngăn chặn khí hư dẫn đến hen suyễn, khản tiếng và thông thường là tắc nghẽn phổi. Thực hành cách thở hoàn chỉnh này là một việc dễ dàng, nhưng bạn phải nhớ rằng hít vào chỉ mới là một nửa trận chiến. Khi bạn thở ra –  vai của bạn phải chùng xuống, xương sườn của bạn khép lại và bụng của bạn phải đẩy càng nhiều khí hư ra khỏi phổi càng tốt. Cho đến khi chúng ta thành thạo điều này – cho đến khi bạn có thể đẩy được toàn bộ khí hư và tiếp nhận không khí trong lành – thì không thể tiến xa hơn để hấp thụ lượng sinh khí tối ưu. Tạm cho là bạn đã luyện tập – chúng ta hãy đi xa hơn một chút.

The best way to breathe is that using all three types. You start by slowly taking in air by swelling out the lower abdomen, and keeping your shoulders still and your ribs rigid. Next you swell out the chest using the ribs and the intercostal muscles, and at the same time you raise your shoulders and force them back. This fills the whole lung area and prevents pockets of stale air which lead to asthma, voice complaints, and often to lung congestion. It is an easy matter to practice this type of complete breathing, but you must remember that breathing in is only half the battle. When you breathe out — exhale — your shoulders should sag, your ribs should close in, and your abdomen should push up to squeeze as much stale air as possible from your lungs. Until we have this clear — until you can get rid of stale air and take in fresh — it is not possible to go farther in obtaining the optimum amount of prana. Presumably you have practiced by now so — let us go a little farther.

Thở tỉ lệ 1:4:2

Chúng ta phải nhớ rằng thở bao gồm ba bước:

  1. Hít vào.
  2. Giữ hơi thở.
  3. Thở ra hết.

We have to remember that breathing consists of three steps : 

  1. Breathing in.
  2. Retaining the breath.
  3. Exhaling all the breath.

Có nhiều “tỷ lệ” khác nhau cho phép chúng ta đạt được các mục tiêu nhất định. Tức là chúng ta nên hít vào trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giữ hơi thở trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới thở ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét các “tỷ lệ”.

TỶ LỆ: Chắc hẳn mọi người đều biết, phổi giống như những miếng bọt biển bên trong một chiếc túi xốp. Nếu bạn nạp đầy không khí vào phổi, oxy sẽ được đưa vào máu, và các khí thải từ máu sẽ trở lại phổi và đọng lại trong một số hõm sâu của miếng ‘bọt biển’.

Chúng ta cần thở ra gấp đôi thời lượng hít vào vì có thể cần gấp đôi thời gian để đưa khí hư ra khỏi phổi. Đồng thời, chúng ta nên đẩy càng nhiều không khí ra càng tốt.

Nếu chúng ta không thở ra hoàn toàn, thì chúng ta sẽ không thể nhận được đầy đủ không khí vào phổi trong lần hít vào tiếp theo, và khí đi vào sẽ bị ô nhiễm bởi khí hư (giống như nước đọng trong ao) ở trong các hõm sâu.

There are various ‘ratios’ which enable us to achieve certain objectives. That is, we should breathe in for a certain period of time, then we should retain that breath for a certain period of time before exhaling over a certain period of time.

Let us look, then, at ‘ratios.’

RATIOS : As probably everyone knows by now, the lungs are like sponges inside a sponge bag. If you fill the lungs with air the oxygen is taken into the blood, and waste gases from the blood pass back into the lungs and become lodged in some of the deeper sacs of our ‘sponges.’

We need to exhale for twice as long as we inhale because it may be taken that it needs twice the time to get the impure air out of the lungs. At the same time we should squeeze out as much air as we can.

If we do not completely exhale, then we cannot get full lungs of air on the next inhalation, and the incoming air will be contaminated by the stale air (like stagnant water in a pond) in the deeper sacs.

Khí hư không diệt trừ vi khuẩn và do đó phổi có thể bị ảnh hưởng bởi Bệnh lao, viết tắt của trực khuẩn lao, một bệnh không dễ xảy ra nếu người đó hít thở sâu và thở ra hoàn toàn.

Cần tuân thủ tỷ lệ một đơn vị vào và hai đơn vị ra. Ví dụ, nếu hít vào trong bốn giây thì thở ra trong tám giây. Với việc luyện tập, bạn có thể hít vào trong thời lượng dài hơn nhiều và thở ra gấp đôi thời lượng đó.

Chúng ta đã hiểu rằng tỷ lệ thở trung bình là một vào hai ra. Bây giờ chúng ta hãy xem xét bước tiếp theo.

Stale air lets bacilli remain undisturbed, and so the lungs can be affected by T.B. (Tuberculosis, short for tubercle bacillus, Ed.), which is not so easily the case if one breathes deeply and exhales completely.

The ratio of one unit in and two units out should be adhered to. As an example, breathe in for four seconds and breathe out for eight seconds. With practice you can breathe in over a much higher time and breathe out over twice that time.

We have seen that the average input ratio is one to two. Now let us look at the next step.

Chúng ta nên giữ hơi thở trong bao lâu? Thời lượng trung bình gấp bốn lần số giây bạn hít vào hoặc gấp đôi thời lượng bạn thở ra. Vì vậy, áp dụng minh họa vừa nãy của chúng ta, bạn nên hít vào trong bốn giây, giữ lại hơi thở trong bốn lần bốn giây, tức là mười sáu giây và thở ra trong hai lần bốn giây, tức là tám giây. Vì vậy, chúng ta – hít vào trong bốn giây, giữ thở trong mười sáu giây và thở ra trong tám giây.

How long should we retain our breath ? An average time is four times the amount of seconds it took you to inhale, or twice as long as it takes you to exhale. So on our former illustration you should breathe in for four seconds, retain the breath for four times four seconds, that is, sixteen seconds, and breathe out over twice four seconds, that is, eight seconds. So we have — breathe in for four seconds, hold your breath for sixteen seconds, and breathe out for eight seconds.

Đương nhiên, đây chỉ là một minh họa, chỉ là một ví dụ, chẳng mấy chốc bạn sẽ muốn giữ hơi thở lâu hơn và áp dụng một số tỷ lệ khác, nhưng chúng ta sẽ nói khi đến phần đó. Tuy nhiên, bạn nên nhớ kỹ điều này; nếu bạn thở không ổn định, tâm trí bạn không ổn định. Khi hơi thở của bạn ổn định, tâm trí của bạn cũng vậy. Bạn thở thế nào thì bạn là thế ấy.

Thở từng bên mũi

Bây giờ chúng ta sẽ có một số bài tập được BIẾT là sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nếu bạn thực hiện chúng một cách tận tâm. Để tiết kiệm thời gian và giấy mực, xin được nói ngay ở đây rằng đối với tất cả các bài tập này, bạn nên ngồi thoải mái. Nếu bạn còn trẻ, và có một số thực hành, bạn có thể thích ngồi trong Tư thế Hoa sen, hoặc ngồi khoanh chân, nhưng điều thực sự quan trọng là bạn ngồi sao cho thoải mái, đừng bận tâm về những điều kỳ bí, chỉ cần ngồi thật thoải mái; giữ cho cột sống thẳng và đầu hướng về phía trước (trừ khi được chỉ dẫn khác).

Naturally, this is just an illustration, just an example, for soon you will want to hold your breath for longer and have some different ratios, but we will deal with that all in its turn. You should keep before you, though, this thought ; if you breathe irregularly, you are irregular in the mind. When your breath is steady so is your mind. As you breathe, so are you.

Now we will have some exercises which it is KNOWN will be of great help to you if you will carry them out conscientiously. To save time and paper, and all that, let it now be stated that for all these exercises you should be sitting comfortably. If you are young, and have some practice in such things, you may like to sit in the Lotus Position, or sit with your legs crossed, but all that matters really is that you sit so that you are comfortable, never mind about the exotic things, just sit comfortably ; keep your spine erect, and your head (unless specifically told otherwise) facing forward.

Chúng ta sẽ cần phải có một khoảng thời gian – một đơn vị – giống như trong nhiếp ảnh ngày xưa, người ta thường đếm từng giây: ‘Kodak Một, Kodak Hai, Kodak Ba, v.v.’ (quảng cáo miễn phí cho Kodak nhé!), chúng ta có thể nói ‘OM Một, OM Hai, OM Ba,’ v.v.

Đây là bài tập đầu tiên. Hãy nhớ rằng, bạn đang ngồi trên một chiếc ghế cứng với cột sống thẳng và đầu hướng về phía trước. Hít thở sâu hai hoặc ba lần – chỉ cần hít vào, giữ nó trong khoảng một giây rồi thở ra. Làm điều đó hai hoặc ba lần. Bây giờ – đặt một ngón tay vào cánh mũi bên phải của bạn để bạn không thể thở bằng lỗ mũi đó. Bạn sử dụng ngón tay nào không quan trọng, kể cả bạn muốn dùng ngón cái thì cũng được, mục đích chỉ là bịt lỗ mũi đó lại để không sử dụng nó.

We shall have to have some period of time — some unit — and just as in the old days of photography people used to count off seconds : ‘Kodak One, Kodak Two, Kodak Three, etc.’ (free advertisement for Kodak !), we can use ‘OM One, OM Two, OM Three,’ and so on.

Here is the first exercise. Remember, you are sitting on a hard chair with your spine erect and your head facing forward. Take two or three deep breaths — just take in the breath, hold it for about a second, and let it out. Do that two or three times. Now — put a finger against your right nostril so that you cannot breathe through that nostril. It does not matter which finger you use, or even if you use your thumb, the whole purpose is to close the nostril so that it cannot be used.

Hít vào bằng lỗ mũi bên trái trong khi đếm trong đầu ‘OM Một, OM Hai, OM Ba, OM Bốn, OM Năm.’ Sau đó thở ra bằng lỗ mũi trái (đảm bảo rằng bạn luôn bịt chặt lỗ mũi bên phải) trong khi thực hiện đếm  ‘OM’ mười lần. Trong mọi trường hợp như thế này, thời lượng thở ra gấp đôi thời lượng hít vào, đây là một quy luật cố định.

Lặp lại động tác này hai mươi lần, nghĩa là hít vào bằng lỗ mũi bên trái và thở ra bằng lỗ mũi bên trái hai mươi lần, hít vào trong khoảng thời lượng năm chữ ‘OM’ và thở ra trong khoảng mười chữ ‘OM’.

Sau đó, chỉ cần ngồi yên trong giây lát và xem liệu bạn có cảm thấy khá hơn không, và hãy nhớ rằng, bạn chỉ mới bắt đầu! Giai đoạn thứ hai sẽ đến tiếp theo.

Inhale through the left nostril to the mental count of ‘OM One, OM Two, OM Three, OM Four, OM Five.’ Then exhale through the left nostril (be sure that you keep the right one tightly closed) while doing the ‘OM’ count ten times. In every case such as this the breathing out time is twice that of the breathing in time, that is a fixed rule.

Repeat this twenty times, that is, breathe in through the left nostril, and exhale through the left nostril twenty times, breathing in over a period of five ‘OM’s’ and breathing out over a period of ten ‘OM’s.’

After that just sit still for a few moments, and see if you do not already feel quite a lot better, and remember, you are just starting ! The second stage comes next.

Bạn vừa mới bịt lỗ mũi bên phải, bây giờ bạn cũng làm tương tự nhưng hãy bịt lỗ mũi bên trái. Một lần nữa, không quan trọng bạn sử dụng ngón tay nào, hay bàn tay nào. Tiến hành chính xác như bạn đã làm khi thở bằng lỗ mũi trái, trong khoảng thời gian đúng như vậy và thực hiện động tác thở bằng lỗ mũi phải trong hai mươi lần như đã làm với bên trái.

Bạn phải thở khẽ hết mức có thể, và bạn phải thở theo cách mà chúng ta gọi là thở toàn diện, tức là sử dụng bụng, sử dụng cơ ngực, nâng vai và hạ vai. Bạn phải nạp vào nhiều khí nhất có thể, và cũng phải đẩy ra nhiều khí nhất có thể. Sau những bài tập này, bạn sẽ không còn một chút khí thải hay khí hư nào trong phổi!

You have just had your right nostril closed, so now you do the same thing but keep your left nostril closed. Again, it does not matter which finger you use, or even which hand you use. Proceed exactly as you did when breathing through the left nostril, take exactly the same amount of time, and do this breathing through the right nostril for twenty times as you did for the left.

You must breathe as silently as you can, and you must take what we term the complete breath, that is, using your abdomen, using your chest muscles, and raising and throwing back your shoulders. You have to get in as much air as you can, and you have to get out as much air as you can. After these exercises you will have no foul or stale air left in your lungs !

Bài tập đầu tiên này nên được thực hiện trong vòng hai tuần. Bạn có thể tập từ từ – chậm chạp – tăng dần thời gian hít vào và thở ra, nhưng đừng làm bất cứ điều gì gây ra căng thẳng hoặc mệt mỏi cho bạn. Bạn phải ‘tiến nhanh một cách chậm.’ Nếu bạn thấy năm giây hít vào và mười giây thở ra là quá nhiều, thì hãy chỉ hít vào trong bốn hoặc thậm chí ba giây, và thở ra trong tám hoặc sáu giây. Những số liệu cụ thể này chỉ được đưa ra như một hướng dẫn, bạn phải sử dụng lẽ thường, và phải điều chỉnh phù hợp với bản thân. Nếu bạn bắt đầu với thời lượng ngắn, thì bạn sẽ đạt được tiến bộ trong khi mất nhiều thời gian hơn, nhưng lại an toàn hơn rất nhiều.

Hãy để ý rằng trong bài tập trên, bạn không hề giữ lại hơi thở; Điều đó được chỉ định vì một lý do đặc biệt, bởi vì bài tập này được thiết kế để làm cho lỗ mũi quen với việc thở đúng cách. Nhiều người thở bằng miệng, hoặc chỉ bằng một lỗ mũi, và bài tập được đưa ra ở trên là một dạng chuẩn bị trước.

This first exercise should be carried out for two weeks. You can slowly — very slowly — increase the time of inhalation and exhalation, but do not do anything which strains you or tires you. You must ‘make haste slowly.’ If you find five seconds in and ten seconds out is too much, then make it four, or even three, seconds in, and eight or six seconds out. These particular figures are given merely as a guide, you have to use commonsense, and you have to suit yourself. If you start with a smaller time, then you will make progress but you will take rather a longer period over it, while being much, much safer.

Observe particularly that in the above exercise you do not retain the breath ; that is done for a special reason, because this exercise is designed to make the nostrils accustomed to breathing properly. So many people breathe through the mouth, or through one nostril, and the exercise given above is a form of training process first.

Chúng tôi gợi ý rằng bạn nên thực hiện bài tập này trong khoảng hai tuần. Nếu bạn mất hai tuần, ba tuần hoặc bốn tuần thì cũng không thành vấn đề, không việc gì phải vội vàng, bạn có rất nhiều thời gian, và tốt hơn là nên làm một việc từ từ và đúng cách bởi vì vội vã sẽ chẳng dẫn đến đâu. Vì vậy, bây giờ, sau hai, ba, bốn tuần, hoặc bao lâu tùy thích, chúng ta hãy bắt đầu với cái được gọi là thở luân phiên.

Thở luân phiên

Hãy nhớ bạn phải ngồi như thế nào? Chà, bây giờ nó hẳn đã trở thành là bản năng thứ hai của bạn! Vậy là bạn đang ngồi trên một chiếc ghế cứng, hai chân khép vào nhau, cột sống dựng thẳng, đầu thẳng và nhìn về phía trước. Bây giờ, bạn bắt đầu bằng việc bịt mũi phải trong khi bạn hít vào bằng bên trái. Giữ hơi thở một lúc trong khi bạn bịt mũi trái và thở ra bằng mũi phải, nghĩa là, trong trường hợp này, bạn đang hít vào bằng một mũi và thở ra bằng mũi bên kia.

We suggested that you should do this exercise for two weeks or so. If you take two weeks, three weeks, or four weeks it does not matter, there is no hurry, you have plenty of time, and it is better to do a thing slowly and properly because rushing through does no good. So now, after two, or three, or four weeks, whatever you like, let us get on to what is known as the alternate nostril breathing.

Remember how you have to sit ? Well, it should be second nature by now ! You are sitting, then, on a hard chair with your feet together, your spine erect, your head level, and your gaze straight forward. So you start now by closing the right nostril while you breathe through the left. Hold the breath a moment while you close the left nostril and exhale through the right nostril, that is, in this case, you are breathing in through one nostril and out through the other.

Lần tiếp, hít vào bằng mũi phải, và khi bạn đã nạp một lượng lớn không khí, hãy dùng ngón tay hoặc ngón cái bịt lỗ mũi bên phải, và thở ra bằng bên trái. Một lần nữa, bạn phải hít vào trong năm hoặc sáu giây, và thở ra trong mười hoặc mười hai giây.

Bạn đã làm được chưa? Đầu tiên, bạn dùng một ngón tay bịt mũi bên phải và hít vào bằng mũi bên trái. Sau đó, bạn bịt lỗ mũi bên trái và thở ra bằng bên phải. Sau đó, bạn luân phiên đổi bên, bạn hít vào bằng mũi phải (với bên trái bịt lại), sau đó bịt bên phải và thở ra bằng bên trái. Làm như vậy khoảng hai mươi lần.

Next time inhale through the right nostril, and when you have a big lungful of air close the right nostril with a finger or thumb, and exhale through the left. Again, you have to breathe in for five or six seconds, and breathe out for ten or twelve seconds.

Have you got that right ? First you close your right nostril with a finger and inhale through the left nostril. Then you close the left nostril and exhale with the right. After that you change things around, you inhale through the right nostril (with the left closed), and then you close the right and exhale through the left. Do that for about twenty times.

Sau một tháng, bạn có thể tăng thời lượng lên tám và mười sáu giây, và khi bạn đã tập được một tháng hoặc hai tháng, bạn sẽ thấy rằng bạn đã khỏe lên rất, rất nhiều. Thị lực của bạn sẽ được cải thiện và bạn sẽ đi đứng nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên thực hành bài tập thứ hai này trong ba tháng vì đây vẫn là giai đoạn ‘chuẩn bị’, hay giai đoạn mà cơ chế thở của bạn đang được huấn luyện.

After a month you should be able to increase the time so that you are doing eight and sixteen seconds, and when you have been doing it a month, or two months, you will find that you are very, very much better in health. Your sight will improve, and you will become lighter on your feet. It is suggested that this second exercise be practiced for three months because it is still a ‘probationary’ period, or a period in which your breathing mechanism is becoming trained.

Thở luân phiên tỉ lệ 4:8:8

Bài tập Số Ba: tương tự như Bài số Hai, nhưng ở đây chúng ta có một quãng để giữ hơi thở. Cần phải nói rõ rằng một người nên giữ hơi thở trong khoảng thời gian gấp bốn lần thời gian người ấy hít vào, nhưng chừng nào bạn chưa quen với hệ thống này, việc giữ hơi thở của bạn chỉ cần gấp đôi thời gian hít vào và sau một vài tháng, bạn có thể tập theo tỷ lệ một/bốn.

Exercise Number Three : this is similar to the Number Two, but we have here retention of breath as well. It should be stated now that although one should retain the breath for four times as long as one took to breathe in, until you are well used to this system it is much more comfortable to retain your breath for only twice as long as it took to breathe it in and then after a few months you can work up to the one to four ratio.

Trong bài tập thứ ba này, một người phải hít không khí qua mũi trái trong khi thực hiện đếm ‘OM’ bốn lần. Tiếp theo, người ấy giữ không khí trong thời lượng là tám lần đếm ‘OM’. Sau đó, thở ra bằng mũi phải (chúng ta thở vào bằng bên trái, hãy nhớ) tám lần. Khi chúng ta đã thở ra và không dừng lại, hãy hít vào bằng mũi phải (và bịt bên trái), giữ nguyên hơi thở trong tám lần ‘OM, rồi thở ra bằng mũi bên kia. Bạn nên thực hành việc này hai mươi lần một ngày.

Việc bạn sử dụng ngón tay nào để bịt mũi không quan trọng. Nhiều người nói rằng bạn không được sử dụng ngón này mà phải sử dụng ngón kia chỉ để làm cho mọi thứ có vẻ bí ẩn. Đối với tôi, tôi đã thực hành điều này trong nhiều năm hơn bạn nghĩ, và tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm cá nhân, cũng như từ kinh nghiệm quan sát của những người khác, VIỆC BẠN SỬ DỤNG NGÓN TAY NÀO KHÔNG QUAN TRỌNG!

In this third exercise one has to inhale the air through the left nostril while doing our ‘OM’ count four times. Then one retains the air during an ‘OM’ count of eight times. After that, exhale through the right nostril (we breathed in through the left, remember) eight times. When we have breathed out, and without stopping, inhale through the right nostril (and with the left closed), retain the breath for the eight ‘OM’s, and then breathe out through the opposite nostril. You would be well advised to practice this twenty times a day.

It really does not matter what finger or thumb you use to close off the unwanted nostril. So many people say you must not use this finger or you must use that finger, just to try to make things look mysterious. In my case I have been doing it for more years than you would believe, and I can tell you from personal experience, as well as from the observed experience of others, IT DOES NOT MATTER WHICH FINGER OR THUMB YOU USE !

Tất nhiên, bạn sẽ luyện tập và hít thở ngày một sâu hơn, giữ hơi thở lâu hơn, và thở ra ngày một chậm hơn. Ban đầu, bạn có thể tập hít vào trong bốn giây, giữ tám giây và thở ra trong tám giây. Nhưng sau hai tháng hoặc lâu hơn, bạn sẽ có thể hít vào tám giây, giữ mười sáu giây và thở ra mười sáu giây, và để cho bạn một mục tiêu để cố gắng, khi bạn đã tập được một năm, bạn có thể hít vào trong tám giây, giữ nó trong khoảng nửa phút, và sau đó thở ra trong khoảng mười sáu giây. Nhưng bạn không nên thử điều này cho đến khi bạn đã luyện tập được mười hai tháng.

You will, of course, be practicing and getting bigger and bigger breaths, and longer and longer retentions, and slower and slower exhalations. You will be able to do, to start, four seconds in, hold it eight seconds, and breathe out for eight seconds. But after two months or so you will be able to breathe in for eight seconds, hold it for sixteen seconds, and exhale for sixteen seconds, and to really give you something to work for, when you have been doing it for a year you should be able to breathe in for eight seconds, hold it for about half a minute, and then breathe out over some sixteen seconds. But you should not try that until you have been practicing for some twelve months.

Đây thực sự là một hệ thống thở rất tốt, và một hệ thống nên được thực hành mỗi ngày ‘hai mươi lần’.

Phép thở giữ ấm

Còn đây là một bài tập cho phép người ta giữ ấm trong thời tiết lạnh giá. Một bài tập được thực hành nhiều ở Tây Tạng, nơi mà một lạt ma có thể ngồi trên băng mà không cần quần áo ấm, thậm chí làm tan băng xung quanh ông ta và làm khô những tấm chăn ướt phủ quanh vai.

Đây là cách bạn thực hiện. Hãy ngồi lại thoải mái và đảm bảo rằng bạn đang ngồi với cột sống thẳng. Bạn không được có một chút căng thẳng hay lo lắng nào lúc này. Nhắm mắt lại và nghĩ về việc bạn đang nói, ‘OM, OM, OM’ trong đầu.

Bịt lỗ mũi bên trái và hít vào càng nhiều không khí càng tốt qua mũi phải. Sau đó bịt lỗ mũi bên phải (ngón tay cái là tốt nhất để làm điều này vì nó là thuận tiện nhất), và giữ lại hơi thở bằng cách ấn sâu cằm vào ngực, đưa cằm gần về phía cổ.

This really is a very good system of breathing, and one which should be practiced every day for ‘twenty rounds.’

Here is an exercise which enables one to keep warm in cold weather. It is something much practiced in Tibet where a lama can sit unclothed on ice, and even melt ice around him and dry off wet blankets draped around his shoulders.

Here’s how you do it. Sit comfortably again, and make sure that you really ARE sitting with your spine upright. You must have no tensions or pressing worries for the moment. Close your eyes, and think of yourself saying, ‘OM, OM, OM,’ telepathically.

Close your left nostril, and take in as much air as you can through the right nostril. Then close the right nostril (your thumb is the best for this because it is most convenient), and retain the breath by pressing your chin hard against your chest, bring your chin up close to your neck.

Giữ hơi thở trong một lúc và sau đó dần dần thở ra bằng mũi trái trong khi bịt mũi phải (một lần nữa ngón cái là dễ nhất ở đây).

Một lưu ý đặc biệt – trong bài tập cụ thể này, người ta luôn hít vào bằng lỗ mũi bên phải và luôn thở ra bằng lỗ mũi bên trái.

Ban đầu, bạn nên thực hiện động tác này trong mười nhịp thở, sau đó bạn tăng dần thời lượng giữ hơi thở lên khoảng năm mươi lần, nhưng bạn phải tăng thời lượng giữ hơi thở rất từ từ, không cần phải vội vã và nhân nói về chủ đề này, đây là một lưu ý nhỏ có thể giải phóng bạn khỏi lo lắng; Khi bạn đã tập luyện một thời gian và bạn đã tập giữ hơi thở, bạn có thể nhận thấy rằng mình đổ mồ hôi từ chân tóc. Điều đó là hoàn toàn an toàn, hoàn toàn bình thường và thực sự làm tăng sức khỏe và sự sạch sẽ của cơ thể.

Hold the breath for a time and then gradually exhale through the left nostril by closing the right nostril (again the thumb is easiest here).

Careful note — in this particular exercise one always breathes in through the right nostril, and always breathes out through the left nostril.

You should do this from a start of ten breathings, during which you gradually increase the time of breath retention, up to some fifty times, but you must increase your breath retention very gradually, there is no need to rush, and while on the subject here is a little note which may free you from worry ; when you have been doing it for some time, and you are doing it with deep breath retention, you may find that you perspire from the roots of the hair. That is perfectly safe, perfectly normal, and really does increase the health and cleanliness of the body.

Phép thở cải thiện máu và làm mát cơ thể

Đây là một hệ thống thở khác rất tốt để cải thiện tình trạng của máu và giữ cho bạn luôn mát mẻ.

Bạn đã bao giờ thấy một con chó hoặc một con mèo gấp lưỡi lại để nó trở thành hình chữ V chưa? Chà, trong trường hợp này, chúng ta sẽ bắt chước loài mèo! Ngồi như trước, tức là, ngồi thoải mái trên một chiếc ghế cứng với cột sống thẳng. Chếch lưỡi của bạn ra một chút và làm cho nó có hình chữ V. Sau đó, bạn hít vào QUA MIỆNG tạo ra tiếng ‘Ssss’. Giữ hơi thở của bạn càng lâu càng tốt, rồi thở ra bằng mũi. Bạn cần làm điều này hai mươi lần một ngày.

Here is another system of breathing which is very good to improve the state of the blood, and keep one cool.

Have you ever seen how a dog or a cat folds the tongue so that it becomes a vee shape ? Well, in this case we are going to be like the cat ! Sit as before, that is, comfortably on a hard seat with the spine erect. Protrude your tongue just a little, and make it so that it has a vee. Then you draw ALL THROUGH THE MOUTH with an indrawn ‘Ssss.’ Hold your breath as long as possible, and then exhale through the nostrils. You need to do this for twenty times a day.

Điều quan trọng là bạn phải tuyệt đối đều đặn các bài tập này. Đừng bỏ lỡ một ngày và làm bù gấp đôi vào ngày hôm sau, đó chỉ là một sự lãng phí thời gian. Nếu bạn không thường xuyên tập luyện, thì tốt hơn hết là bạn không nên bắt đầu. Vì vậy – hãy đều đặn, đúng giờ, cố gắng thực hiện các bài tập của bạn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, và khi thực hiện chúng không được nhăn mặt, không được vặn vẹo theo bất kỳ tư thế nào. Nếu bạn thấy mình bị đau, hãy dừng ngay cho đến khi hết đau. Hơn nữa, bạn không thể thực hiện những bài tập này nếu bạn vừa ăn quá no. Hầu hết mọi người ăn quá nhiều trong thời gian quá lâu mà chẳng vì mục đích gì, và vì vậy một chế độ ăn điều độ là tốt nhất.

It is important that you should be absolutely regular in these exercises. Do not miss one day and do twice as long the next day, that is just a waste of time. If you are not going to do the exercises regularly, then it is far better not to start. So — be regular, be punctual, try to do your exercises at the same time every day, and when doing them do not screw up your face, do not indulge in any contortions of any kind. If you find that you get any pain, stop immediately until the pain is gone. Further, you cannot do these exercises if you have just over-stuffed yourself with food. Most people eat too much for too long to too little purpose, and so a moderate diet is to be preferred.

Cảnh báo cho người tập luyện

Một cảnh báo cuối cùng, đừng thực hiện các bài tập này nếu bạn bị bệnh tim hoặc Bệnh lao (viết tắt của trực khuẩn lao). Đừng cố gắng nín thở lâu hơn mức thoải mái. Dù sao thì vẫn còn có những kiếp sống khác, những gì bạn không học được trong cuộc đời này, bạn luôn có thể ‘ghé thăm’ lại, và tiếp tục chỗ bạn đã bỏ dở! Và cũng cần nói rõ rằng trừ khi bạn còn rất trẻ, rất dẻo dai và có bảo hiểm tốt, bạn không nên thực hiện bất kỳ bài tập nào yêu cầu bạn giữ thăng bằng trên ngón cái hoặc ngồi gác chân lên đầu hay tương tự. Trừ khi bạn sinh ra là người Á đông, hoặc trừ khi bố mẹ bạn là nghệ sĩ nhào lộn tại rạp xiếc địa phương, bạn sẽ được khuyên không nên động vào những thứ như vậy.

As a final warning, do not do these exercises if you have heart disease or T.B. (Tuberculosis, short for tubercle bacillus, Ed.). Do not try to hold your breath longer than is comfortable. After all, there will be other lives, what you do not learn in this life you can always ‘drop in’ again, and take up where you left off ! And it should be stated, too, that unless you are very young, very supple, and very well insured, you should not do any of the exercises which require you to balance on one thumb or sit with your feet resting on the top of your head or something. Unless you were born an Easterner, or unless your parents were acrobats at the local circus, you will be well advised to leave these things alone.

Dịch và biên tập: Cộng đồng VMC Việt Nam