BÀI 14: CHO VÀ NHẬN

Bạn là mãi mãi

Tất cả chúng ta đều từng lo lắng làm sao để giải quyết được vấn đề này kia, để có được những thứ dành cho ta. Và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải thừa nhận đã từng ước gì được giúp đỡ. Điều đó tất nhiên là chuyện hết sức bình thường khi một người mong muốn có được sự hỗ trợ của người khác. Con người luôn cảm thấy không an toàn và muốn bám vào hình ảnh của “Đức Cha” hoặc “Đức Mẹ” để cảm thấy được che chở, cảm thấy mình thuộc về một Gia đình lớn. Nhưng để có thể nhận lại, trước tiên phải biết cho đi. Bạn không thể nhận mà không cho đi, bởi chính hành động sẻ chia – thái độ mở rộng tâm hồn – khiến bạn có thể tiếp nhận với những ai sẵn sàng chia sẻ những thứ bạn muốn nhận!

All of us are anxious to get things done for us, to get things given to us. Probably everyone would admit to having prayed for assistance! It is, of course, a natural thing in human affairs to want the assistance of someone else. Man feels insecure alone and wants the “God-Father” image or the “Mother” image in order that he may feel protected, may feel that he is one of a great Family. But in order that one may receive, one must first give. You cannot receive without giving, for the act of giving — the attitude of opening the mind — makes it possible for you to be receptive to those who are willing to give what you want to receive!

Khi chúng tôi nói “cho đi”, điều đó không nhất thiết phải là tiền bạc mặc dù việc này khá quen thuộc, bởi tiền với phần lớn mọi người là thứ họ mong muốn hơn tất thảy. Tiền ở thời đại này đảm bảo an toàn cho các nhu cầu, thoát khỏi nỗi sợ đói nghèo, không bị chủ nợ ghé thăm! Tiền có thể được cho đi, và phải được cho đi dưới những điều kiện nhất định, nhưng “cho đi” nghĩa là không mong chờ sự báo đáp, tự nguyện giúp đỡ người khác. Chúng ta có thể, và phải, cho đi tiền, vật chất, sự hỗ trợ hoặc niềm an ủi tinh thần cho những ai cần thiết. Một lần nữa, trừ khi chúng ta cho đi, còn không sẽ chẳng thể nhận được gì.

When we say “give” we do not necessarily mean money although it is usual to give money, because that to most people is what they desire above all else. Money at the present time signifies security from want, relief from the fear of starvation, freedom from the visits of the debt collector! Money can be given, and must be given under certain conditions, but “give” also means to give of oneself, to be willing to be of service to others. We can, and must, give money or goods or assistance or spiritual consolation to those who need them. Again, unless we give we cannot receive.

Có rất nhiều hiểu nhầm về khái niệm “cho đi”, “bố thí”, “ăn xin” và những vấn đề tương tự với những thuật ngữ khác như “từ thiện” ở phương Tây. Dường như mọi người cho rằng có gì đó đáng xấu hổ, bị hạ thấp khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác. Nhưng đây tuyệt đối không phải vấn đề. Tiền đơn thuần là thứ được trao cho chúng ta khi sống trên Trái đất này, là thứ mà nhờ nó ta có thể mua hạnh phúc và phát triển bản thân thông qua việc dùng nó giúp đỡ người khác thay vì dành dụm vô ích trong những cái két kiến cố.

There is much misconception about “give,” “alms,” “begging,” and similar matters relating to so-called “charity” in the Western world. It seems that people imagine that there is something shameful, something degrading in having to solicit assistance from another one. But this is definitely not the case. Money is merely a commodity which is lent to us while upon the Earth, it is a commodity with which we can buy happiness and self-advancement by helping others with that money instead of hoarding it uselessly in some dead stone vault.

Thật không may là thế giới của nền kinh tế này lại là nơi người ta được đánh giá bằng số tiền có trong ngân hàng và việc khoe khoang số tiền đó. Những người đàn ông và đàn bà diện đồ hiệu lấp lánh để thỏa mãn bản thân – để dựng lên một hình ảnh giả tạo – không phải là những con người tâm linh và hào phóng; họ là kẻ tiêu xài mà không có chút suy nghĩ về sự cho đi, chỉ tiêu tiền ích kỷ theo bản ngã của họ. Ở thế giới phương Tây, một người được đánh giá thông qua cách vợ anh ta ăn diện, xe anh ta lái, nhà anh ta ở, anh ta có thuộc câu lạc bộ này nọ không ? Rồi thì anh ta chắc chắn phải là một người đàn ông chân chính bởi chỉ những kẻ đẳng cấp tỉ phủ mới được tham gia câu lạc bộ đó! Một lần nữa, đây quả là thế giới của những giá trị sai lệch, bởi – cho phép chúng tôi nhắc đi nhắc lại điều này để nó ăn sâu vào tiềm thức của bạn – chưa một người đàn ông hay phụ nữ nào từng thành công khi mang theo dù chỉ một xu lẻ xuống suối vàng; tất cả những gì chúng ta có thể mang theo là tri thức, kinh nghiệm, sự hào phóng và lòng tốt, những thứ được chắt lọc để giữ lại phần tinh túy nhất. Và người chỉ sống cho chính mình, dẫu rằng khi tại thế có là một tỉ phú, thì khi về “thế giới bên kia” cũng chỉ là một linh hồn phá sản.

This, unfortunately, is the world of commerce where a man’s measure is taken by the money that he has in his bank and by the outward show he makes with that money. The flashily dressed man or the woman who gives for his own satisfaction — to build up a false façade — is not a spiritual man nor a generous man, he is a man who is spending without any thought of giving, he is spending selfishly that his own ego may be bolstered. In the Western world a man is judged by how well his wife dresses, what sort of a car he drives, what sort of a house he occupies; does he belong to this or that club? Then he must be a man of substance because only those in the millionaire class can belong to THAT club! Again, this is a world of false values, for — let us repeat it endlessly so that it sinks into your sub-conscious — no man or woman has ever succeeded in taking even one penny or one pin, or even a spent match beyond the River of Death; all that we can take is that contained within our knowledge, all that we can take is the sum total of our experiences, good and bad, generous and mean, which will be distilled down so that only the essence of those experiences remains. And the man who lived for himself alone upon the Earth, although upon the Earth he was perhaps a millionaire, when he goes to “the other side” he will be a spiritual bankrupt.

Ở phương Đông, hình ảnh quen thuộc với người nội trợ khi khép cửa cuối ngày là thấy có nhà sư vận cà sa đi xin bố thí. Điều này là một phần của cuộc sống phương Đông đến nỗi mà bà nội trợ nào cũng từng nhìn thấy, và bất kể giàu nghèo ra sao, họ đều san sẻ thức ăn cho nhà sư, người đang trông chờ vào sự hào phóng của gia chủ. Thậm chí gia chủ coi đây là niềm vinh dự nếu được nhà sư tới xin bố thí. Không giống với quan niệm ở phương Tây, nhà sư không phải là kẻ ăn sẵn hay ăn xin, cũng không phải kẻ lười biếng, ngại làm và sống dựa vào lòng tốt của người khác. Bạn có biết những điều này diễn ra thế nào ở phương Đông không?

In the East it is a common sight indeed for the housewife to go to her door at the close of day and find there the robed monk with his humble begging bowl. This is so much a part of life in the East that every housewife sees to it — no matter how poor she may be — that she has food to spare for the mendicant monk who depends upon her generosity. It is considered an honour indeed to the house that a monk should call for sustenance. But contrary to common belief in the West, a monk is not just a parasite or beggar, he is not a shiftless man who is afraid to work and so lives on the bounty of others. Do you know what it is like, these evening scenes in the East?

Hãy hình dung chúng ta đang ngắm nhìn phương Đông, cụ thể một vài nước, như Ấn Độ chẳng hạn, nơi mà việc bố thí cho các nhà tu hành là điều vô cùng phổ biến, tương tự như Trung Quốc và Tây Tạng trước khi Chủ nghĩa Cộng Sản nắm quyền. Chúng ta sẽ cùng ghé thăm một ngôi làng ở Ấn Độ. Màn đêm đang dần phủ xuống và trải dài trên mặt đất. Ánh đèn được bật lên với sắc xanh nhạt, lá cây bao báp[1] khẽ xào xạc khi cơn gió đêm thổi xuống từ dãy Himalaya. Trên con đường bụi bặm, các nhà sư vận áo choàng rách rưới, mang theo mọi thứ mà ông sở hữu trên thế giới này ung dung xuất hiện. Ông khoác chiếc áo cà sa, đôi dép xỏ quai dưới chân và tay cầm tràng hạt. Choàng qua vai là tấm vải làm chăn đắp khi ngủ. Những vật dụng nhỏ khác được xếp vào trong cà sa. Tay phải ông cầm chiếc gậy, không phải để tự vệ trước thú vật hay con người, mà để gạt những cành cây ngáng đường; và cũng dùng để kiểm tra độ sâu của một con sông trước khi tìm cách băng qua.

Let us assume that we are looking down in the East upon some country such as India where this process of giving to the monks is common indeed, as it was in China and Tibet before the Communists seized power. We are, then, looking down on a village in India. The evening shadows are falling and lengthening across the ground. The light is taking on a bluish-purplish tinge, the leaves of the baobab trees are rustling slightly as the night winds come along from the Himalayas. Softly along the dusty road comes a monk dressed in tattered robes, carrying with him all that he possesses in the world. He has his robe, with sandals upon his feet, in his hand he carries his rosary. Slung across his shoulder he has his blanket which serves him as his bed. Other small possessions are tucked into his robe. In his right hand he has a staff, not to defend himself against animals or humans, but that he may push aside brambles and branches which otherwise would impede his progress; he uses it, too, to test the depths of a river before he attempts to ford it.

Vị sư tiến tới một căn nhà, sửa sang lại áo choàng và lấy ra cái bát gỗ đã cũ mòn, nhẵn bóng theo thời gian. Cánh cửa đột nhiên bật mở và một người phụ nữ đứng kính cẩn tại lối ra với một đĩa đồ ăn trên đôi tay. Bà khiêm tốn nhìn xuống – không phải nhìn chằm chằm vào nhà sư bởi đó là một hành động khiếm nhã – nó thể hiện bà là con người khiêm nhường, đoan trang và đáng kính. Nhà sư tiến đến với cái bát trên hai tay. Đương nhiên, ở phương Đông, một người luôn giữ bát hoặc cốc bằng hai tay bởi sử dụng một tay thể hiện sự thiếu tôn trọng với đồ ăn, vốn là thứ quý giá xứng đáng được bê bằng cả hai tay. Vậy là nhà sư giữ chiếc bát ngay ngắn bằng hai tay. Người phụ nữ bỏ vào đó một lượng thức ăn hào phóng rồi quay đi, không một lời nói, không một ánh nhìn, bởi bố thí cho nhà sư không phải là một gánh nặng; mà đó là cách họ cảm thấy mình trả được một phần món nợ thông qua những người làm việc cho Thượng Đế.

He approaches a house, as he does so he fumbles in the breast of his robe and produces his well-worn, shiny bowl, a wooden bowl which is aged and worn smooth with use. As he approaches the house the door is suddenly opened and a woman stands respectfully at the entrance with a dish of food in her hands. Modestly she looks down — not gazing at the monk — for that would be an impertinence, she looks down to show that she is modest, demure, and of a good name. The monk walks up to her and holds his bowl with two hands. Of course, in the East one always holds a bowl or a cup with two hands because to hold it with one hand only would “show disrespect” to the food, food is precious therefore it is worthy of the attention of two hands. So — the monk holds his bowl steady with two hands. The woman puts in a generous supply of food, and then turns away, no word is exchanged, no glance is given, for to feed a monk is an honour not a burden, to feed a monk is to pay to some small extent the debt which all lay people feel toward those who are in Holy Orders.

Bà chủ nhà cảm thấy như mình và gia đình vừa được ban ân huệ khi một người, sứ giả của Thượng Đế, đến gõ cửa; bà cảm thấy bữa cơm mình nấu đã được ghi nhận và tự hỏi liệu vị sư kia có chăng dành vài lời tốt đẹp về những món đồ ăn bố thí, khiến các nhà sư khác nữa sẽ đến không. Ở ngôi nhà khác, những người phụ nữ kia hẳn đang nhìn qua tấm rèm cửa sổ với ánh mắt ghen tỵ và tự hỏi vì sao họ không được vị sư ghé qua.

The woman of the house feels that she and her house have been paid respect that this, a Holy Man, has called at her door, she feels that tribute has been paid to her cooking, she wonders if some other monk may perhaps have said some kind words about the food which she has provided and this has sent another monk to her door. In other houses women may be looking rather jealously out from their curtained windows, wondering why they have not been chosen for the monk’s visit.

Với chiếc bát đầy vật phẩm bố thí được giữ cẩn thận trên đôi tay, nhà sư chậm rãi quay đi, băng ngược con đường đến dưới tán lá, chỗ trú chân thường lệ. Ông ngồi xuống như vẫn dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở đây, ăn bữa tối, cũng là bữa duy nhất mỗi ngày. Các nhà sư không ăn quá nhiều, họ sống thanh đạm và chỉ nạp đủ để duy trì thể lực, sức khỏe và điều đó không khiến cho họ trở nên háu ăn. Ăn quá nhiều sẽ cản trở sự phát triển tinh thần, thực phẩm giàu dinh dưỡng và thực phẩm khô hủy hoại sức khỏe, nên nếu một người muốn phát triển tinh thần thì có thể học các nhà sư, ăn đủ chứ không nên nhiều, ăn để cơ thể được nuôi dưỡng chứ không ăn quá chất để cơ thể bị nuông chiều và linh hồn bị cầm tù trong bùn đất.

With his bowl filled, the monk slowly turns away still holding the receptacle with two hands, and moves across the road again to the shelter of some friendly tree. There he will sit, as he has sat for most of the day, and have his evening meal, the only meal of the day. Monks do not overeat, they live frugally and have just enough to maintain their strength and their health, but they do not have sufficient to make them become gluttonous. Too much food clogs the spiritual development, too rich food or fried foods impair the physical health, and, if one is to develop spiritually, one should live as the monks live, eat enough but no more, eat plainly that the body may be fed but do not eat richly so that the mind is satiated and the spirit locked in the case of clay.

Cần giải thích rằng nhà sư, người được bố thí thức ăn không cần thiết phải thấy mang ơn. Từ thời xa xưa, một triết lý sống đã hình thành ở phương Đông, đó là nhà sư được bố thí như một quyền lợi, họ không phải là kẻ ăn mày, không phải là gánh nặng, cũng không phải là người lười biếng hay ăn chực.

It should be explained that the monk who has had this food does not necessarily feel overcome with gratitude. Through time immemorial a Way of Life has arisen in the East; a monk is fed as a right, he is not a beggar, not a burden, he is not a shiftless man nor a parasite.

Mỗi ngày, cho tới trước bữa tối, nhà sư sẽ ngồi hàng giờ dưới gốc cây, chờ đợi những người cần giúp đỡ tới. Đó là những người cần lời khuyên, cần an ủi tinh thần, hay những người có người thân bị bệnh, hoặc thậm chí cả những người muốn viết thư khẩn cấp. Một vài người khác đến gặp nhà sư để nghe tin về những người thân yêu ở nơi xa xôi nào đó, vì nhà sư thường di chuyển liên tục từ thị trấn này sang thị trấn khác, từ thành phố này sang thành phố khác, băng qua những vùng đất từ biên giới này đến biên giới khác. Và nhà sư giúp đỡ họ bất kể họ muốn điều gì, bất kể thời gian là bao lâu, mà không đòi hỏi gì cả. Nhà sư là bậc thánh nhân và cũng là những học giả. Ông biết rằng nhiều người dân trong làng cần ông giúp đỡ, nhưng không thể trả công vì họ quá nghèo, chính thế nên nhà sư luôn luôn tu rèn kiến thức của mình, và để mang đến niềm an ủi về tinh thần cho mọi người, ông không có thời gian, cũng không có quyền làm việc chân tay kiếm sống. Vậy nên, quyền lợi, bổn phận và sự vinh hạnh của những người được ông giúp là giúp đỡ lại, bố thí một phần nhỏ thức ăn mà ông cần để duy trì sự sống.

During the day, before the evening meal, the monk will have been sitting for hours beneath a tree, available to all who comes his way, available to all who need his services. Those who need spiritual solace will have come to him for help, as will those who have relations who are ill, or even those who want an urgent letter written. Some, too, come to see the monk, to hear if he has any news of loved ones in some far distant place, for a monk is always on the move walking from town to town, from city to city, traversing the countryside, crossing the land from border to border. And the monk gives his services free, no matter what is wanted of him, no matter how long the service demanded takes, it is free. He is a Holy Man and an educated man; he knows that many of the villagers who need him and the help that he willingly proffers, cannot pay him, they are too poor, wherefore it is right and just that as he has had to study for his knowledge, and as he brings spiritual consolation to people, he has not the time nor the right to work manually and earn a living. Therefore it becomes the duty, the privilege and the honour that those whom he has assisted shall in their turn assist him and pay to some small extent with the food which he has to keep body and soul together.

Sau bữa ăn, nhà sư sẽ nghỉ ngơi một lát rồi đứng dậy và lau bát bằng cát mịn. Ông chống gậy, bước vào màn đêm với ánh trăng quen thuộc chiếu sáng rực rỡ như mọi khi. Nhà sư thường di chuyển rất nhanh và xa, đồng thời ngủ rất ít. Họ được kính trọng ở khắp các nước Phật giáo.

After his meal the monk will rest awhile, and then, rising to his feet and cleaning his bowl with fine sand, he will pick up his staff and stride off into the night often travelling beneath the light of a brilliant tropical moon. The monk travels far and fast, and sleeps little. He is a man respected throughout the Buddhist countries.

Chúng ta cũng vậy, nên sẵn lòng cho đi để có thể nhận lại. Vào những ngày xa xưa, có một luật lệ tôn nghiêm rằng tất cả mọi người nên cho đi một phần mười tài sản của họ để qua đó sự tốt lành được hình thành. “Một phần mười” này được gọi là “thuế thập phân”, và chẳng mấy chốc nó trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Ví dụ ở Anh quốc, các nhà thờ có thể thu thuế thập phân trên tất cả tài sản, mọi thứ mà ai đó sở hữu. Số tiền này được dành cho việc bảo trì của nhà thờ và chi trả lương cho những chức trách đương nhiệm. Có một lưu ý thú vị xảy ra khoảng vài chục năm trước ở Anh về những vụ việc pháp lý, trong đó những địa chủ kế nghiệp đã gây ra sự hỗn loạn lớn tại các phiên tòa về đất đai, nhằm yêu cầu bãi thuế thập phân thu bởi Giáo hội Anh. Những tay địa chủ kế nghiệp này phàn nàn rằng phải trả một phần mười thu nhập đang khiến họ khuynh gia bại sản. Thực ra thì họ bị hủy hoại là do không tự nguyện cho đi, bởi nếu một người cho đi mà không có thiện chí thì tốt hơn hết là đừng làm.

We, too, should be willing to give in order that we may receive. In the days of long ago it was a divine law that all men should give a tenth of their possessions that good may thereby be wrought. This “tenth” became known as a “tithe,” and soon it became an integral part of life. In England, for example, the churches could levy a tithe on all property, on everything that a person possessed. This money was devoted to the upkeep of the church and provided the stipend of the incumbents of a living. It is interesting to note that some ten years ago in England there were a number of law cases where hereditary landlords made a great commotion in the law courts of the land in order that the tithes imposed by the Church of England should be set aside. The hereditary landlords were complaining that having to pay a tenth of their income was ruining them. Actually, they were being ruined by not giving willingly, for unless one gives willingly it is better not to give at all.

Ngày nay các tiêu chuẩn đã khác nhiều so với thời kỳ đó. Không ai phải sống dựa vào thuế thập phân và cũng không ai phải trả loại thuế này, và đó là điều đáng tiếc. Một điều vô cùng quan trọng là nếu ta muốn phát triển về mặt tinh thần, ta hãy dành “một phần mười” để giúp đỡ người khác – đặc biệt là khi giúp đỡ người khác mang lại rất nhiều điều tốt lành cho bản thân. Tóm lại, chúng ta chỉ có thể tiến bộ và nhận được sự giúp đỡ nếu giúp đỡ mọi người xung quanh.

Nowadays standards are rather different from what they were years ago. No longer do people live on tithes nor do they pay tithes, and that is a pity. It is essential that if one is going to progress spiritually one shall “tithe” for the good of others — and especially as “for the good of others” brings much good to oneself. In short, we can only progress and be helped if we help others.

Chúng ta biết rằng một số doanh nhân rất bảo thủ, không hề xuất phát từ một nền tàng giáo lý nào nhưng vẫn sẵn sàng dành một phần mười thu nhập của họ để giúp đỡ những người khác – và quan trọng hơn đó là vì sự tốt lành của chính họ. Họ làm như vậy không phải vì niềm tin tôn giáo, mà bởi kinh nghiệm thương trường khốc liệt và các số liệu kế toán đã dạy họ rằng làm một việc tốt mà không mong đợi báo đáp sẽ giúp họ có ngày được nếm trái ngọt!

We are aware of a number of very hard-headed business men of no great spiritual leaning who willingly give a tenth of their income for the good of others — and, more especially, for their own good. They do it not because they are religious, they do it because hard commercial experience and the facts of account books have taught them that in thus “casting their bread upon the waters” it comes back to them a thousand fold!

Chủ nợ – đối tượng mà một số nơi trên thế giới còn gọi dưới danh nghĩa là các “tập đoàn tài chính” -, không phải lúc nào cũng được nhớ đến bởi tinh thần hay lòng hảo tâm, và với chúng ta thì có vẻ như nếu dù chỉ một quý ngài trong số họ có niềm tin chân chính vào việc cho đi một phần mười tài sản của họ, thì chắc chắn phải có điều gì vô cùng lời lãi trong đó, và quả thực chúng ta biết rất nhiều doanh nhân vẫn làm theo cách này.

Moneylenders — who in some parts of the world are referred to as “financial corporations” —, are not always noted for spirituality nor for generosity, and it seems to us that if even one of these money-lender-financier gentlemen has sufficient faith in “tithing” then there must indeed be something very profitable in the scheme, and we know that many many hard-headed business men do just this.

Các quy luật huyền bí ảnh hưởng như nhau tới cả những người vô thần lẫn tâm linh. Một người nghiên cứu và tìm đọc cả đống sách tâm linh không khiến họ trở nên tâm linh được. Anh ta có lẽ chỉ đọc và ngộ nhận rằng mình là tâm linh thôi. Cái mà anh ta đọc đi thẳng qua đôi mắt rồi biến vào hư không chứ chẳng đọng lại chút nào vào những tế bào não, vậy nhưng anh ta vẫn tự coi mình là “linh hồn vĩ đại” và thực sự tin rằng bản thân đang tiến bộ. Trên thực tế, người như vậy thường rất tự cao tự đại và không sẵn lòng giúp đỡ người khác mặc dù giúp người khác cũng là giúp chính anh ta.

The occult laws apply to the unspiritual as much as they do to the spiritual. It does not matter if a person studies a lot and reads a lot of spiritual books, that does not make a person spiritual. He might be just reading and deluding himself into thinking he is spiritual. The matter which he is reading may pass straight through his eyes and vanish into thin air without having once impinged upon the memory cells of his brain, yet this person will refer to himself as a “great soul” and really believe that he is making progress. Actually, he is usually very self righteous and very unwilling to help others, even though in helping others he would greatly help himself.

Xin nhắc lại một lần nữa rằng giúp đỡ người khác luôn là một việc làm đúng đắn. Dĩ nhiên điều đó cũng mang lại lợi ích cho chính người biết cho đi!

We repeat again that it is right and proper and profitable that a person shall give help to others. Incidentally, it is very helpful to the person who gives!

Thập phân, có nghĩa là, như chúng ta đã nói, một phần mười số tài sản mà ta có. Nó cũng là một triết lý sống, bởi nếu một người cho đi thì cũng đồng thời được nhận lại. Chúng tôi vẫn nhớ khi viết cho một người đã được giúp đỡ và hỗ trợ nhiều; giúp đỡ và hỗ trợ tiêu tốn tiền bạc, thời gian và đặc biệt là trí tuệ. Khi một vấn đề của anh ta được giải quyết thì những vấn đề khác lại xuất hiện như đàn chim sáo trước cánh đồng mới gieo hạt. Chúng tôi bảo: “để nhận lại, anh phải cho đi đã”. Vậy là anh ta bị tổn thương, và cố giải thích cho chúng tôi hiểu rằng anh ta là người hào phóng nhất, đã làm mọi thứ có thể để giúp đỡ người khác trên những tờ báo địa phương. Quan điểm của chúng tôi là nếu một người phải làm ‘những việc làm tốt’ để được đăng báo, thì người đó đang cho đi không đúng cách.

Tithe means, as we have said, a tenth. It also means a Way of Life because if one gives one also receives. We have in mind as we write a person who was given much help, much assistance; help and assistance which cost money, time, and specialized knowledge. As fast as one trouble was cleared up for that person other troubles descended like a flock of starlings in a newly seeded field. We said “In order to receive you must first give.” The person was most offended, and gave us to understand that he was most generous and did everything possible to help others as the local newspapers would attest. Our contention is that if a person has to have ‘good deeds’ reported in the local newspapers, then that person is not giving in the correct way.

Có nhiều cách để chúng ta có thể giúp đỡ người khác. Bên cạnh việc dành một phần mười thu nhập của mình giúp đỡ người khác, ta có thể giúp họ về tinh thần, hoặc giúp họ bằng sự an ủi cần thiết khi họ rơi vào thời gian khủng hoảng. Giúp đỡ người khác, chúng ta cũng giúp đỡ chính mình. Giống như một doanh nghiệp phải có sự thay đổi tốt để phát triển kinh doanh, chúng ta cũng phải có sự uyển chuyển về cách cho đi và rồi ta có thể nhận lại.

There are many ways in which we can give. We can, in addition to devoting a tenth of our income to good work, help others in their spiritual needs, or help them by the necessary consolation when they fall upon evil times. In giving to others we give unto ourselves. Just as a business must have a good turn-over in order that business may prosper, so must we have a good turn-over of giving in order that we may receive.

Chúng ta phải cho đi để giúp đỡ người khác, chúng ta phải cho đi để chính chúng ta có thể được giúp đỡ.

We must give to help others, we must give in order that we may be helped.

Thật vô ích khi cầu mong rằng có gì đó sẽ được trao cho bạn chừng nào bạn chưa chứng tỏ rằng mình xứng đáng bằng cách giúp đỡ những người gặp khó khăn. Hãy thực hành điều đó, thực hành cho đi, quyết định bạn có thể cho đi bao nhiêu, cho đi cái gì, và thế nào, rồi thực hiện nó ra sao, tại sao và khi nào, đưa ra hành động cụ thể, thử làm trong ba tháng. Rồi bạn sẽ thấy rằng hết ba tháng bạn sẽ có gì đó thu về, hoặc tinh thần, hoặc tài chính, hoặc cả hai.

It is useless to pray that something be given to you unless you first show that you are worthy by giving to those who need it. Practice it, practice giving, decide how much you can give, what you can give, and how, and having worked out how and why and when, put it into practice, try it for three months. You will find that at the end of three months you are in pocket either spiritually or financially, or both.

Hãy học hỏi về điều này, rồi nghiên cứu thêm lần nữa, và ghi nhớ rằng “Hãy cho đi để rồi sẽ nhận lại”, “Cho đi không cầu báo đáp”

Will you study this, and study it again, and remember “Give that ye may receive,” “Cast your bread upon the waters.”.

Người dịch: Trần Đào Ngọc Anh – Đinh Quý Phiên

Biên tập: VMC

[1] Cùng họ cây Gạo