Cách Thương Yêu

Cách Thương Yêu

Khi chúng ta chỉ làm việc bằng tư tưởng, ai ngồi một chỗ gửi tư tưởng thương yêu vào thế giới, chìm đắm trong sự đẹp đẽ của lý tưởng mình và thường khi không có nỗ lực tương xứng ở cõi trần đủ để chấm dứt điều ác qua chọn lựa đúng đắn, hy sinh và việc làm cực nhọc, thì trên thực tế họ không phụng sự ai khác ngoài chính họ. Trong thế chiến II, có những người gửi tư tưởng thương yêu đến nhóm người làm điều ác, gây ra thảm trạng trên thế giới, tin rằng làm thế sẽ ảnh hưởng kẻ sau để họ làm lành. Điều cần nhớ ở đây là tình thương chính yếu là năng lực vô tư, cho ảnh hưởng tùy thuộc vào loại hình thể mà nó tiếp xúc và tuôn tràn lên đó. Vì vậy, gặp bản tính duy vật ích kỷ thì nó chỉ tăng cường dục vọng và khuyến khích lòng gây hấn, chiếm hữu, và do đó nuôi dưỡng bản chất thấp kém, làm biến dạng sự biểu lộ chân thật của tình thương, dẫn tới hoạt động xấu được gia tăng. Bằng ngược lại, khi tuôn tình thương vào ai xả kỷ, thanh khiết và vô tư lợi, nó sẽ nuôi dưỡng các đặc tính ấy thêm và tình thương chân thật. Đây là những điểm mà người phụng sự có thiện ý nhưng chưa biết nhiều về mặt huyền bí cần nhớ, đặc biệt trong lúc có tranh chấp giữa thiện và ác như có chiến tranh.
Con người nghĩ rằng ta hãy thương yêu nhau, rồi không làm gì mà chỉ thốt lời cầu nguyện trong lúc nhân loại chết dần mòn. Cho đại đa số người, tình thương chân chính vẫn chỉ là lý thuyết mà chưa phải là hiểu biết đúng nghĩa. Tình thương thường được hiểu như là lòng tốt, mà đó là lòng tốt đối với mặt vật chất của sự sống, với phàm ngã của ai quanh họ và thường được làm với ước muốn thực hiện bổn phận của mình và không cản trở sinh hoạt cùng mối liên hệ giữa ta với họ. Tình thương đó biểu lộ như là ước muốn chấm dứt khổ nàn và mang lại cảnh sống vật chất hạnh phúc hơn, đó là tình mẹ, tình bạn mà ít khi là sự thương yêu giữa các nhóm và các quốc gia. Ấy là động lực nằm sau những việc làm nhân ái và phúc lợi cho dân chúng, nhưng thực sự mà nói thì tình thương chưa hề được biểu lộ ngoại trừ do đức Chúa.
Có một điều liên hệ đến tình thương ít được nói tới ấy là khi ai làm cho mình tiến bước thì cùng lúc sự mở rộng tâm thức làm họ nhậy cảm hơn với cảm xúc, tư tưởng của ai ngay quanh mà họ tiếp xúc. Càng tiến xa thì vấn đề này càng lớn.Lý thuyết ghi là nếu ta làm việc và sống ở mức tâm thức cao thì ta không bị ảnh hưởng chi với những gì phát từ mức thấp hơn, nhưng trong thực tế điều ấy không đúng.
Luật huyền bí nói rằng điều lớn hơn luôn luôn có thể bao gồm điều nhỏ hơn, việc ấy đúng cho vì Thái Dương Thượng đế – đấng chứa đựng tất cả những hình thái thấp hơn ngài trong vũ trụ mà ngài biểu lộ – thì luật cũng áp dụng cho mọi con người.Nó có nghĩa ai phát triển tinh thần hơn dù nhiều dù ít luôn luôn có thể bao gồm những gì phát ra từ kẻ khác thấp hơn họ trên thang tiến hóa. Khi ai càng chịu ảnh hưởng của luật Thương Yêu thì họ càng dễ hấp thu tư tưởng và ước muốn của người khác quanh họ, đặc biệt là những ai ràng buộc với họ do tình thương hay do liên hệ nhân quả. Người cung 2 bị ảnh hưởng nhiều vì họ như miếng bông xốp tiếp nhận tâm tình của kẻchung quanhkhông tránh được. Khi càng lúc càng hiểu biết hơn, ý chí sẽ củng cố trí tuệ, hướng dẫn việc biểu lộ năng lực tình thương và nhờ vậy vấn đề sẽ giảm bớt vì tới mức đó họ biết được những cách bảo vệ mình mà ai sơ cơ chưa biết.
Vậy thì với ai đang tập phát triển, trước tiên họ cần học cách đồng hóa với kẻ khác, mà cần lưu ý ấy là sự đồng hóa với tinh thần, chân ngã ta đồng hóa với chân ngã người. Sự đồng hóa này có tính thản nhiên tinh thần đi kèm, cho phép ta làm việc cần làm mà không vướng bận hay bị cản trở bởi sự lo lắng, buồn rầu hay tư tưởng của những ai có liên quan đến chuyện.
Kế tiếp, luật còn nói là ta càng yêu thương bao nhiêu thì càng có thể đáp ứng với quan điểm, bản chất và lực của người khác và bao gồm chúng.
Ta được dạy là hãy thương yêu nhiều hơn, thay vì chỉ thương yêu sâu đậm hai hay ba người, lời khuyên là dùng tình thương ấy làm hạt giống để nẩy nở thành tinh thần thương yêu. Khi có được tình thương sâu đậm cho nhân loại – dựa trên hiểu biết trí tuệ và cảm thông nhờ trực giác mà không phải là phản ứng tình cảm – thì nó dẫn tới kết quả không ngờ được, đó là lực tuôn tràn sẽ kích thích và luân xa khai mở.
Một thí dụ cho tham thiền về tình thương là:
– Trụ tâm thức và nói: Tôi tuôn rải tình thương đến mọi người.
– Suy ngẫm về bản chất và ý nghĩa của tình thương.
– Sau khi suy ngẫm về tình thương trong ba tuần mỗi tháng, sang tuần thứ tư bạn có thể xem xét kỹ lưỡng ba mặt là:
– Hành động sai hay đúng khi biểu lộ tình thương
– Động cơ cao hay thấp “
– Linh hồn có can dự chi “
Cách biểu lộ tình thương thay đổi theo cung. Ai cung sáu thường có cách biểu lộ nặng tính lý tưởng và cuồng tín; thường khi thiếu tình thương chân thật mà có sự áp đặt lên người khác điều mà đương sự nghĩ là tình thương. Công chuyện phải làm là chuyển hóa khuynh hướng cuồng tín và sùng tín vốn tự nhiên nơi người cung sáu thành tình thương và sức mạnh tinh thần; tính chuyên chú vào một mục tiêu phải dựa trên một tâm bao trùm tất cả. Sự chuyên tâm mang tính chất ước vọng cung sáu cần chuyển sang sự tin tưởng thông minh tức có nét trí tuệ, là điều rất khác xa.

Trong một nhóm, ta được khuyên tập điều thiết yếu nhất là hướng đến nhau với tình thương nồng đậm nhất và lòng thông cảm, cùng phát triển tính vô tư để khi nhận biết khuyết điểm hay ưu điểm, lỗi lầm hay thái độ đúng đắn, chuyện không gợi nên trong lòng ta một phản ứng nào có thể làm xáo trộn sự hòa hợp trong công việc của nhóm như đã định; và ta vun trồng tình thương yêu luôn luôn tìm cách củng cố và trợ giúp, và khả năng bổ túc hay bổ sung cho nhau, làm nhóm được thăng bằng, làm việc theo ấn tượng tinh thần.
Việc nhận ra một thiếu sót nơi người bạn trong nhóm chỉ nên làm sinh ra tình thương sâu xa hơn; và việc khám phá ra sức mạnh nơi người bạn cho thấy ta có thể tìm sự giúp đỡ khi cần.

Áp dụng cách yêu thương

Một trong những dụng cụ tuyệt diệu nhất cho việc phát triển thực tế nằm trong tay của ai sơ cơ lẫn bậc cao cả là lời nói. Người nào biết giữ gìn lời nói, và chỉ lên tiếng với mục tiêu vị tha hầu dùng miệng lưỡi để chuyên chở năng lực thương yêu, là người mau lẹ học được những bước đầu tiên chuẩn bị cho việc chứng đạo initiation. Lời nói là sự biểu lộ huyền bí nhất có được; nó là phương tiện để sáng tạo và là vận cụ cho lực.
Khi ta giữ gìn lời nói hiểu theo nghĩa bí truyền là ta gìn giữ lực, và khi chọn lựa và nói ra đúng đắn lời là ta phân rải lực thương yêu trong thái dương hệ, lực có tính bảo tồn, tăng cường và kích thích. Chỉ có ai biết phần nào hai tính chất này của lời nói mới có thể được truyền dạy những điều cẩn mật.
Ai hiểu biết phải học lặng thinh khi đối đầu với sự ác, với những khổ nàn trên thế giới mà không mất thì giờ than vãn vô ích và có biểu lộ sầu não; thay vào đó họ làm nhẹ bớt gánh nặng của nhân loại, tức làm việc và không phí năng lực để nói. Dầu vậy họ sẽ nói khi cần có sự khuyến khích, dùng miệng lưỡi cho mục đích xây dựng, biểu lộ lực thương yêu của thế giới, để nó tuôn chẩy qua người anh và sẽ làm nhẹ đi hay nâng bớt nỗi nhọc nhằn. Mai kia khi con người tiến xa hơn, lòng yêu thương giữa hai phái và sự biểu lộ của nó sẽ được chuyển lên cõi cao. Khi đó, tình thương chân thực kết hợp những ai cùng ước nguyện và cùng phụng sự sẽ thể hiện bằng lời mà không có biểu lộ nơi cõi trần như ta có hiện nay. Khi đó, tình thương giữa người với nhau trong nhân loại sẽ có hình thức là dùng lời nói để sáng tạo trên tất cả những cõi, và năng lực, mà hiện giờ nơi đa số người biểu lộ qua những luân xa thấp hay luân xa về sự truyền giống, sẽ được chuyển lên luân xa cổ họng. Đây là viễn ảnh còn rất xa nhưng giờ vài kẻ có thể thấy viễn ảnh đó và tìm cách cho nó hình dạng dù khiếm khuyết, qua việc kết hợp để phụng sự, cộng tác thân ái và hợp nhất làm một trong ước nguyện.
Sự biểu lộ của tình thương thay đổi theo phương tiện. Tình thương nơi phàm ngã thể hiện qua nhiều giai đoạn, trước tiên là tình thương vị kỷ, chỉ giản dị là thuần ích kỷ, sang tình thương gia đình và thân hữu, rồi tình thương giữa nam nữ, cho tới khi nó thành tình thương nhân loại hay tâm thương yêu nhóm, là đặc tính nổi bật của chân ngã. Vị Chân sư Từ Ái thươngyêu nhân loại, ở cùng với họ và chịu đau lòng với nhân gian lẫn với người thân của ngài.
Về tình thương của chân ngã, nó dần dần phát triển từ tình thương nhân loại sang tình thương đại đồng, một tình thương biểu lộ không những cho nhân loại mà luôn cả cho trọn hàng ngũthiên thần đang tiến hóa, và mọi hình thái của sự biểu lộ thiêng liêng. Tình thương của phàm ngã là tình thương trong ba cõi, còn tình thương của chân ngã là tình thương trong thái dương hệ và tất cả những gì chứa đựng trong đó, và sau chót tình thương của chân thần biểu lộ phần nào tình thương vũ trụ và bao trùm nhiều điều nằm ngoài thái dương hệ.
Tình thương là điểm chính trong lời dạy của đức Chúa ‘Hãy yêu thương người bên cạnh như chính mình.’ Huấn thị ấy đưa ra hơn hai ngàn năm trước nhưng con người không chú ý mấy. Chúng ta thương chính mình và những ai mà ta ưa thích. Còn thương yêu mọi vật và do sự kiện người bên cạnh là một linh hồn giống như ta, và tự sâu kín có Phật tánh cùng tương lai vô tận, thì ta không màng tới cho lắm. Tuy nhiên nếu con người làm theo lời dạy thì hẳn sẽ loại trừ được nhiều bệnh, vì những bệnh phát xuất từ việc lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ lớn trong số các bệnh cho thân xác, cũng như ta có thể làm cho không thể có chiến tranh.

Theo:
The Externalization of the Hierachy A.A. Bailey