Kundalini, còn gọi là luồng hoả hầu, xà hỏa (serpent fire) … là năng lượng của Ngôi Ba thượng đế, Nó là luồng lửa của vật chất (fire of matter). Trong một người bình thường Kundalini nằm ngũ yên tại luân xa đáy cột sống. Nói nó ngũ yên chỉ đúng một phần nào, vì thật ra nó có những chu kỳ hoạt động và thức tỉnh. Đức D.K dạy rằng trong con người bình thường, một phần ba năng lượng của nó đã thức tỉnh và đi lên theo một trong ba vận hà (channel) dọc theo cột sống, hai phần ba năng lượng của nó vẫn nằm yên và dùng để nuôi dưỡng các luân xa thấp, các cơ quan sinh dục. Ngài cũng thêm rằng một ba năng lượng của nó đã khơi hoạt đi lên theo sự tiến hoá tự nhiên mà không có sự nỗ lực hay can thiệp có ý thức của con người, và đây cũng là một điều may mắn cho nhân loại.
Tóm tắt nội dung bài viết
I. Ba vận hà của luồng hỏa: Ida – Pingala – Sushumna
Từ luân xa đáy cột sống có ba vận hà (channel) chạy dọc theo cột sống đi lên luân xa đỉnh đầu, tiếng Phạn gọi ba vận hà nầy là Ida, Pingala, Sushumna. Một đường(Ida) dùng để nuôi dưỡng vật chất (matter), một đường (Pingala) dùng cho năng lượng nuôi dưỡng tâm thức (consciousness). Một luồng nữa liên hệ với Phương diện Tinh thần (Spirit hay Monad)
II. Ba tam giác lực
Dọc theo xương sống và trong vùng đầu của con người có ba tam giác năng lực được tạo thành bởi các luân xa trong cơ thể. Các tam giác năng lực nầy là:
1. Tam giác đáy cột sống (Basal Triangle) tạo thành bởi ba trung tâm lực:
– Hai cơ quan sinh dục
– Một điểm ở đáy cột sống
2. Tam giác prana (Pranic Triangle), tạo thành bởi ba luân xa:
– Luân xa giữa hai bờ vai
– Luân xa lá lách
– Luân xa trên tùng thái dương
3. Tam giác trí tuệ (Manasic Triangle), tạo thành từ các luân xa:
– Tuyến tùng quả
– Tuyến yên
– Alta major center
Khi diễn tả các luân xa trên, đức DK dùng tên các cơ quan vật chất của các luân xa như tuyến yên, tuyến tùng quả v.v… Chúng ta cũng nên để ý điều nầy. Ví dụ cơ quan sinh dục liên hệ với luân xa xương cùng, tuyến yên với luân xa ajna, …
III. Ba sự hợp nhất (at-one-ment) của luồng hỏa Kundalini
Trong quá trình đi lên, luồng hỏa Kundalini kết hợp (blend) với năng lượng của các tam giác lực prana, trí tuệ (manas), và tinh thần. Như đã nói ở trên, trong một người bình thường thì luồng hoả Kundalini đã đi lên theo môt trong ba vận hà và kết hợp (blend) với tam giác Prana tại một điểm ở giữa hai bờ vai. Đâu là sự hợp nhất thứ nhất của luồng hỏa Kundalini.
Kế đến, luồng hỏa hợp nhất với năng lượng prana đó tiếp tục đi lên theo vận hà thứ hai, kết hợp hòa lẫn với năng lượng của Tam giác trí tuệ (manasic Triangle) tại Luân xa Alta major. Luân xa nầy nằm phía sau đỉnh đầu, phía trên hành tủy, thuộc về phần đầu của con người. Tuy không được liệt kê là một trong bảy luân xa chính nhưng luân xa alta major có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành Con Mắt Thứ Ba (The Third Eye). Bạn cũng lưu ý không nên nhầm lẫn giữa quan năng nhãn thông (clairvoyance) và Con Mắt Thứ Ba trong giáo lý của đức D.K. Trong các tác phẩm của các tác giả khác (như Lobsang Rampa) thường nói đến nhãn thông là con mắt thứ ba. Đức D.K phân biệt Con Mắt Thứ Ba với quan năng nhãn thông vốn là khả năng thấy trên cõi trung giới và cõi trí tuệ. Con Mắt Thứ Ba còn gọi là Con Mắt của Shiva, được các Thuật sĩ chính phái (White Magician) dùng để điều khiển năng lượng trong việc tạo các hình tư tưởng.
Giữa luân xa Alta major và luân xa cuống họng có một khe hở. Khi luồng hỏa Kundalini đi lên muốn hợp nhất với năng lượng của Tam giác trí tuệ thì con người phải tạo ra một cầu nối bằng chất dĩ thái nối liền khe hở nầy. Việc tạo ra cầu nối nầy là phản ảnh trên cõi hồng trần của việc xây dựng đường Antahkarana trên cõi trí tuệ. Chúng tôi sẽ có bài nói về cấu Antahkara trong các bài viết sau nầy. Việc xây dựng cầu nối liền khe hở nầy được con người tiến hành một cách vô thức. Khi luồng hỏa kundalini đi lên hợp nhất với Tam giác trí tuệ ta có sự hợp nhất thứ nhì của luồng hỏa thì các luân xa đạt đến chiều quay thứ tư (fourth dimension rotation), con người đã trở thành một thánh nhân (advanced man), là một điểm đạo đồ…
Cuối cùng là sự hợp nhất thứ ba xảy ra tại một điểm trên đỉnh đầu, khi luồng hỏa Kundalini (sau khi đã hợp nhất với năng lượng prana và trí tuệ) dâng lên đến luân xa đỉnh đầu, hợp nhất với năng lượng tuôn xuống từ Chơn thần. Sư hợp nhất nầy biến con người thành bậc giải thoát.
IV. Hiệu quả của luồng hỏa đi lên:
Khi luồng hỏa Kundalini đi lên nó gây ra sự tăng cường rung động của các luân xa và toàn thể các nguyên tử của ba thể hồng trần, tình cảm và trí tuệ. Sự gia tăng rung động nầy có hai tác động lên vật chất cấu thành các thể:
1. Nó lọai bỏ các hạt vật chất trọng trược trong các thể. Điều nầy cũng giống như một bánh xe quay nhanh sẽ ném vật chất ra ngoài bề mặt của nó dưới tác dụng lực li tâm.
2. Nó thu hút vào vòng ảnh hưởng của nó những hạt vật chất tương ứng với rung động của nó.
Ngoài ra, luồng hỏa Kundalini cũng thanh lọc hóa các lưới dĩ thái, và ở lần hợp nhất thứ nhì (hợp nhất với lửa trí tuệ), bản thân các lưới dĩ thái bảo vệ của các luân xa sẽ bị phá hủy, và ở kỳ điểm đạo thứ ba con người sẽ đạt được sự liên tục của tâm thức (continuity of consciousness)
Đức D.K cũng nói rằng việc khơi hoạt luồng hỏa Kundalini là một việc làm cực kỳ khó, có thể nói là khó nhất, nên có chuyện nhiều nhà huyền bí học lầm tưởng rằng họ đã khơi hoạt được luồng hỏa Kundalini trong khi thực ra đó chỉ là sự chuyển di năng lượng của các luân xa thấp lên luân xa cao, hoặc do các lưới dĩ thái giữa các luân xa bị phá hủy. Nhưng khi luồng hỏa Kundalin đã khơi hoạt con người sẽ thừa hưởng những hiệu quả của việc đi lên đó: ba thể thấp sẽ được thanh lọc, họ đạt được sự liên tục của tâm thức (nghĩa là họ hoàn toàn nhớ và ý thức được những nhoạt động trên cõi thanh trong giấc ngũ). Ngoài ra sức chịu đựng và năng lực làm việc của họ được gia tăng một cách phi thường. Các bạn có thể kiểm chứng điều nầy trong cuộc đời của các nhà huyền bí học nổi tiếng như H.P. Blavatsky, Douglas M. Baker …
Một điểm chót cần nhắc lại: đức D.K thường xuyên nhắc ta phải tránh sự lầm tưởng rằng ta phải khơi hoạt luồng hỏa Kundalini để khai mở các luân xa và phá hủy các lưới dĩ thái, trong khi đúng ra là phải làm ngược lại. Điều kiện tiên quyết để khơi hoạt luồng hỏa Kundalini là các luân xa trước tiên phải được khai mở, các vận hà dọc theo xương sống phải thông thương, các lưới dĩ thái phải bị phá hủy. Các điều nầy tạo điều kiện cho luồng hỏa Kundalini khi đi lên không bị trở ngại.
V. Sự nguy hiểm khi khơi hoạt luồng hỏa Kundalini quá sớm (premature awakening of Kundalini)
Nếu một người nào đó bằng năng lực của ý chí hay do sự phát triển quá mức của trí tuệ thực hiện được sự hòa hợp những ngọn lửa của vật chất nầy [kundalini và prana] và khơi hoạt nó lên, y sẽ đối diện với những mối nguy hiểm như điên loạn, ma ám, chết chóc hoặc bị bệnh trầm trọng ở một bộ phần nào đó của cơ thể y. Y cũng sẽ bị rủi ro qua việc phát triển quá độ những xung động tình dục do những mãnh lực nầy [kundalini] đi lên không đúng cách, hoặc bị lái đến những luân xa không mong muốn. Lý do của điều nầy là vật chất của cơ thể y chưa đủ tinh khiết để chịu đựng được sự hợp nhất của các ngọn lửa, và các vận hà dọc theo xương sống vẫn còn nghẹt lại (clogged and blocked), và do đó trở thành một vật cản, lái ngọn lửa trở lại và hướng xuống. Luồng hỏa nầy (được hợp nhất bằng quyền năng của tâm trí chứ, không kết hợp đồng thời với sự tuôn xuống của Tinh thần) đốt cháy các lưới dĩ thái, và các mãnh lực ngoại lai không mong muốn, thâm chí các vong linh, có thể xâm nhập vào y. Chúng sẽ tàn phá những gì còn sót lại của thể dĩ thái, các tế bào não, hoặc thậm chí cả xác thân của y.
Một người khinh suất không biết Cung của mình [cung của Chơn thần và Chơn Ngã] và do đó không biết dạng tam giác hình học đúng cách để lưu chuyển luồng hoả từ luân xa nầy đến luân xa khác, sẽ khiến luồng nội hoả lưu chuyển sai cách, hậu quả là sẽ đốt cháy các tế bào của y. Trong trường hợp nhẹ nhất, điều nầy sẽ làm thụt lùi lại sự tiến hoá của y một vài kiếp sống, bởi vì y phải bỏ mất nhiều thời gian để xây dựng lại những gì đã bị tàn phá, và lập lại theo cách đúng đắn những gì cần phải làm.
Còn nếu y tiếp tục theo đuổi đường lối sai lạc nầy, bỏ qua sự phát triển tinh thần, chỉ tập trung vào nỗ lực tâm trí để điều khiển vật chất cho các mục tiêu ích kỷ, và nếu y tiếp tục điều nầy mặc kệ những khuyến cáo từ chân ngã của y, của các bậc huấn sư đang trông nom y, nếu điều nầy tiếp tục trong một thời gian dài sẽ mang đến cho y sự hủy diệt cuối cùng trong Đại chu kỳ Manvantara nầy. H.P.B có ám chỉ đến điều nầy khi đề cập đến những trường hợp “mất linh hồn”. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh sự hiện thực của điều nầy nhằm cảnh cáo những ai mong tiếp cận đề tài các luồng hỏa vật chất với những hiểm nguy ẩn tàng trong đó. Sự hòa hợp (blending) của các luồng hỏa vật chất nầy phải là kết quả của tri thức thiêng liêng, và phải được điều khiển duy nhất bởi Ánh sáng của Tinh thần, vốn hoạt động thông qua tình thương và vốn là tình thương, và mong mỏi sự hợp nhất tối hậu không phải để thỏa mãn những ham muốn vật chất, nhưng bởi vì mong muốn được giải thoát và tinh khiết hóa để có thể đạt đến sự hợp nhất cao cả hơn với Thượng đế. Mong muốn đạt đến sự hợp nhất nầy không phải vì các mục tiêu ích kỷ, nhưng bởi vì nhằm đạt đến sự hoàn thiện của nhóm và nhằm phục vụ nhân loại một cách rộng rãi và hiệu quả hơn.
Nguồn: Minh triết mới