Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim

Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim

Đức D.K dạy rằng có ba luân xa trong con người tiếp nhận năng lượng của Tam thể thượng (Spiritual Triad) khi đường Antahkarana đã thiết lập, nối liền phàm ngã và chơn thần. Luân xa đỉnh đầu khi đó tiếp nhận năng lượng từ Atma, hay Khía cạnh Ý chí thiêng liêng. Luân xa tim tiếp nhận năng lượng từ Buddhi, hay Tình thương thiêng liêng, còn luân xa cuống họng tiếp nhận năng lượng từ Manas, hay Trí tuệ đại đồng.

3. Luân xa cuống họng (Throat center)

Luân xa nầy có 16 cánh, nằm ở phía sau cổ, các cánh của nó hướng về hai bờ vai và hành tuỷ. Trong người thường, nó là một trong các luân xa hoạt động mạnh, và khai mở hoàn chỉnh ở kỳ điểm đạo thứ nhất. Nó liên quan đến cung 3 hay cung của Trí tuệ sáng tạo. Có 3 luân xa liên hệ với cung 3 tuỳ theo từng giai đoạn tiến hoá của con người:

  1. Luân xa xương cùng (sacral center) đối với thường nhân và ngưới kém tiến hoá
  2. Luân xa cuống họng (throat center) đối với người mộ đạo và đệ tử dự bị.
  3. Luân xa Ajna đối với đệ tử và điểm đạo đồ.

Tuyến nội tiết liên hệ với luân xa nầy là tuyến giáp trạng (thyroid gland) và cận giáp (para-thyroids). Đức D.K cho rằng tuyến giáp trạng có một vai trò tối quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ của con người, nó giữ gìn sự cân bằng của cơ thể trong một số khía cạnh của thể chất và tượng trưng cho Ngôi Ba của Trí Tuệ. Nó chính thực liên hệ với Đức Chúa Thánh Thần (Holy Ghost) hay Ngôi Ba trong cuộc thể hiện, ứng linh (over-shadow) Đức Mẹ Đồng Trinh Mary. Còn các tuyến cận giáp tương ứng với Mary và Joseph trong mối liên hệ với Đức Chúa Thánh Thần ứng linh. Cuối cùng người ta sẽ khám phá ra có một mối liên hệ chặt chẽ sinh lý học giữa tuyến tùng và tuyến giáp trạng, cũng như giữa tuyến cận trạng và hai thuỳ của tuyến yên, và như thế giữa vùng cuống họng và đầu có một mối quan hệ mật thiết.

Luân xa cuống họng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa xương cùng (sacral center), khi con người tiến hóa cao năng lượng sáng tạo sẽ chuyển dịch từ luân xa xương cùng đến luân xa cuống họng, lúc đó sự sáng tạo sẽ biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật, tư tưởng, triết học … Cũng như các luân xa, trong giai đoạn đầu luân xa cuống họng hướng vế phía dưới, bao gồm hai bờ vai và hai lá phổi. Qua quá trình tiến hóa, luân xa khai mở và hướng lên trên về phía hai tai và hành tủy.

Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Luân xa cuống họng 16 cánh theo C.W. Leadbeater
 Luân xa cuống họng theo Choa Kok Sui
Luân xa cuống họng theo Choa Kok Sui

4. Luân xa tim (Heart center)

Luân xa nầy có 12 cánh, nằm ở phía sau lưng, giữa hai bờ vai. Nó thể hiện năng lượng của cung 2, cung của Minh triết và Tình thương. Luân xa nầy được khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thừ hai, khi đó con người đã làm chủ được dục vọng và chuyển hóa nó thành bác ái và tình thương. Do đó nó cũng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa tùng thái dương. Đức D.K nói rằng hoạt động của luân xa tim không bao giờ dính dáng với cá nhân. Luân xa tim chỉ phản ứng với những xung động của tập thể, những hạnh phúc hoặc bất hạnh của tập thể. Nói tóm tắt, nó là luân xa của nhóm, của đoàn thể. Ví dụ một người mẹ có lòng thương con vô biên, có thể linh cảm được những mối hiểm nguy mà đứa con đang gặp phải, những linh cảm đó chỉ xuất phát từ luân xa tùng thái dương chứ không phải từ luân xa tim. Một bậc giáo chủ có lòng thương đến cả nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, thì tình thương đó mới có thể xem là xuất phát từ luân xa tim.

Do đó đức D.K mới nói rằng luân xa nầy chỉ khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thứ hai bởi vì chỉ khi đó con người đã làm chủ những dục ham muốn cá nhân, đã chuyển hoá chúng thành bác ái và tinh thương, y không còn mong cầu chi cá nhân mà chỉ hướng đến phụng sự cho cộng đồng, cho đoàn thể mà y sống trong đó. Đức D.K yêu cầu các đệ tử của Ngài hãy quán tưởng lên câu nói sau trong kinh thánh “Con người nghĩ thế nào trong trái tim của y, y sẽ trở nên như thế đó”. Ngài nói rằng “suy nghĩ trong trái tim” (thinking in the heart) khác hoàn toàn với cảm nhận trong tim (feeling in the heart). Nó hàm ý một tâm trí phát triển mạnh mẽ, đi theo đó là tính phân biện. Nó cũng hàm ý con người đã chuyển hoá dục vọng thành tình thương, đã chuyển dịch năng lượng của luân xa tùng thái dương vào luân xa tim. Và hoa sen 12 cánh trong luân xa đỉnh đầu khi đó cũng đã khai mở phần nào. Chúng ta nên nhớ trước đây trong phần luân xa đỉnh đầu có nói bất kỳ những phát triển và hoạt động của luân xa khác đều phản ảnh và tác động lên luân xa 1000 cánh ở đỉnh đầu. Giữa luân xa tim 12 cánh và hoa sen 12 cánh của luân xa đỉnh đầu có một sự tương ứng mật thiết.

Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Luân xa tim theo C.W. Leadbeater
Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Luân xa tim theo Choa Kok Sui

Đức D.K dạy rằng có ba luân xa trong con người tiếp nhận năng lượng của Tam thể thượng (Spiritual Triad) khi đường Antahkarana đã thiết lập, nối liền phàm ngã và chơn thần. Luân xa đỉnh đầu khi đó tiếp nhận năng lượng từ Atma, hay Khía cạnh Ý chí thiêng liêng. Luân xa tim tiếp nhận năng lượng từ Buddhi, hay Tình thương thiêng liêng, còn luân xa cuống họng tiếp nhận năng lượng từ Manas, hay Trí tuệ đại đồng. Trong quyển Đường đạo trong kỷ nguyên mới, quyển II, Đức D.K có dạy cho nhóm các đệ tử Ngài 6 bài tham thiền, trong đó bài Tham thiền số I và II dùng để chuyển hoá năng lượng của luân xa tùng thái dương vào luân xa tim và đỉnh đầu (trang 113-119). Các bạn lưu ý những bài tham thiền hoặc phép thở Ngài dạy cho các đệ tử của Ngài thường bị xoá bỏ trong quyển sách, vì nó có thể gây nguy hiểm nếu người đọc tò mò bắt chước theo. Tuy nhiên những bài tham thiền được giữ lại trong quyển sách là những bài tham thiền mà Ngài cân nhắc không nguy hiểm và có thể hữu ích cho người học đạo. Một bài tham thiền mà người mới bước vào đường đạo có thể sử dụng là bài tham thiền về Chân sư nơi luân xa tim (Master in the Heart). Bạn có thể tham khảo trong Thư về tham thiền huyền môn.

Tuyến nội tiết tương ứng với luân xa tim là tuyến ức (thymus gland). Tuyến ức là nơi trưởng thành của tế bào T (Tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch). Tuyến ức gồm có hai thuỳ, nằm phía trước lồng ngực. Mỗi thuỳ được phân chia thành nhiều tiểu thuỳ ngăn cách nhau bởi các vách sợi và mỗi tiểu thuỳ có vùng vỏ bên ngoài và vùng tuỷ bên trong.

Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Tuyến ức của trẻ em và người trưởng thành

Một đặc điểm của tuyến ức là nó phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ sau khi sanh đến khi trước dậy thì, sau đó nó thoái hoá dần, nhỏ hẳn đi. Đức D.K nói rằng ở giai đoạn hiện tại người ta biết rất ít về tuyến ức. Lý do tại sao tuyến ức lại thoái hoá và giảm dần hoạt động trong người trưởng thành là bởi vì sự mất cân bằng của hệ nội tiết không đảm bảo sự hoạt động an toàn và đầy đủ của tuyến ức trong người trưởng thành. Tâm lý học hiện đại khi kết hợp với y học đã nhận thấy rằng khi tuyến nầy hoạt động quá mức sẽ khiến con người vô đạo đức và vô trách nhiệm Khi con người đã học hỏi về bản chất của trách nhiệm, chúng ta thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự chỉnh hợp với linh hồn, tách ly phàm ngã và hướng về tập thể, và khi đó, song song với sự phát triển nầy, ta sẽ thấy tuyến ức hoạt động một cách đúng đắn. Hiện nay mọi người chưa nhận ra mối quan hệ giữa tuyến tùng và tuyến ức, cũng như của cả hai đối với Luân xa ở đáy cột sống. Khi mà Tam thể thượng đã thể hiện tích cực qua phàm ngã, cả ba luân xa nầy và ba tuyến nội tiết biểu hiện ngoại tại của chúng sẽ hoạt động một cách kết hợp để điều khiến và chi phối toàn thể con người. Khi tuyến tùng trong con người trưởng thành hoạt động một cách đầy đủ (hiện nay chưa được thế) khi đó Ý-chí-hướng-thiện thiêng liêng (Will-to-good) sẽ thể hiện và con người sẽ đạt đến mục đích thiêng liêng (divine purpose). Tương tự khi tuyến ức cũng họat động hòan chỉnh trong con người trưởng thành thì thiện ý (goodwill) sẽ biểu lộ và thiên cơ sẽ bắt đầu thực thi. Đây là bước đầu tiên hướng đến tình thương, thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa nhân loại và hòa bình.Hiện nay thiện chí đang thể hiện khắp thế giới, điều đó cho ta thấy luân xa tim bắt đầu hoạt động, và cũng chứng tỏ rằng luân xa tim trong đỉnh đầu cũng bắt đầu khai mở như là hậu quả của sự gia tăng họat động của luân xa tim trên xương sống.

5. Luân xa tùng thái dương (Solar plexus center)

Luân xa nầy có 10 cánh và nằm ngay dưới xương bả vai. Đức D.K nói rằng luân xa nầy cực kỳ linh hoạt trong nhân loại hiện nay. Nó phát triển mạnh kể từ giống dân chánh thứ tư (giống dân Atlantean), cũng như trong giống dân thứ năm (giống dân Aryan) luân xa cuống họng bắt đầu thức tỉnh.

Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Luân xa tùng thái dương 10 cánh
Luân Xa (P4) – Luân xa cuống họng và luân xa tim
Luân xa tùng thái dương theo Choa Kok Sui

a. Luân xa tùng thái dương là phản ảnh của “Trái tim của mặt trời” (the heart of the sun) trong phàm ngã.
Nó là yếu tố trung tâm của đời sống phàm ngã cho tất cả những ai dưới cấp bậc đệ tử dự bị. Ở giai đoạn nầy trí tuệ mới chỉ mới chớm họat động một cách yếu ớt. Luân xa tùng thái dương là cơ quan của dục vọng, và là cửa ngõ qua đó thể cảm dục tiến vào thế giới ngoại tại, và là khí cụ vận chuyển năng lượng cảm dục. Nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của một thường nhân, và mục tiêu quan trọng của người mộ đạo (aspirant) là kiểm soát được nó. Y phải chuyển hoá dục vọng thành ước vọng (aspiration)

b. Đa phần nhân loại ngày nay sống trong dục vọng, dù đó là dục vọng tốt, dục vọng tinh thần hay những ham muốn xấu xa hoặc ích kỷ.
Đức D.K dùng một câu bao trọn điều nầy: nhân loại (chưa giác ngộ và thường nhân) sống, chuyển động, và tồn tại thông qua luân xa tùng thái dương nầy. Đối với một thường nhân những ham muốn, dục vọng lại là những động lực giúp họ tiến hóa. Những ham muốn, tham vọng, xúc động chính thực đều là năng lượng hay mãnh lực (forces) trên cõi trung giới. Tất cả đều là năng lượng. (All are energies).

c. Luân xa tùng thái dương cũng là cơ quan mà các đồng tử và các nhà thấu thị (bậc thấp) sử dụng để tiếp xúc với cõi trung giới. Nhãn thông bậc thấp liên quan với luân xa tùng thái dương, trong khi nhãn thông bậc cao liên quan đến luân xa Ajna.

d. Tất cả những rối loạn và bệnh tật của các cơ quan nằm dưới hoành cách mô như bao tử, gan … đều do hoạt động rối lọan của luân xa nầy.

e. Đức D.K gọi luân xa tùng thái dương là một “great clearing house”— một kho chứa và xử lý– của tất cả năng lượng nằm dưới hoành cách mạc, xuất phát từ ba luân xa chính (luân xa xương cùng–sacral center–, luân xa lá lách, luân xa gốc , và các luân xa phụ khác dưới hoành cách mô. Tất cả năng lượng nầy tập trung vào luân xa tùng thái dương trước khi chuyển dịch đến các luân xa cao hơn. Năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển dịch đến luân xa cuống họng. Năng lượng của luân xa đáy cột sống sẽ chuyển đến luân xa đỉnh đầu, còn năng lượng của luân xa tùng thái dương sẽ chuyến luân xa tim

f. Cơ quan biểu hiện ngoại tại (externalisation) của luân xa nầy là tuyến tụy (pancreas), bao tử và gan. Các cơ quan nầy được nuôi dưỡng bởi năng lượng và mãnh lực từ luân xa nầy. Đức D.K nói rằng hiểu biết điều nầy một cách đúng đắn sẽ giúp con người chống được các bệnh tật của ba cơ quan nói trên. Bằng cách kiểm soát luân xa tùng thái dương, cũng như tiếp nhận và phóng thích các năng lượng tập trung trong luân xa nầy một cách đúng cách sẽ giúp thanh lọc, tăng cường sức mạnh và bảo vệ ba cơ quan trọng yếu nêu trên.

g. Một điểm đặc biệt nhất về luân xa nầy mà đức D.K tiết lộ cho các đệ tử của Ngài lần đầu tiên là trong luân xa tùng thái dương có hai điểm ánh sáng trọng yếu hay hai điểm năng lượng linh hoạt. Một điểm đã hoạt động từ lâu và là biểu hiện của thể cảm dục. Điểm còn lại đang chờ đợi thức tỉnh nhờ năng lượng từ linh hồn tuôn xuống qua luân xa đỉnh đầu. Khi điều nầy xảy ra người đệ tử thức tỉnh đối với những vấn đề cao cả của đời sống và trở nên nhạy cảm với những làn sóng tâm linh của thế giới tinh thần. Ngài cũng lưu ý chỉ luân xa mới có hai điểm sáng nầy, các luân xa còn lại chỉ có một điểm sáng năng lượng. Bài tham thiền số I và II mà Ngài dạy cho các đệ tử của các Ngài nhằm mang điểm sáng thứ hai vào hoạt động và chuyển di năng lượng từ luân xa nầy đến luân xa tim và đỉnh đầu. Việc di chuyển năng lượng nầy là những việc chuẩn bị cho kỳ điểm đạo thứ hai.

h. Một số người dịch luân xa tùng thái dương là bí huyệt đan điền, nhưng theo wikipedia thì vị trí của huyệt đan điền nằm dưới rốn khoảng 3cm. Trong khi theo đức D.K luân xa tùng thái dương nằm ngay dưới điểm lõm giữa ức. Do đó bạn cần lưu ý điều nầy. Choa Kok Sui cũng phân biệt giữa luân xa rốn và luân xa tùng thái dương.

Nguồn: Minh triết mới