Trong nhà tôi, vẫn còn sự hoạt động nhộn nhịp ồn ào. Trà bơ được rót như suối chảy và thức ăn được dọn ra vào giờ chót để đãi những quan khách còn ở lại đêm nay. Tất cả các gian phòng trong nhà đều có người, không còn phòng nào cho tôi. Tôi đi thẩn thơ, lòng buồn man mác; để giết thời giờ, tôi vừa đi bách bộ vừa đá những viên sỏi và tất cả những gì nằm dưới chân, nhưng sự bận rộn đó cũng không đủ làm cho tôi giải khuây. Không ai chú ý đến tôi: Những quan khách đều đã mỏi mệt và hài lòng, còn những gia nô thì mệt nhoài và bực bội. Tôi thầm nghĩ và cằn nhằn: “Loài ngựa có lẽ dễ thông cảm hơn. Ta sẽ ngủ chung với lũ ngựa đêm nay.”
Inside the house there was still much activity. Tea was still being consumed in huge quantities, and food was disappearing as last-minute revellers fortified themselves against the coming night. All the rooms were occupied, and there was no room for me. Disconsolately I wandered around, idly kicking at stones and anything else in the way, but even that did not bring inspiration. No one took any notice of me, the guests were tired and happy, the servants were tired and irritable. “The horses have more feeling,” I grumbled to myself, “I will go and sleep with them.”
Những chuồng ngựa đều ấm áp, và nằm trên đống rơm rạ cũng êm lưng, nhưng giấc ngủ khó đến. Mỗi khi tôi chợp mắt thiếp đi, thì một con ngựa lại thúc tôi, hoặc tôi bị đánh thức một cách đột ngột bởi một tiếng động từ trong nhà. Lần lần, mọi vật đều đắm chìm trong im lặng. Tôi ngồi nhổm dậy nhìn ra ngoài, thấy đèn lửa lần lần đã tắt. Trong giây lát, chỉ còn lại ánh trăng lạnh lùng phản chiếu sáng ngời trên những ngọn núi đầy tuyết phủ. Những con ngựa đã ngủ, có con ngủ đứng, có con nằm nghiên qua một bên. Sau cùng tôi cũng đã ngủ thiếp đi. Sáng ngày hôm sau, tôi bị đánh thức dậy một cách phủ phàng, có người nói với tôi:
– Dậy đi Lobsang. Tôi còn phải thắng yên ngựa, mà cậu nằm choán hết chỗ.
The stables were warm, and the fodder was soft, but for a time sleep would not come. Each time I dozed a horse would nudge me, or a sudden burst of sound from the house would rouse me. Gradually the noises were stilled. I raised myself to one elbow and looked out, the lights were one by one flickering to blackness. Soon there was only the cold blue moonlight reflecting vividly from the snow-capped mountains. The horses slept, some on their feet and some on their sides. I too slept. The next morning I was awakened by a rough shake and a voice saying: “Come along, Tuesday Lobsang. I have got to get the horses ready and you are in the way.”
Thành thử tôi đứng dậy đi về nhà để kiếm thức ăn đỡ dạ. Trong nhà, đang có sự náo động ồn ào. Các quan khách sửa soạn ra về và mẹ tôi chạy từ nhóm này sang nhóm khác để tiễn khách. Cha tôi thì bàn về việc sửa nhà và vườn cho đẹp thêm. Người nói cho một ông bạn già biết ý định sẽ nhập cảng kính thủy tinh từ Ấn Độ để làm cửa sổ. Ở Tây Tạng không có kính, người ta không chế tạo kính trong xứ, và thật là tốn kém mà nhập cảng kính từ Ấn Độ. Cửa sổ các nhà ở Tây Tạng có những khuôn gỗ, trên đó có căng một thứ giấy sáp sáng đục nhưng không trong suốt. Những cánh cửa sổ bằng gỗ nặng được gắn ở ngoài, không phải để phòng kẻ gian mà để tránh những cơn bão cát. Cơn bão cát này, đôi khi quyện theo những viên sỏi nhỏ, có thể làm gãy nát những cửa sổ trơn, không có phòng vệ. Nó cũng có thể cắt đứt da thịt trên mặt và trên bàn tay với những vết cắt rất sâu; bởi vậy đi du lịch trong những mùa gió lớn thật nguy hiểm.
Dân chúng thủ đô Lhassa luôn luôn để ý coi chừng ngọn núi của điện Potala. Nếu thình lình nó biến mất dưới một đám sương mù đen kịt, mọi người sẽ lo tìm chổ ẩn núp an toàn để tránh bão. Nhưng không phải chỉ có loài người là mới báo động: Loài vật cũng biết trước khi sắp có bão nên các loài chó, ngựa thường đi trước người để kiếm chổ ẩn núp. Loài mèo không bao giờ bị bão làm hại, còn loài Yak không có gì phải sợ.
So I got up and made my way into the house in search of food. There was much activity. People were preparing to leave, and mother was flitting from group to group for a last-minute chat. Father was discussing improvements to the house and to the gardens. He was telling an old friend of his that he intended having glass imported from India so that our house would have glazed windows. In Tibet there was no glass, none was made in the country, and the cost of bringing it from India was very high indeed. Tibetan windows have frames upon which is stretched paper which is highly waxed and translucent, but not transparent. Outside the windows were heavy wooden shutters, not so much to keep burglars away as to prevent the ingress of grit carried by the strong winds. This grit (sometimes it was more like small pebbles) would tear through any unprotected windows. It would also deeply cut exposed hands and faces, and during the season of strong winds, such journeys were fraught with danger. The people of Lhasa used to keep a wary eye upon the Peak and when it suddenly became hidden in a black haze everyone used to dash for shelter before the whipping, blood-bringing wind caught them. But not only humans were on the alert: animals also were on the watch, and it was no unusual sight to see horses and dogs leading the humans in the rush for shelter. Cats were never caught in a storm, and yaks were quite immune.
Sau khi người khách cuối cùng đã rời khỏi nhà, cha tôi cho gọi tôi và nói:
– Con hãy đi chợ mua sắm những thứ cần dùng, Ông Tzu biết con phải mua sắm những vật gì.
Tôi nghĩ đến những đồ dùng cần thiết: Một cái chén đựng tsampa bằng gỗ, một cái dĩa bạc và một xâu chuỗi gồm một trăm lẻ tám hột bằng gỗ đánh bóng. Số một trăm lẻ tám này là một con số linh thiêng, nó cũng chỉ bấy nhiêu những điều giới răn mà một vị sư sãi cần phải nhớ.
With the departure of the last of the guests I was called before father who said: “Go to the shopping centre and buy your needs. Tzu knows what is required.” I thought of the things I would need: a tsampa bowl made of wood, a cup, and a rosary. The cup would be in three parts: a stand, the cup, and its lid. This would be of silver. The rosary would be of wood, with its hundred and eight beads highly polished. A hundred and eight, the sacred number, also indicates the things which a monk has to remember.
Chúng tôi lên đường ra chợ, ông Tzu cưỡi ngựa còn tôi cưỡi lừa. Sau khi qua nhiều khúc đường quanh co, chúng tôi đã đến khu chợ buôn bán tấp nập. Tôi nhìn quanh dường như đó là chuyến đi đầu tiên. Nhưng trong thâm tâm, tôi e ngại rằng đó là chuyến đi cuối cùng! Những tay thương buôn vừa đến Lhassa, tràn vào các cửa tiệm và tranh luận sôi nổi để định giá hàng. Có người đem trà sang đây từ Trung Hoa, những người khác đem tơ lụa từ bên Ấn Độ. Chúng tôi vạch đường đi xuyên qua đám rừng người đến những cửa tiệm có những đồ vật mà tôi cần dùng. Thỉnh thoảng ông Tzu trao đổi lời chào hỏi với một bạn già quen từ hồi niên thiếu.
We set off, Tzu on his horse, and I on my pony. As we left the courtyard we turned right, later turning right again as we left the Ring Road past the Potala to enter the shopping centre. I looked about me as if seeing the town for the first time. I was greatly afraid that I was seeing it for the last time! The shops were crowded with chauffeuring merchants who had just arrived in Lhasa. Some were bringing tea from China, and others had brought cloth from India. We made our way through the crowd to the shops we wished to visit; every so often Tzu would call out a greeting to some old friend of former years.
Tôi cần mua một áo tràng màu đỏ sậm, cỡ lớn, không phải chỉ vì lý do tôi sẽ lớn thêm, mà cũng vì một lý do khác rất thực tế. Ở xứ này, những người lớn mặc áo rất rộng, nịt sát lưng. Phần trên chiếc áo có thể dùng như một cái túi đựng mọi thứ cần dùng. Một sư sãi “Trung bình” chẳng hạn, đem theo trong cái túi đó một chén ăn tsampa, một cái dĩa, một con dao, vài thứ bùa phép, một bao gạo mạch nha đã sấy và thường là một ít tsampa. Nhưng ta đừng quên rằng một sư sãi luôn luôn đem theo trong mình tất cả những gì y sở hữu trên thế gian này.
I had to get a robe of russet red. I was going to have it rather on the large size, not merely because I was growing, but for an equally practical reason. In Tibet men wear voluminous robes which are tied tightly at the waist. The upper portion is pulled up and forms a pouch which is the repository for all those items which the Tibetan male finds it necessary to carry. The average monk, for instance, will carry in this pouch his tsampa bowl, cup, a knife, various amulets, a rosary, a bag of roasted barley and, not infrequently, a supply of tsampa. But remember, a monk carries upon his person all his worldly possessions.
Ông Tzu kiểm soát việc sắm sửa của tôi. Tôi chỉ được mua những gì tối cần thiết, tất cả đều là những hạng rất xoàng, tương xứng với một “Chú tiểu sơ cơ nghèo”: Một đôi dép bằng da con Yak, một cái bọc nhỏ để đựng gạo mạch nha sấy, một cái chén bằng gỗ, một cái dĩa cũng bằng gỗ (chứ không phải bằng bạc!) và một con dao. Thêm vào đó là một xâu chuỗi hạng thường mà tôi phải tự mình đánh bóng tất cả một trăm lẻ tám hột; đó là tất cả những gì mà tôi được mua sắm. Cha tôi là một nhà quý tộc tỷ phú, có những tài sản rộng lớn khắp nơi trong xứ, trong một thời gian tập sự làm một tu sĩ, và ngày nào cha tôi còn sống thì tôi phải là một chú tiểu nghèo mà thôi.
My pathetic little purchases were rigidly supervised by Tzu, who permitted only the barest essentials, and those of merely mediocre quality as befitted a “poor acolyte”. They included sandals with yak-leather soles, a small leather bag for roasted barley, a wooden tsampa bowl, wooden cup—not the silver affair I had hoped for!—and a carving knife. This, together with a very plain rosary which I had to polish myself, were to be my only possessions. Father was a millionaire several times over, with huge estates all over the country, with jewels, and indeed much gold. But I, while I was training, while father lived, I was to be just a very poor monk.
Tôi nhìn một lần cuối, đường xá và dãy nhà hai tầng ở hai bên. Tôi cũng nhìn cả những tiệm bán hàng hóa treo lủng lẳng những khúc vi cá mập và những yên ngựa ở trước cửa. Một lần nữa, tôi lắng tai nghe những lời nói đùa của những người lái buôn và những câu trả giá vui vẻ của những khách hàng. Tôi chưa từng thấy con đường này mang vẻ ấm cúng dễ chịu như thế bao giờ, tôi ước ao cái số phận của những người nhìn thấy nó hằng ngày và sẽ tiếp tục sống hằng ngày ở tại đây.
I looked again at the street, at those two-storied buildings with the long, projecting eaves. I looked again at the shops with the sharks’ fins and the saddle covers displayed on the booths outside their doors. I listened once more to the cheerful banter of the traders and their customers haggling good-naturedly over the prices to be paid. The street had never looked more attractive and I thought of the fortunate people who saw it every day and would continue to see it every day.
Những con chó hoang đi rong khắp chốn, đưa mũi đánh hơi vật nọ vật kia, và cất tiếng sủa vang; những con ngựa đợi chủ ra lệnh cất vó, thỉnh thoảng lại hí lên một tràng dài. Những con Yak vừa thốt ra những tiếng kêu khàn giọng vừa len lỏi giữa những đám người bộ hành. Có bao nhiêu sự bí ẩn ở đằng sau những cửa sổ bọc giấy sáp kia! Có hằng bao nhiêu những hàng hóa lạ lùng đến từ bốn phương, đã được chở xuyên qua những cánh cửa gỗ chắc nịch kia, và có bao nhiêu giai thoại kỳ thú mà những cánh cửa sổ mở kia có thể thuật cho ta nghe nếu chúng biết nói.
Stray dogs ambled around, sniffing here and there, exchanging growls, horses neighed softly to each other as they awaited the pleasure of their masters. Yaks groaned throatily as they meandered through the pedestrian throng. What mysteries lurked behind those paper-covered windows. What wonderful stores of goods, from all parts of the world, had passed through those sturdy wooden doors, and what tales those open shutters would tell if they could speak.
Tôi nhìn tất cả những vật ấy dường như là những vật đã quen thuộc từ lâu. Tôi không hề nghĩ rằng có ngày tôi sẽ tái ngộ những cảnh vật trên các đường phố nầy, dầu rằng thỉnh thoảng chỉ một đôi lần. Tôi nghĩ đến những gì tôi muốn làm, những gì tôi muốn mua. Sự mơ mộng của tôi bỗng nhiên bị gián đoạn một cách phũ phàng, một bàn tay vừa to lớn vừa hăm dọa, hạ xuống trước mặt tôi, kéo vành tai tôi và vặn xoay nó một vòng đau kinh khủng. Ông Tzu quát to, dường như muốn cho cả thế giới đều nghe:
– Lobsang, mi đã biến thành pho tượng đá rồi chăng? Ta tự hỏi không biết những thiếu niên đời nay nuôi những gì trong óc của chúng. Vào thời buổi của ta, không hề có như vậy.
Ông Tzu có vẻ bất cần về việc tôi sẽ bị đứt một vành tai nếu tôi cứ đứng yên một chỗ, hay tôi muốn giữ nó lại bằng cách đi theo ông. Tôi có thể làm gì được ngoài ra việc “Tranh thủ thời gian?” Trên đường về, ông Tzu vừa cưỡi ngựa đi trước vừa cằn nhằn và chỉ trích rõ rệt “Cái thế hệ hiện kim, gồm toàn những bọn vô ích, lười biếng, bất trị, và luôn luôn mơ tưởng chuyện trên mây”, nhưng khi vừa đến đường lộ Lingkhor, chúng tôi gặp một cơn gió lớn thổi mạnh; tôi bèn nép mình vào phía sau cái thớt lưng khổng lồ của ông Tzu để tránh cơn giông.
All this I gazed upon as upon an old friend. It did not occur to me that I would ever see these streets again, even though but rarely. I thought of the things I would have liked to have done, of the things I would have liked to buy. My reverie was shatteringly interrupted. A hand immense and menacing descended upon me, caught my ear and twisted it fiercely, while the voice of Tzu bellowed for all the world to hear: “Come on, Tuesday Lobsang, are you dead on your feet? I don’t know what boys are coming to nowadays. Wasn’t like this when I was a lad.” Tzu did not seem to mind if I stayed behind without my ear, or retained it by following him. There was no choice but to “come on”. All the way home Tzu rode ahead, mumbling and moaning about the “present generation, good-for-nothing lot, bone-idle lay-abouts living in a daze”. At least there was one bright spot, as we turned into the Lingkhor road there was a quite bitter wind. Tzu’s great bulk ahead of me gave me a sheltered path.
Khi tôi về đến nhà, mẹ tôi liếc mắt nhìn qua những đồ vật dụng mà tôi đã mua. Tôi lấy làm thất vọng khi mẹ tôi cho rằng những vật ấy cũng khá tốt đối với tôi. Tôi đã hy vọng rằng mẹ tôi sẽ quở trách ông Tzu, và sẽ cho phép tôi mua những đồ dùng có phẩm chất tốt hơn. Một lần nữa, những hy vọng của tôi về cái dĩa bằng bạc lại tiêu tan như mây khói, và tôi phải chấp nhận cái dĩa bằng gỗ mua ở một tiệm tạp hóa ở Lhassa.
At home, mother had a look at the things which I had bought. To my regret she agreed that they were good enough. I had been cherishing the hope that she would overrule Tzu, and say that I could have better quality articles. So once again my hopes of having a silver cup were shattered and I had to make do with the wooden one turned on a hand-lathe in the bazaars of Lhasa.
Trong tuần lễ cuối cùng, người ta không để tôi sống yên lặng một mình. Mẹ tôi bắt buộc tôi phải đi theo người để viếng thăm các gia đình quý tộc ở Lhassa và để chào từ giã, trước khi tôi lên đường xuất gia để bước vào tu viện.
Mẹ tôi rất thích những dịp xuất hành như thế, những cuộc viếng thăm xã giao và nói chuyện hàn huyên, nó gồm một phần chương trình hằng ngày của mẹ tôi. Tôi cảm thấy chán ngấy; đối với tôi, những cuộc viếng thăm đó là những cực hình vì tôi không có năng khiếu để hòa mình một cách vui vẻ với những kẻ phàm tục. Tôi chỉ muốn chơi đùa thỏa thích ở ngoài trời trong những ngày còn lại, thả diều, nhảy sào hay bắn cung; nhưng thay vì được tự do tiêu khiển, tôi bị lôi kéo đi khắp nơi như một con Yak trúng giải hạng nhất, và trình diện với những bà nhạt nhẽo vô duyên, họ không có việc gì làm khác hơn là ngồi suốt ngày trên nệm nhung êm ấm và sai bảo kẻ tôi tớ.
I was not to be left alone for my last week. Mother dragged me round to the other big houses in Lhasa so that I could pay my respects, not that I was feeling respectful! Mother reveled in the journeyings, in the interchange of social conversation, and in the polite tittle-tattle which made up the everyday round. I was bored stiff; to me all this was a genuine ordeal as I was definitely not born with the attributes which make one suffer fools gladly. I wanted to be out in the open enjoying myself for the few days remaining. I wanted to be out flying my kites, jumping with my pole, and practicing archery, instead of which I had to be dragged around like a prize yak, being shown off to frumpish old women who had nothing to do all day but to sit on silk cushions and call for a servant in order to gratify their slightest whim.
Không phải chỉ có mẹ tôi mới làm tôi bực mình. Tôi còn phải đi theo cha tôi đến lạt ma viện Drebung. Tu viện này là tu viện lớn nhất thế giới, với tất cả mười ngàn sư sãi, với những ngôi đền cao vút, và nhà cửa dinh thự xây bằng đá. Đó là một cộng đồng tu viện, một thành phố có tường rào chung quanh, và cũng như mọi thành phố, nó có thể sống tự túc. Drebung có nghĩa là “Núi Gạo”, và thật vậy, nó giống như một đống gạo chất lên thành núi nếu nhìn từ đằng xa, với những đài cao và mái bầu chiếu rạng ngời duới ánh nắng. Nhưng tôi không còn lòng dạ nào để thưởng thức cái đẹp của những công trình kiến trúc thẩm mỹ. Tôi thấy se lòng khi phải lãng phí một thời giờ rất quý báu của mình.
But it was not only mother who caused me so much heartburning. Father had to visit the Drebung Lamasery and I was taken along to see the place. Drebung is the largest lamasery in the world, with its ten thousand monks, its high temples, little stone houses, and terraced buildings rising tier upon tier. This community was like a walled town, and like a good town, it was self supporting. Drebung means “Rice Heap”, and from a distance it did look like a heap of rice, with the towers and domes gleaming in the light. Just at this time I was not in a mood to appreciate architectural beauties: I was feeling distinctly glum at having to waste precious time like this.
Cha tôi có việc cần bàn luận với vị Sư Trưởng và các vị phụ tá, nên tôi chỉ có thể đi thất thểu một mình trong tu viện, như một vật vô chủ trôi giạt lênh đênh sau cơn bão tố. Khi thấy cách cư xử của người lớn đối với vài kẻ thiếu nhi sơ cơ, tôi có những cơn sợ hãi đến rùng mình.
Drebung là bảy tu viện sát nhập làm một, gồm có bảy dòng tu, và bảy giáo đường khác nhau. Thật quá lớn lao đồ sộ để có thể đặt dưới sự điều khiển của một người; bởi vậy có đến mười bốn vị Sư Trưởng, tất cả đều chủ trương một kỷ luật sắt, đảm nhiệm công việc cai quản tu viện này.
Khi cuộc viếng thăm kết thúc, tôi cảm thấy rất sung sướng, nhưng tôi còn hài lòng hơn khi được biết tôi sẽ không vào tu viện Drebung hay tu viện Sera, ở độ năm cây số phía bắc thủ đô Lhassa.
Father was busy with the abbot and his assistants, and I, like a waif of the storm, wandered disconsolately around. It made me shiver with fright when I saw how some of the small novices were treated. The Rice Heap was really seven lamaseries in one; seven distinct orders, seven separate colleges formed its composition. It was so large that no one man was in charge. Fourteen abbots ruled here and stern disciplinarians they were. I was glad when this “pleasant jaunt across a sunlit plain”—to quote father—came to an end, but more glad to know that I was not going to be consigned to Drebung, or to Sera, three miles north of Lhasa.
Tuần lễ cuối cùng đã chấm dứt. Người ta tịch thu những con diều của tôi để làm quà cho kẻ khác; những cung tên của tôi bị bẻ gẫy để làm cho tôi hiểu rằng tôi không còn là một đứa trẻ con, và bởi vậy tôi không còn cần những món đồ chơi đó nữa. Tôi có cảm tưởng rằng quả tim mình muốn vỡ nát, nhưng dường như không ai chú ý đến điều ấy.
At last the week drew to an end. My kites were taken from me and given away; my bows and beautifully feathered arrows were broken to signify that I was no longer a child and had no use for such things. I felt that my heart, too, was being broken, but no one seemed to think that important.
Đêm hôm ấy, cha gọi tôi vào phòng giấy của người; đó là một gian phòng trang trí rất mỹ thuật, có bày những pho sách cổ rất quý giá. Cha tôi ngồi gần bên bàn thờ tổ tiên và ra lệnh cho tôi quì trước mặt người để bắt đầu nghi lễ đọc quyển Gia Phả của dòng họ. Lịch sử của gia đình tôi từ bao nhiêu thế kỷ trước, được ghi chép trong quyển sách khổng lồ đó, bề dày đến một thước rưỡi và bề ngang ba tấc. Trong ấy có ghi tên họ các vị tổ tiên sáng lập của dòng họ nhà tôi, cùng những công lao hạn mã nhờ đó mà các vị ấy được ban quyền tước quý hiển. Trong đó cũng có ghi chép những công trạng mà gia đình tôi đã lập nên trong việc phục vụ xứ sở và phụng sự vị chúa tể của đất nước tôi, là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đó là lần thứ nhì mà quyển Gia Phả được lật ra cho tôi, vì tôi thấy ngày sinh tháng đẻ của tôi đã có ghi chép sẵn trong đó. Các nhà chiêm tinh đã căn cứ vào những chi tiết đó để lập nên lá số và phán quyết những lời tiên tri về tương lai của tôi. Tôi phải tự mình ký tên vào bản Gia Phả, vì ngày hôm sau sẽ là ngày bắt đầu một cuộc đời mới, khi tôi bước chân vào tu viện.
At nightfall father sent for me and I went to his room, with its wonderful decorations, and the old and valuable books lining the walls. He sat by the side of the main altar, which was in his room, and bade me kneel before him. This was to be the Ceremony of the Opening of the Book. In this large volume, some three feet wide by twelve inches long, were recorded all the details of our family for centuries past. It gave the names of the first of our line, and gave details of the deeds which caused them to be raised to the nobility. Recorded here were the services we had done for our country and for our Ruler. Upon the old, yellowed pages I read history. Now, for the second time, the Book was open for me. First it had been to record my conception and birth. Here were the details upon which the astrologers based their forecasts. Here were the actual charts prepared at the time. Now I had to sign the Book myself, for tomorrow a new life for me would start when I entered the lamasery.
Kế đó, quyển sách được xếp lại và để vào chỗ cũ. Quyển sách ấy rất nặng; cha tôi hơi lảo đảo dưới trọng lượng của nó khi người đứng dậy đặt nó vào một cái hộp thếp vàng. Người kính cẩn đặt cái hộp dưới bàn thờ, trong một cái ô vuông xây bằng đá rất sâu. Kế đó, người nấu sáp trong một cái “Soong” nhỏ bằng bạc, trãi sáp mỏng trên nắp ô và đóng triện của người lên đó để niêm phong lại. Sau đó, cha tôi mới ngồi nghiêm chỉnh lên tấm nệm ở giữa phòng. Người gõ một tiếng vào cái chuông nhỏ đặt gần bên, và một người nô bộc đem vào một cái khay trà pha với bơ. Sau một cơn im lặng kéo dài, cha tôi mới kể cho tôi nghe bí sử của sứ Tây Tạng, một chuyện lịch sử cổ xưa đến bao nhiêu nghìn năm và thậm chí được coi như cổ sử dẫu ở vào thời kỳ cuộc đại hồng thủy. Người thuật cho tôi nghe rằng đã có một thời kỳ xứ Tây Tạng chỉ là một vùng biển cả muôn trùng, điều này đã được chứng thực bởi những cuộc khảo cổ dưới lòng đất. Người nói rằng cho đến ngày nay, khi người ta đào đất ở chung quanh thủ đô Lhassa, họ có thể tìm thấy những bộ xương cá và những loại vỏ sò, vỏ ốc rất dị kỳ, cùng những đồ khí cụ lạ lùng làm bằng kim khí, mà người ta không biết rõ công dụng của nó. Những sư sãi thường tìm thấy nhiều đồ khí cụ đó khi họ thám hiểm các hang động trong vùng, và họ đem đến cho cha tôi. Cha tôi mới đưa cho tôi xem vài món đồ khí cụ đó. Rồi người nói qua chuyện khác:
The heavy carved wooden covers were slowly replaced. The golden clasps pressing the thick, hand-made sheets of juniper paper were clipped on. The Book was heavy, even father staggered a little beneath its weight as he rose to replace it in the golden casket which was its protection. Reverently he turned to lower the casket into the deep stone recess beneath the altar. Over a small silver brazier he heated wax, poured it upon the stone lid of the recess, and impressed his seal, so that the Book would not be disturbed.
He turned to me and settled himself comfortably on his cushions. A touch of a gong at his elbow, and a servant brought him buttered tea. There was a long silence, and then he told me of the secret history of Tibet; history going back thousands and thousands of years, a story which was old before the Flood. He told me of the time when Tibet had been washed by an ancient sea, and of how excavations had proved it. Even now, he said, anyone digging near Lhasa could bring to light fossilized sea-animals and strange shells. There were artifacts, too, of strange metal and unknown purpose. Often monks who visited certain caves in the district would discover them and bring them to father. He showed me some. Then his mood changed.
– Theo như luật định, con nhà quý tộc phải được nuôi trong sự khắc khổ, còn con nhà nghèo sẽ được hưởng mọi sự dễ dãi, khoan dung. Trước khi được nhận vào tu viện, con còn phải trãi qua một cuộc thử thách rất gian lao.
Cha tôi cho tôi biết rằng tôi cần phải tỏ ra tuyệt đối dễ dạy và nhắm mắt tuân theo mọi lịnh trên sai khiến. Những lời cuối cùng của cha tôi không làm cho tôi yên lòng. Người nói:
– Con hỡi, chắc con sẽ nghĩ rằng cha là người nghiêm khắc và khô khan, lạnh lùng. Cha chỉ nghĩ đến danh dự của giòng họ nhà ta. Cha nói thật cho con biết: Nếu con không được thâu nhận vào tu viện thì con đừng trở về nhà. Chừng đó con sẽ bị đối xử như một người xa lạ ở cái nhà này. Nói đến đó, cha tôi ra hiệu cho tôi lui ra, mà không nói thêm một lời nào.
“Because of the Law, to the high-born shall be shown austerity, while to the low shall be shown compassion,” he said. “You will undergo a severe ordeal before you are permitted to enter the lamasery.” He enjoined upon me the utter necessity of implicit obedience to all commands which would be given to me. His concluding remarks were not conducive to a good night’s sleep; he said: “My son, you think I am hard and uncaring, but I care only for the name of the family. I say to you: if you fail in this test for entry, do not return here. You will be as a stranger to this household.” With that, with no further word, he motioned me to leave him.
Lúc ban chiều, tôi đã từ giã Yaso, chị tôi. Chị rất xúc động: Chúng tôi đã chơi chung với nhau từ thuở nhỏ, nay chị đã lên chín, lớn hơn tôi hai tuổi. Tôi không sao gặp được mẹ. Mẹ tôi đã đi ngủ sớm và tôi không thể nào từ giã bà trước khi lên đường. Tôi bèn lui về phòng riêng một mình để nghỉ đêm cuối cùng. Tôi nằm dài trên những chiếc nệm trải dưới đất, nhưng không sao ngủ được. Trí óc tôi nghĩ liên miên đến những điều cha vừa nói lúc ban chiều. Tôi nghĩ đến tính nghiêm khắc độc đoán của cha tôi, và tôi hồi hộp nghĩ đến đêm hôm sau, khi mà lần đầu tiên tôi sẽ ngủ xa nhà. Bên hè, vầng trăng vẫn tiếp tục soi bóng. Một con chim ăn đêm vừa nhảy vừa đập cánh trên khung cửa sổ. Sau cùng tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khi trời chưa sáng, một người gia bộc đã đánh thức tôi dậy với một chén tsampa và một chén trà bơ. Ông Tzu thình lình bước vào phòng khi tôi đang ăn bữa điểm tâm thanh đạm đó, và nói:
– Con hỡi đây là giờ phút mà chúng ta phải ly biệt nhau. Ta sẽ có thể trở lại coi sóc bầy ngựa như trước. Con hãy ráng làm tròn bổn phận, và hãy nhớ tất cả những gì mà ta đã dạy con. Nói đến đây, ông ta quay gót lui ra.
Earlier in the evening I had said my farewells to my sister Yaso. She had been upset, for we had played together so often and she was now but nine years of age, while I would be seven—tomorrow. Mother was not to be found. She had gone to bed and I was not able to say good-bye to her. I made my lonely way to my own room for the last time and arranged the cushions which formed my bed. I lay down, but not to sleep. For a very long time I lay there thinking of the things my father had told me that night. Thinking of the strong dislike father had for children, and thinking of the dreaded morrow when for the first time I would sleep away from home. Gradually the moon moved across the sky. Outside a night bird fluttered on the window sill. From the roof above came the flap-flap of prayer-flags slapping against bare wooden poles. I fell asleep, but as the first feeble rays of the sun replaced the light of the moon, I was awakened by a servant and given a bowl of tsampa and a cup of buttered tea. As I was eating this meager fare, Tzu bustled into the room. “Well, boy,” he said, “our ways part. Thank goodness for that. Now I can go back to my horses. But acquit yourself well; remember all that I have taught you.” With that he turned upon his heel and left the room.
Thái độ đó rất là cận nhân tình, tuy rằng hồi ấy tôi không được vừa ý. Những lời từ giã đầy cảm xúc có lẽ đã làm cho sự lên đường của tôi trở nên khó khăn hơn nhiều, đó lại là một chuyến ra đi đầu tiên, mà tôi nghĩ rằng không hẹn ngày trở lại. Nếu lúc ấy mẹ tôi thức dậy để nói với tôi mấy lời từ giã thì chắc chắn là tôi đã cố gắng thuyết phục bà hãy giữ tôi ở lại bên người. Nhiều đứa trẻ Tây Tạng sống một cuộc đời rất dịu dàng êm ái, còn tôi phải sống một cuộc đời khắc khổ về đủ mọi phương diện. Về sau tôi phát hiện ra rằng sở dĩ mẹ tôi không từ giã tôi vào giờ phút chót, ấy là do lệnh của cha tôi, để cho tôi tập lấy tánh cương nghị và có kỷ luật trong những năm đầu tiên. Tôi ăn điểm tâm xong, bèn dồn cái chén và cái dĩa vào trong áo, và lấy thêm một cái áo tràng để thay đổi. Với cái áo này, tôi làm một cái bọc trong đó, tôi gói một đôi ủng lót bằng nỉ. Tôi vừa bước ra khỏi phòng thì một người gia nô dặn tôi nên đi nhẹ bước để khỏi làm mất giấc ngủ của người trong nhà. Tôi bước ra hành lang. Khi tôi xuống đến bậc thang tam cấp để đi ra đường lộ, thì bóng tối hãy còn dầy đặc trước khi ánh bình minh xuất hiện để mở đầu một ngày mới.
Tôi bước ra khỏi nhà trong tình trạng đó. Tôi đi lủi thủi một mình, băn khoăn lo ngại và lòng dạ se sắt.
Although I did not appreciate it at the time, this was the kindest method. Emotional farewells would have made it very much more difficult for me to leave home—for the first time, for ever, as I thought. If mother had been up to see me off then no doubt I should have tried to persuade her to allow me to remain at home. Many Tibetan children have quite soft lives, mine was hard by any standard, and the lack of farewells, as I later found, was on father’s order, so that I should learn discipline and firmness early in life.
I finished my breakfast, tucked my tsampa bowl and cup into the front of my robe, and rolled a spare robe and a pair of felt boots into a bundle. As I crossed the room a servant bade me go softly and not waken the sleeping household. Down the corridor I went. The false dawn had been replaced by the darkness that comes before the true dawn as I made my way down the steps and on to the road. So I left my home. Lonely, frightened, and sick at heart.
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Biên tập: VMC