Chúng tôi đang nô đùa, một vài đứa ra sân đi cà kheo xung quanh và tìm cách kéo nhau ngã. Đứa nào có thể đứng vững trên cà kheo mà không bị ngã dù bị đứa khác tấn công là thắng. Ba chúng tôi ngồi phịch xuống cười ròn rã, có ai đó đã để cây cà kheo nhô lên trong hố đất làm ngáng chân chúng tôi. “Ông giáo già Raks hôm nay có tâm trạng màu xanh rồi đấy!”một cậu cùng lớp vui vẻ nói. “Đúng thế!” một người khác trong nhóm hét lên, “nó làm cho người khác phải xanh mặt vì ghen tị vì rằng ông ấy có thể đạt được tâm trạng như thế, và sẽ liên tục trút giận lên chúng ta.” Tất cả chúng tôi nhìn nhau rồi phá lên cười, tâm trạng màu xanh à? Xanh mặt vì ghen tị à? Chúng tôi kêu mấy đứa khác bỏ cà kheo và cùng ngồi xuống đất, rồi bắt đầu chơi trò mới. Có bao nhiêu màu sắc chúng ta có thể dùng để miêu tả mọi thứ? “Xanh dương trên mặt!” một người nói. “Không,” tôi phản hồi, “chúng ta đã có màu xanh dương rồi, chúng ta cũng đã có tâm trạng màu xanh.” Cứ như vậy chúng tôi tiếp tục, xuất phát từ tâm trạng màu xanh đến tu viện trưởng đang nghiên cứu màu nâu, và sư phụ xanh lá vì đố kỵ. Một người khác dẫn chiếu đến một người phụ nữ màu đỏ mà cậu ấy nhìn thấy ở khu chợ Lhasa. Chúng tôi thực sự không biết cái đó có được chấp nhận không vì chẳng ai trong chúng tôi biết người phụ nữ màu đỏ thể hiện điều gì. “Tớ biết!” một cậu ngồi bên phải tôi đáp lại, “chúng ta có thể có một người đàn ông màu vàng, anh ấy vàng vì nhút nhát. Cuối cùng thì màu vàng thường được dùng để thể hiện sự hèn nhát.” Tôi nghĩ về tất cả điều này, và đối với tôi dường như là nếu cách nói như vậy được sử dụng phổ biến trong bất kỳ ngôn ngữ nào thì chắc hẳn phải có nguyên nhân sâu xa đằng sau nó, điều ấy khiến tôi chạy đi để hỏi Thầy tôi – Lạt ma Minh Gia Đại Đức.
We were having fun, several of us were out in the courtyard strutting around on our stilts, attempting to topple each other over. The one who could remain on the stilts impervious to the assaults of the others was the winner. Three of us subsided in a laughing heap, someone had put his stilts in a hole in the ground and bumped into us, tripping us. “Old Teacher Raks was in a blue mood today all right!” said one of my companions, happily. “Yes!” cried another of the heap, “it should make one of the others go green with envy that he could get in such a mood and take it out on us without getting out of breath.” We all looked at each other and started to laugh; a blue mood? Green with envy? We called the others to come off their stilts and sit on the ground with us, and then we started a new game. How many colours could we use in describing things? “Blue in the face!” exclaimed one. “No,” I answered, “we have already had blue, we have already had a blue mood.” So we went on, working up from a blue mood to an abbot who was in a brown study, and a teacher who was green with envy. Another referred to a scarlet woman he had seen in the market place in Lhasa! For the moment we did not know if that would apply because none of us were sure of what a scarlet woman was meant to be. “I know!” retorted the boy to my right, “we can have a man who is yellow, he is yellow with cowardice. After all, yellow is often used to indicate cowardice.” I thought about all this, and it seemed to me that if such sayings were common usage in any language, then there must be some good underlying cause behind it; that set me off in search of my Guide the Lama Mingyar Dondup.
“Thưa Lạt ma Tôn kính!” Tôi xông vào phòng đọc sách của Ngài một cách phấn khích. Ngài nhìn tôi không chút ngạc nhiên trước sự đường đột không nghi thức của tôi. “Thưa Lạt ma Tôn kính, tại sao chúng ta sử dụng màu sắc để miêu tả tâm trạng?” Ngài đặt cuốn sách đang nghiên cứu xuống và ra hiệu cho tôi ngồi xuống. “Ta đoán là con có ý nói về một số cụm từ thông dụng như tâm trạng xanh xao hay người đàn ông màu xanh lá vì đố kị phải không?” Ngài hỏi. “Vâng,” tôi trả lời thậm chí còn phấn khích hơn, phấn khích đến mức mà Ngài có thể biết một cách chính xác những gì tôi đang đề cập. “Con thực sự muốn biết tại sao những màu sắc này lại quan trọng. Chắc hẳn phải có một điều gì đó ẩn chứa đằng sau!” Thầy nhìn tôi cười rồi đáp lại, “Được rồi, Lobsang, con vừa đặt mình vào một bài giảng khá dài và thú vị rồi đấy. Nhưng ta thấy con vừa mới tập luyện vất vả và ta nghĩ là chúng ta phải uống trà đã – ta cũng đang chờ trà của ta – trước khi chúng ta đề cập đến chủ đề này.” Chẳng phải chờ lâu người ta đã mang trà tới. Lần này là trà và tsampa, giống như bất kỳ một vị sư hay lạt ma hay cậu bé nào trong tu viện này đều có. Chúng tôi im lặng ngồi ăn, tôi nghĩ về các màu sắc và băn khoăn về sự liên quan của chúng là gì. Chẳng mấy chốc chúng tôi kết thúc bữa ăn đạm bạc, và tôi nhìn Thầy tôi đầy hy vọng.
“Honourable Lama!” I burst into his study in some excitement. He looked up at me not at all perturbed at my unceremonious entry. “Honourable Lama, why do we use colours to describe moods?” He put down the book which he was studying and motioned for me to be seated. “I suppose you are meaning those common usage terms about a blue mood, or a man green with envy?” he queried. “Yes,” I answered in even more excitement, excitement that he should know precisely what I was referring to. “I really would like to know why all these colours are important. There must be something behind it!” He looked at me and laughed again, retorting, “Well, Lobsang, you have let yourself in for another nice long lecture. But I see that you have been doing some strenuous exercise and I think that you and I might have tea—I was waiting for mine anyhow—before we go on with this subject.” Tea was not long in coming. This time it was tea and tsampa, the same as any other monk or lama or boy in the whole of the Lamasery would be having. We ate in silence, I thinking about colours and wondering what the implication of colours would be. Soon we had finished our rather meager meal, and I looked at my Guide expectantly.
Thầy tôi nói, “Lobsang, con đã biết đôi chút về nhạc cụ, con biết có một loại nhạc cụ mà ở phương Tây thường hay dùng gọi là đàn piano. Con sẽ nhớ ra rằng có lần chúng ta đã xem chiếc đàn này qua tranh ảnh. Nó có một bàn phím với rất nhiều phím đàn trên đó, một số màu trắng và một số màu đen, nhưng bây giờ chúng ta hãy tạm quên các phím màu đen đi, chúng ta hãy tưởng tượng rằng có một bàn phím dài có lẽ đến hai dặm – có thể dài hơn nếu con thích – nó bao gồm mọi rung động có thể có trên bất cứ hành tinh nào đang tồn tại.” Ngài nhìn tôi để xem tôi có đang lắng nghe không, bởi đàn piano là một thiết bị khá kỳ lạ so với những gì tôi biết. Như thầy đã nói, tôi chỉ mới nhìn thấy thứ này qua tranh ảnh mà thôi. Hài lòng với việc tôi hiểu được ý của mình, Ngài tiếp tục, “Nếu con có một phím đàn chứa đựng mọi rung động, thì toàn bộ rung động của con người có thể sẽ nằm trong ba phím giữa. Con sẽ hiểu – ít nhất là ta hy vọng con hiểu – tất cả mọi thứ đều có sự rung động. Chúng ta hãy lấy ví dụ về một rung động thấp nhất mà con người biết. Rung động thấp nhất là vật liệu cứng. Con chạm vào nó và nó gây cản trở đến vùng tay con, cùng lúc tất cả những phân tử này cùng rung động! Khi tiến xa hơn trên các phím tưởng tượng, con có thể nghe được rung động, đó là âm thanh. Rồi tiếp tục di chuyển cao hơn nữa, mắt con có thể tiếp nhận rung động mà nó được biết như là hình ảnh.”
“You know a little about musical instruments, Lobsang,” he commenced, “you know, for example, that there is a musical instrument much used in the West known as a piano. You will remember that together we looked at a picture of one. It contains a keyboard with a lot of notes on it, some black and some white, well, let us forget the black ones, let us imagine instead that we have got a keyboard perhaps two miles long—longer if you like—it contains every vibration which can be obtained on any plane of existence.” He looked at me to see if I was following, because a piano was a strange device as far as I was concerned. I—as my Guide had said—had seen such a thing only in pictures. Satisfied that I could perceive the underlying idea, he continued, “If you had a keyboard containing every vibration, then the whole range of human vibrations would be in perhaps the three middle keys. You will understand—at least I hope you will!—that everything consists of vibrations. Let us take the lowest vibration known to man. The lowest vibration is that of a hard material. You touch it and it obstructs the passage of your finger, at the same time all its molecules are vibrating! You can go further up the imaginary keyboard, and you can hear a vibration known as sound. You can go higher and your eyes can receive a vibration which is known as sight.”
Tôi giật mình; làm sao một hình ảnh có thể là rung động được? Nếu tôi nhìn vào một vật – vậy làm sao tôi có thể thấy được sự rung động ấy? “Lobsang, con thấy được bởi đồ vật mà con nhìn đang rung động và tạo ra một sự rung chuyển mắt thường cảm nhận được. Nói cách khác, một đồ vật mà con có thể nhìn thấy sẽ tạo ra một làn sóng, các tế bào hình que và hình nón ở trong mắt có thể nhận được, từ đó chuyển các xung động nhận được đến một bộ phận của não, nơi chuyển các xung động này thành hình ảnh của vật gốc. Tất cả đều rất phức tạp và chúng ta không muốn đi quá sâu vào vấn đề này. Ta chỉ muốn cố gắng chỉ cho con thấy tất cả mọi thứ đều là sự rung động. Nếu chúng ta lên cấp độ cao hơn, chúng ta có sóng radio, sóng thần giao cách cảm, và sóng của những người sống ở những hành tinh khác. Nhưng, tất nhiên, ta đã nói rằng chúng ta sẽ giới hạn bản thân đặc biệt vào ba phím đàn tưởng tượng trên bàn phím là những phím mà con người có thể cảm nhận được như thể rắn, như âm thanh hay như hình ảnh.” Tôi phải suy nghĩ về tất cả điều này, đó là một vấn đề thực sự khiến tôi đau đầu. Tuy nhiên tôi không bao giờ ngại học tập dưới sự dạy bảo của Thầy tôi. Lần duy nhất tôi trốn học là khi có ông thầy thô bạo đã dùng chiếc roi đánh tới tấp lên chiếc áo choàng cũ kỹ tội nghiệp của tôi.
I jerked bolt upright at that; how could sight be a vibration? If I looked at a thing—well, how did I see? “You see, Lobsang, because the article which is being viewed vibrates and creates a commotion which is perceived by the eye. In other words, an article which you can see generates a wave which can be received by the rods and cones in the eye which in turn translates the impulses received to a portion of the brain which converts the impulses into a picture of the original article. It is all very complicated, and we do not want to go into it too thoroughly. I am merely trying to point out to you that everything is a vibration. If we go higher up the scale we have radio waves, telepathic waves, and the waves of those people who live on other planes. But, of course, I said that we are going to limit ourselves specifically to the mythical three notes on the keyboard which could be perceived by humans as a solid thing, as a sound, or as a sight.” I had to think about all this, it was a matter which really made my brain buzz. I never minded learning, however, by the kind methods of my Guide. The only time I jibbed at learning was when some tyrannical teacher was whacking away at my poor old robe with a thoroughly unpleasant stick.
“Lobsang, con hỏi về màu sắc à. Phải, những rung động nhất định đã thể hiện lên hào quang của ai đó dưới dạng các màu sắc. Do vậy, chẳng hạn nếu một người đang cảm thấy đau khổ – nếu anh ấy cảm thấy hoàn toàn không vui vẻ, thì một phần trong các giác quan của anh ấy phát ra rung động hoặc tần số tương ứng với màu sắc mà chúng ta gọi là xanh dương, vì thế nên kể cả những người không có khả năng thấu thị cũng hầu như cảm nhận được màu sắc xanh dương, và vì vậy màu sắc len lỏi vào hầu hết các ngôn ngữ trên khắp thế giới ngụ ý tâm trạng xanh xao là cảm giác không vui vẻ, khó chịu.” Tôi đang bắt đầu nắm bắt được ý tưởng nhưng nó vẫn khiến tôi bối rối không hiểu một người có thể là màu xanh lá vì đố kỵ như thế nào, và tôi đã nói ra điều đó. “Lobsang, bằng suy luận lẽ ra con có thể tự suy ra rằng khi một người chịu đựng một cái tật như sự ghen tị thì rung động của anh ấy thay đổi theo cách nào đó khiến anh ấy gây ấn tượng cho người khác về màu xanh lá. Ta không có ý nói rằng hình ảnh của anh ta chuyển thành màu xanh lá, như con đã biết, nhưng anh ta đã tạo ra ấn tượng là anh ta màu xanh. Ta cũng muốn nói rõ với con là khi một người được sinh ra dưới những ảnh hưởng nhất định của hành tinh, thì rồi anh ta cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn những màu sắc đó.” “Đúng thế!” tôi ồ lên, “Con biết người sinh ra ở cung Bạch Dương thích màu đỏ!” Thầy tôi cười trước sự hứng thú của tôi, rồi nói tiếp, “Đúng vậy, điều này là thuộc luật về sự hài hòa. Một số người nhất định đáp ứng nhanh hơn với một màu nhất định bởi rung động của màu sắc đó đồng điệu gần gũi với rung động cơ bản của họ. Đó là lí do tại sao một người cung Bạch Dương (ví dụ) thích màu đỏ hơn bởi vì người cung Bạch Dương có nhiều màu đỏ trong cấu tạo của anh ta và anh ta thấy màu đỏ phù hợp và khiến tâm trạng thoải mái.”
“You ask about colours, Lobsang. Well, certain vibrations are impressed upon one’s aura as colours. Thus, by way of example, if a person is feeling miserable—if he is feeling thoroughly unhappy—then part of his senses will emit a vibration or frequency which approximates to the colour which we call blue, so that even people who are not clairvoyant can almost perceive the blueness, and so that colour has crept into most languages throughout the world as indicating a blue mood an unpleasant, unhappy mood.” I was beginning to get the drift of the idea now but it still puzzled me how a person could be green with envy, and I said so. “Lobsang, by deduction you should have been able to reason for yourself that when a person is suffering from the vice known as envy his vibrations change somewhat so that he gives the impression to others of being green. I do not mean that his features turn green, as you are well aware, but he does give the impression of being green. I should also make it clear to you that when a person is born under a certain planetary influence, then he is affected more strongly by those colours.” “Yes!” I burst out, “I know that a person born under Aries likes red!” My Guide laughed at my eagerness and said, “Yes, that comes under the law of harmonics. Certain people respond more readily to a certain colour because the vibration of that colour is in close sympathy with their own basic vibration. That is why an Aries person (for example) prefers a red colour because the Aries person has much red in his make-up and he finds the colour red itself pleasant to dwell upon.”
Tôi nảy ra một câu hỏi; tôi đã biết về xanh lá và xanh dương, tôi thậm chí có thể giải thích vì sao một người sẽ là màu nâu vì học tập – bởi vì khi một người đang tập trung vào một hình thức nghiên cứu cụ thể thì hào quang của anh ấy có lẽ sẽ có đầy những đốm màu nâu. Nhưng tôi không hiểu tại sao một người phụ nữ lại là đỏ tươi (scarlet)! “Thưa Lạt ma tôn kính!” Tôi bật hỏi với sự tò mò không kìm nổi, “tại sao một người phụ nữ có thể được gọi là Quý bà đỏ[1]?” Thầy tôi nhìn tôi như thể sắp bật cười và trong giây lát tôi tự hỏi không biết tôi đã nói gì khiến Ngài gần như hào hứng đầy thích thú như vậy, rồi Ngài nói với tôi ân cần và chi tiết để sau này tôi sẽ không còn bỡ ngỡ trước bất kỳ vấn đề nào nữa!
[1] [VMC] Là người phụ nữ khét tiếng vì có nhiều cuộc gặp gỡ hoặc quan hệ tình dục ngẫu nhiên.
I was bursting to ask a question; I knew about these greens and blues, I could even make out why a person should be in a brown study—because when a person was concentrating on a particular form of study his aura perhaps would be irrigated with brown flecks. But I could not understand why a woman should be scarlet! “Honourable Lama!” I burst out, unable to contain my curiosity any longer, “why can a woman be called a scarlet woman?” My Guide looked at me as if he was going to burst and I wondered for a moment what I had said which had caused him to nearly throw a fit with suppressed amusement, then he told me, kindly and in some detail so that in future I should not be so unclear on any subject!
“Lobsang,ta cũng muốn nói với con rằng mỗi người có một tần số rung động cơ bản, đó là, các phân tử của mỗi người rung động ở một nhịp độ nhất định và bước sóng được não của một người tạo ra có thể chia ra thành nhiều nhóm đặc biệt. Không có hai người nào có cùng bước sóng – không hề có cùng bước sóng riêng biệt ở bất kỳ trường hợp nào, nhưng khi hai người có bước sóng gần nhau, hoặc khi bước sóng của họ theo cùng quãng tám của người kia, thì ta nói rằng họ hợp nhau và thường sống với nhau vui vẻ.” Tôi nhìn Ngài và băn khoăn về một số nghệ sỹ có tính khí rất thất thường: “Thưa Lạt ma Tôn kính, có phải sự thật là có một số nghệ sĩ rung động ở tần số cao hơn người khác không?” Tôi đặt câu hỏi. “Gần như là vậy, Lobsang ạ,” Thầy tôi trả lời, “nếu một người có được cái mà người ta gọi là khả năng sáng tạo nghệ thuật, nếu người ấy là một nghệ sĩ giỏi, thì tần số rung động của anh ấy phải cao hơn nhiều lần so với bình thường. Đôi khi điều ấy sẽ khiến anh ta cảm thấy bực bội – khó có thể sống chung với nó được. Là một người có tần số rung động cao hơn hầu hết chúng ta, anh ấy có xu hướng coi thường những người có trí tuệ thấp kém hơn. Tuy nhiên, thường các tác phẩm anh ấy tạo ra tuyệt vời đến mức chúng ta có thể bỏ qua những sự lạc hậu và kỳ dị của anh ấy!”
“I want also to tell you, Lobsang, that every person has a basic frequency of vibration, that is, every person’s molecules vibrate at a certain rate and the wavelength generated by a person’s brain can fall into special groups. No two persons have the same wavelength—not the same wavelength identical in every respect, but when two people are near the same wavelength, or when their wavelength follows certain octaves of the other, then they are said to be compatible and they usually get on very well together.” I looked at him and wondered about some of our highly temperamental artists. “Honourable Lama, is it true that some of the artists vibrate at a higher rate than others?” I inquired. “Most certainly it is, Lobsang,” said my Guide, “if a man is to have what is known as inspiration, if he is to be a good artist, then his frequency of vibrations must be many times higher than normal. Sometimes it makes him irritable—difficult to get on with. Being of a higher rate of vibration than most of us he tends to look down on us lesser mortals. However, often the work that he turns out is so good that we can put up with his slight fads and fancies!”
Tôi tưởng tượng bàn phím khủng này kéo dài nhiều dặm, và đối với tôi nó dường như là một thứ kỳ lạ nếu trong một bàn phím kéo dài tới vài dặm mà sự trải nghiệm của con người chỉ được giới hạn trong có ba nốt nhạc, và tôi đã nói lên điều đó. “Lobsang, con biết đấy, con người thích cho rằng họ là tạo hóa duy nhất quan trọng. Nhưng thực ra có rất rất nhiều dạng sống khác ngoài con người. Ở những hành tinh khác, có những hình thái sống rất xa lạ với con người, và loài người bình thường không thể thậm chí bắt đầu hiểu những hình thái sống đó. Trên bàn phím tưởng tượng của chúng ta, những cư dân của một hành tinh vô cùng xa xôi trong vũ trụ này sẽ ở đầu kia của bàn phím. Vả lại, con người trong cõi trung giới cũng ở cấp độ cao hơn trên bàn phím, thế nên một con ma có thể đi xuyên tường thì bản thể mỏng manh đến mức rung động của nó thực sự phải cao mặc dù số lượng phân tử rất ít ỏi.”
I imagined this great keyboard stretching for several miles, and it did seem to me a strange thing if, in a keyboard stretching several miles, the human range of experiences would be limited only to about three notes, and I said so. “The human being, Lobsang, likes to think that he is the only thing in creation that is important, you know. Actually there are many many other forms of life besides humans. On other planets there are forms of life which are utterly alien to humans, and the average human could not even begin to understand such a form of life. On our mythical keyboard the inhabitants of a planet far far removed from this particular Universe would be right away at a different end of the keyboard from that of the humans. Again, people on the astral planes of existence would be higher up the keyboard, for a ghost who can walk through a wall is of such a tenuous nature that his own rate of vibrations would be high indeed although his molecular content would be low.”
Ngài nhìn tôi và cười trước vẻ mặt bối rối của tôi, rồi giải thích, “Con thấy đấy, một con ma có thể đi xuyên qua một bức tường đá bởi bức tường đá chứa những phân tử đang rung động. Có khoảng cách giữa các phân tử, và nếu con có một vật với các phân tử rất nhỏ đến mức chúng có thể lọt qua không gian trống của bức tường đá, khi đó vật này có thể đi qua bức tường đá mà không có bất kỳ cản trở nào. Tất nhiên là những sinh vật ở thể vía có tần số rung động rất cao, và bản chất của chúng là mỏng manh, tức là, chúng không phải thể rắn, nghĩa là chúng có rất ít phân tử. Hầu hết con người hình dung vũ trụ bên ngoài trái đất của chúng ta – bên ngoài bầu không khí ở bên trên chúng ta – là trống rỗng. Thực ra thì không phải như vậy, khắp nơi trong vũ trụ đều có các phân tử. Chúng hầu hết là phân tử hydro được phân tán rộng khắp, nhưng các phân tử ở đó và chúng được đo lường giống như cách đo lường sự hiện diện của cái gọi là bóng ma.” Tiếng cồng của ngôi đền vang lên, một lần nữa gọi chúng tôi đi lễ. “Lobsang, chúng ta sẽ lại bàn về chủ đề này vào ngày mai, bởi ta muốn con phải hiểu rất rõ về nó,” Thầy tôi nói khi chúng tôi chia tay ở lối vào Ngôi đền.
He looked at me and laughed at my puzzled expression, and then explained, “Well, you see, a ghost can pass through a stone wall because a stone wall consists of molecules in vibration. There are spaces between every molecule, and if you can get a creature with molecules so small that they can fit between the spaces of a stone wall, then that particular creature would be able to walk through a stone wall with no obstruction whatever. Of course, the astral creatures have a very high rate of vibration, and they are of a tenuous nature, that is, they are not solid, which in its turn means that they have few molecules. Most people imagine that the space beyond our earth—beyond the edge of the air above us—is empty. That is not so, space has molecules throughout. They are mostly hydrogen molecules which are widely dispersed, but the molecules are there and they can indeed be measured in much the same way as can the presence of a so-called ghost be measured.” The Temple conches sounded, calling us once again to our Services. “We will talk about this again tomorrow, Lobsang, because I want you to be very clear on this subject,” said my Guide as we parted at the entrance to the Temple.
Kết thúc buổi lễ là sự mở màn cho một cuộc đua – cuộc đua giành thức ăn. Tất cả chúng tôi đều đói vì chẳng còn món đồ ăn nào. Hôm nay là ngày có lúa mạch mới rang. Ở Tây Tạng, tất cả các tu sĩ đều mang theo một túi da nhỏ chứa lúa mạch đã được rang và nghiền nhỏ, thêm chút trà bơ là thành món tsampa. Vậy là chúng tôi đua nhau chạy, và chẳng mấy chốc đã hòa vào đám đông đang chờ lấy đầy vào túi, sau đó chúng tôi ra Đại Sảnh nơi có sẵn trà để ăn tối.
Đồ ăn ở đây thật kinh khủng. Tôi nhai miếng tsampa và tự hỏi liệu bụng của tôi có bị làm sao không. Có mùi dầu cháy tởm lợm, và tôi thực sự không biết làm cách nào để nuốt nó xuống. “Kinh quá!” anh chàng bên cạnh tôi thì thầm, “cái này đã bị cháy vụn ra rồi, không ai trong chúng ta có thể nuốt nó được!” “Dường như đối với tôi mọi thứ trong món ăn này đều đã bị hỏng hết!” Tôi nói. Tôi cố gắng ăn thêm một chút nữa, nhăn mặt, cố tập trung – và tự hỏi làm thế nào để nhồi nó vào bụng được. Ở Tây Tạng, lãng phí đồ ăn được coi là một tội lỗi lớn. Tôi nhìn quanh và thấy ai cũng nhìn đang nhìn quanh. Món tsampa quá tệ, không còn nghi ngờ gì nữa. Khắp nơi mọi người đều đặt bát xuống và điều này khá hiếm hoi trong cộng đồng của chúng tôi, nơi ai cũng luôn có cảm giác đói khát. Tôi vội vàng nuốt miếng tsampa trong miệng, và có một thứ gì đó rất lạ đột nhiên thúc vào bên trong dạ dày. Bò vội ra ngoài và lấy tay bịt miệng, tôi lao ra ngoài cửa…!
The ending of the Temple Service was the start of a race—a race to get food. We were all rather hungry for our own food supplies were exhausted. This was the day when a new supply of freshly roasted barley was available. In Tibet all monks carry a small leather pouch of barley which has been roasted and ground and which, by the addition of buttered tea, becomes tsampa. So we raced on, and soon joined the throng waiting to have their bags filled, then we went to the Hall where tea was available so that we could have our evening meal.
The stuff was terrible. I chewed at my tsampa and wondered if my stomach was wrong. There was a horrible, oily burnt taste to it, and I really did not know how I was going to get it down. “Faugh!” muttered the boy next to me, “this stuff has been burnt to a frazzle, none of us will be able to cram it down!” “It seems to me that everything has been spoiled in this lot of food!” I said. I tried a bit more, screwing up my face in anxious concentration—wondering how I was going to cram it down. In Tibet to waste such food is a great offence. I looked about me, and saw that others were looking about them! The tsampa was bad, there was no doubt about that. Everywhere bowls were being put down and that was a very rare occurrence in our community where everyone was always just on the point of hunger. I hastily swallowed the tsampa in my mouth, and something very strange about it hit me with unexpected force in the stomach. Hastily scrambling to my feet, and apprehensively holding my mouth with my hand, I bolted for the door . . !
“Này chàng trai trẻ,” một giọng nói có ngữ điệu rất lạ cất lên khi tôi quay về cửa ra vào sau khi nôn thốc nôn tháo đống đồ ăn khủng khiếp. Tôi quay đầu lại và nhìn thấy Kenji Tekeuchi, tu sĩ Nhật, người đã từng đi khắp mọi nơi, chứng kiến tất cả mọi thứ và làm tất cả mọi việc, và bây giờ đang trả giá cho điều đó bằng những bất ổn tâm thần định kỳ. Ông ấy nhìn tôi thông cảm, “Đồ ăn tởm lắm à?” ông tỏ ra đồng cảm “Ta cũng gặp khó khăn như cậu và ta cũng phải ra đây với lí do tương tự. Chúng ta sẽ phải thấy điều gì sắp diễn ra. Ta ở ngoài này một lát hy vọng rằng không khí trong lành sẽ thổi bay đi thứ khí độc do món đồ ăn kinh tởm này gây ra.” “Thưa thầy,” tôi rụt rè nói, “thầy từng đi khắp mọi nơi, vậy thầy có thể cho con biết tại sao ở đây, ở Tây tạng này, chúng ta lại có một chế độ ăn đơn điệu và kinh khủng như vậy? Con đã phát ốm với cái món tsampa và trà này rồi, quanh đi quẩn lại lại trà với tsampa, rồi lại tsampa với trà. Đôi khi con khó mà nuốt nổi cái thứ như cục phân này vào bụng.”
“Well Young man,” said a strangely accented voice as I turned back toward the door after having violently erupted the disturbing food. I turned and saw Kenji Tekeuchi, the Japanese monk who had been everywhere, seen everything, and done everything, and was now paying for it by way of periodic bouts of mental instability. He looked sympathetically at me, “Vile stuff, isn’t it?” he remarked sympathetically, “I had the same difficulty as you and I came out here for the same reason. We shall have to see what happens. I am staying out for a few moments hoping that the fresh air will blow away some of the miasma which this bad food has caused.” “Sir” I said diffidently, “you have been everywhere, and will you tell me why here in Tibet we have such dreadfully monotonous fare? I am sick to death of tsampa and tea, and tea and tsampa, and tsampa and tea. Sometimes I can hardly cram the muck down.”
Tu sĩ người Nhật nhìn tôi với vẻ hiểu biết và thậm chí còn đồng cảm hơn. “À! Vậy là cậu hỏi ta bởi vì ta đã được ăn rất nhiều loại đồ ăn khác nhau sao? Đúng, ta đã từng ăn nhiều rồi. Ta đã đi khắp nơi trong suốt cuộc đời của ta. Ta đã từng ăn ở Anh quốc, Đức, Nga-hầu hết tất cả các nơi mà con biết. Mặc dù quả ta đã sống tốt, hay ít ra lúc đó ta đã nghĩ như vậy, nhưng bây giờ việc không giữ lời thề đã đưa ta đến tai họa.” Ông nhìn tôi và rồi như chợt tỉnh lại. “Ồ! Phải! Cậu hỏi tại sao cậu phải ăn cái món nhạt nhẽo vô vị đó. Ta sẽ kể cậu nghe. Người phương Tây ăn rất nhiều, và họ có rất nhiều loại đồ ăn, các cơ quan tiêu hóa làm việc theo nguyên tắc thụ động, nghĩa là, não không chủ động kiểm soát được. Như chúng ta đã dạy, nếu bộ não thông qua đôi mắt có cơ hội đánh giá loại thức ăn sẽ được tiêu thụ, thì dạ dày có thể tiết ra dịch vị với số lượng và nồng độ cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, nếu mọi thứ được nhồi nhét bừa bãi, và người ăn lúc nào cũng bận rộn nói chuyện vô bổ, thì dịch vị không được tiết ra, không thể hoàn thành quá trình tiêu hóa, và những con người tội nghiệp này sẽ phải chịu đựng chứng khó tiêu và sau này, có lẽ, sẽ là bệnh viêm loét dạ dày.
The Japanese looked at me with great understanding and even greater sympathy. “Ah! So you ask me because I have tasted so many different kinds of food? Yes, and so I have. I have traveled extensively throughout the whole of my life. I have had food in England, Germany, Russia—almost everywhere that you can mention. In spite of my priestly vows I have lived well, or at least I thought so at the time, but now my dereliction from my vows has brought me to grief.” He looked at me and then seemed to jerk to life again. “Oh! Yes! You ask why you have such monotonous fare. I will tell you. People in the West eat too much, and they have too great a variety of food, the digestive organs work on an involuntary basis, that is, they are not controlled by the voluntary part of the brain. As we teach, if the brain through the eyes has an opportunity of assessing the type of food which is going to be consumed, then the stomach can release the necessary quantity and concentration of gastric juices in order to deal with the food. If, on the other hand, everything is crammed down indiscriminately, and the consumer is busily engaged in idle talk all the time, then the juices are not prepared, digestion cannot be accomplished, and the poor wretch suffers from indigestion and later, perhaps, from gastric ulcers.
Cậu muốn biết tại sao đồ ăn của cậu vô vị phải không ? Thực ra, món ăn càng nhạt nhẽo và đơn điệu thì càng tốt cho sự phát triển các bộ phận siêu linh của cơ thể. Ta từng là một học trò giỏi của thuyết Huyền bí, ta có năng lực thấu thị cực tốt, và rồi khi đó ta đã tự nhồi vào mình tất cả các loại nước pha chế lạ thường và thậm chí những đồ uống kỳ cục hơn nữa. Ta đã mất hết năng lực tâm linh, đến nỗi bây giờ ta phải đến đây, đến Chakpori để ta có thể được chăm sóc, để ta có được một nơi nghỉ ngơi thân xác mệt mỏi này trước khi lìa xa cõi đời. Và khi ta rời khỏi hành tinh này chỉ trong một vài tháng ngắn ngủi nữa thôi, những kẻ tàn phá cơ thể sẽ làm một việc – sẽ hoàn thành nhiệm vụ của nó – đó là bắt đầu pha trộn bừa bãi đồ ăn và thức uống.” Ông nhìn tôi và người lại giật lên một cách kỳ cục, và nói, “Phải đấy, chàng trai của ta! Cậu hãy lắng nghe lời khuyên của ta, hãy gắn bó suốt đời với món ăn vô vị này và cậu sẽ không bao giờ bị mất đi năng lực của bản thân. Không nghe lời khuyên của ta và nhồi nhét tất cả mọi thứ vào bụng khi cậu đói khát thì cậu sẽ mất tất cả mọi thứ và cả những thứ cậu đã đạt được. Thế đấy, chàng trai, rồi cậu sẽ bị bệnh khó tiêu; rồi bệnh loét dạ dày cùng với sự bực tức. Ô hô! Ta đi đây, ta có thể cảm thấy có một căn bệnh khác đang đến rồi.” Nhà sư người Nhật, Kenji Tekeuchi run run đứng dậy và lảo đảo bước đi về hướng Khu của các Lạt ma. Tôi nhìn theo ông và lắc đầu buồn bã. Tôi ước gì có thể nói chuyện với ông ấy nhiều hơn. Những loại đồ ăn ấy là gì ? Chúng có ngon không ? Rồi tôi chợt bừng tỉnh; tại sao lại trêu ngươi chính mình trong khi tất cả những thứ tôi có là trà bơ đã bị ôi và bánh tsampa đã cháy đen thành than và còn bị đầy mùi dầu mỡ kinh dị nữa. Tôi lắc đầu và bước trở về Đại Sảnh.
You want to know why your food is plain? Well! The plainer and, within reason, the more monotonous the food one consumes the better it is for the development of the psychic parts of the body. I was a great student of the Occult, I had great powers of clairvoyance, and then I stuffed myself with all sorts of incredible concoctions and even more incredible drinks. I lost all my metaphysical powers, so that now I have come here to the Chakpori so that I may be attended, so that I may have a place where I can rest my weary body before leaving this earth. And when I have left this earth in just a few short months from now, the body breakers will do the job—will complete the task—which an indiscriminate admixture of drinks and food started.” He looked at me and then gave one of those queer jumps again, and said, “Oh yes, my boy! You take my advice, you stick to plain food for all the days of your life and you will never lose your powers. Go against my advice and cram everything you can down your hungry gullet, and you will lose everything, and your gain? Well, my boy, you will gain indigestion; you will gain gastric ulcers together with a bad temper. Oh ho! I am going off, I can feel another attack coming.” The Japanese monk, Kenji Tekeuchi rose shakily to his feet and tottered off in the direction of the Lamas’ Quarters. I looked after him and shook my head sadly. I should very much have liked to have been able to talk to him much longer. What sort of foods were they? Did they taste good? Then I pulled myself up with a Jerk; why tantalise myself when all I had before me was rancid buttered tea and tsampa which had been really burned so much that it was a charred mass, and in some way some strange oily compound had got into it. I shook my head and walked again into the Hall.
Sau đó vào buổi tối, tôi nói chuyện với Thầy của tôi, Lạt ma Minh Gia Đại Đức. “Thưa Lạt ma tôn kính, tại sao người ta mua lá số tử vi từ những người bán rong bên đường?” Thầy tôi mỉm cười buồn bã, rồi trả lời, “Tất nhiên, như con biết, không có lá số tử vi nào có giá trị nếu như nó không được dành cho một cá nhân cụ thể. Không có lá số tử vi nào được làm hàng loạt cả. Lá số tử vi được những người bán rong bán trên con đường dưới kia chỉ đơn thuần là để họ có thể lấy tiền từ những người nhẹ dạ cả tin.” Ngài nhìn tôi rồi nói tiếp, “Lobsang, tất nhiên những người hành hương lấy những lá số tử vi đó để mang về nhà và để họ khoe rằng họ có kỷ vật từ Potala! Họ hài lòng và những người bán rong cũng vậy, thế thì tạo sao phải gây phiền phức cho họ? Tất cả mọi người đều cảm thấy hài lòng.” “Thầy có nghĩ mọi người ai cũng nên có một lá số tử vi cho mình?” Tôi hỏi. “Không hẳn, Lobsang à. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như trường hợp của con. Thông thường tử vi chỉ dùng để tránh cho một người phải cố gắng chấp nhận chuỗi hành động liên quan đến trách nhiệm của chính mình. Ta rất phản đối việc dùng chiêm tinh và tử vi trừ khi có lý do cụ thể, rõ ràng. Như con biết, một người bình thường giống như một người hành hương đi theo cách của anh ta xuyên qua thành phố Lhasa. Anh ta không thể thấy được con đường phía trước vì có cây cối, nhà cửa hay khúc quanh co trên đường. Anh ta phải chuẩn bị cho bất cứ điều gì có thể xảy ra. Chúng ta ở đây có thể quan sát con đường và nhìn thấy các chướng ngại vật bởi chúng ta ở vị trí cao hơn. Còn người hành hương khi đó giống như một người mà không có lá số tử vi. Chúng ta đứng ở vị trí cao hơn người hành hương và giống như một người có lá số tử vi bởi chúng ta có thể thấy con đường phía trước, chúng ta thấy những vật cản và những khó khăn, và cái đó sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn trước khi chúng thực sự diễn ra.”
Later in the evening I was talking to my Guide, the Lama Mingyar Dondup. “Honourable Lama, why do people buy horoscopes from the peddlers down on The Way?” My Guide smiled sadly as he replied, “Of course, as you know, there cannot be any worthwhile horoscope unless it is individually prepared for the person to whom it is alleged to refer. No horoscope can be prepared on a mass production basis. The horoscopes sold by the peddlers on The Road below are merely so that they can get money from the credulous.” He looked at me and said, “Of course, Lobsang, the pilgrims who have these horoscopes go back home and show they have a memento from the Potala! They are satisfied and so is the peddler so why bother about them? Everyone is satisfied.” “Do you think people should have horoscopes prepared for them?” I asked. “Not really, Lobsang, not really. Only in certain cases such as your own case. Too often horoscopes are merely used to save a person the effort of adopting a course of action upon his own responsibility. I am very much against the use of astrology or horoscopes unless there is a definite, specific reason for it. As you know, the average person is like a pilgrim threading his way through the City of Lhasa. He cannot see the road ahead for the trees and the houses and the bends and curves in the road. He has to be prepared for whatever is coming. We here can look down upon the road and see any obstructions for we are at a higher elevation. The pilgrim, then, is like a person with no horoscope. We being higher in the air than the pilgrim are like people with the horoscope, for we can see the road ahead, we can see obstacles and difficulties, and thus should be in a position to overcome difficulties before they really occur.”
“Còn một điều khác khiến con cảm thấy rất băn khoăn, Thưa Lạt ma Tôn kính. Thầy có thể nói cho con làm sao chúng ta biết được những thứ xảy ra trong cuộc sống này và biết được về quá khứ?” Tôi nhìn Ngài đầy lo lắng vì tôi sợ hỏi những câu hỏi này vì thực tế tôi không có quyền được đi quá sâu vào các vấn đề, nhưng Ngài không thấy phiền lòng mà thay vào đó Ngài trả lời, “Trước khi chúng ta xuống trái đất, Lobsang, chúng ta đã lên kế hoạch những việc mình định làm. Kiến thức được lưu giữ trong vùng tiềm thức và nếu chúng ta có thể kết nối với tiềm thức, như một số người trong chúng ta có thể làm được, thì chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ mà chúng ta đã lên kế hoạch. Tất nhiên là nếu chúng ta biết tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ không cảm thấy giá trị của việc phấn đấu để mình trở nên tốt hơn bởi chúng ta biết rằng đang làm theo một kế hoạch đã định sẵn. Vì những lý do nào đó mà đôi khi một người sẽ đi ngủ hoặc thoát xác trong khi vẫn có ý thức, và kết nối với Chân ngã của mình. Đôi khi Chân ngã sẽ có thể lấy được những tri thức từ tiềm thức và mang nó về nhập vào thể xác trên trái đất, nhờ thế khi thể vía nhập vào thể xác thì trong não đã có những kiến thức về một số thứ nhất định đã xảy ra trong kiếp trước. Đó có thể là sự cảnh báo đặc biệt không nên lặp lại những lỗi lầm hết kiếp này sang kiếp khác. Đôi khi một người khao khát muốn tự sát, chỉ là ví dụ thôi, và nếu người ấy bị trừng phạt hết đời này đến đời khác vì đã làm việc đó, thì thường họ sẽ có kí ức về một điều gì đó liên quan đến việc tự hủy hoại bản thân và ký ức đó sẽ khiến cho cơ thể kiềm chế việc tự tử.”
“There is another thing which is troubling me greatly, Honourable Lama. Can you tell me how it is that we know things in this life that we knew in the past?” I looked at him most anxiously for I was always rather afraid of asking such questions as really I had no right to be delving so deeply into matters, but he took no offence, instead he replied, “Before we came to this earth, Lobsang, we mapped out what we intended to do. The knowledge was stored in our sub-conscious and if we could get in touch with our sub-conscious—as some of us can!—then we should know everything that we had planned. Of course, if we should know everything that we had planned there would be no merit in striving to better ourselves because we would know that we were working along a predetermined plan. For some reasons sometimes a person will go to sleep or will get out of the body while conscious, and will get in touch with his Overself. Sometimes the Overself will be able to bring up knowledge from the subconscious and transfer it back to the body on earth, so that when the astral body returns to the flesh body there is knowledge in the mind of certain things that happened in a past life. It may be as a special warning not to commit a mistake which may have been committed for life after life. Sometimes a person has a great desire to commit suicide—as just one example—and if a person has been penalised life after life for doing that, then frequently they will have a memory of something about self-destruction in the hope that such a memory will cause the body to refrain from self-destruction.”
Tôi suy nghĩ về tất cả điều đó rồi đi về phía cửa sổ và nhìn ra bên ngoài. Ngay bên dưới là màu xanh tươi mát của khu đầm lầy và màu lá xanh non của những cây liễu. Thầy tôi phá vỡ sự mơ màng của tôi. “Lobsang, con thích nhìn ngắm bên ngoài từ ô cửa sổ này, có phải rằng con thường xuyên nhìn ra ngoài bởi vì con thấy màu xanh lá làm đôi mắt con rất dễ chịu?” Khi nghĩ đến điều đó tôi nhận ra rằng theo bản năng tôi nhìn màu xanh lá sau khi đọc sách. “Lobsang, màu xanh lá là màu sắc êm dịu nhất với mắt người. Nó xoa dịu những đôi mắt mệt mỏi. Khi con đi sang thế giới phương Tây, con sẽ thấy ở một số nhà hát có một chỗ gọi là căn phòng màu xanh, nơi các nam nữ diễn viên đến để thư giãn đôi mắt của họ sau khi đã trình diễn ở ngoài sân khấu đầy khói và chói lóa ánh đèn sân khấu và đèn pha.” Tôi mở mắt và thích thú với điều đó, và tôi quyết định tôi sẽ tìm hiểu thêm về chủ đề màu sắc bất cứ khi nào tôi có cơ hội. Thầy tôi nói, “Lobsang, ta phải đi bây giờ, nhưng hãy quay lại đây với ta vào ngày mai bởi ta sẽ dạy con một vài điều khác nữa.” Ngài đứng dậy, vỗ vai tôi rồi bước ra. Trong một lát tôi đứng nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm nhìn màu xanh của các thảm cỏ trong đầm lầy và của cây cối, chúng thực sự thư giãn cho đôi mắt của tôi.
I pondered upon all this and then I walked to the window and looked out. Just below there was the fresh green of the swampy area and the beautiful green of the leaves of the willow trees. My Guide broke into my reverie. “You like looking out of this window, Lobsang, does it occur to you that you look out so frequently because you find the green so soothing to your eyes?” As I thought about it I realised that I did instinctively see green after I had been working at my books. “Green, Lobsang, is the most restful colour for the eyes. It gives ease to tired eyes. When you go to the Western world you will find that in some of their theatres there is a place called the green room where actors and actresses go to rest their eyes after having been subjected to smoke-filled stages and bright glaring footlights and floodlights.” I opened my eyes in amazement at this, and I decided that I would pursue this matter of colours whenever the opportunity presented itself. My Guide said, “I have to leave you now, Lobsang, but tomorrow come to me again because I am going to teach you some other things.” He rose to his feet, patted me on the shoulder, and went out. For some time I stood looking out of the window looking out at the green of the swamp grass and the trees which were so restful to the eyes.