Chương K – Trí tuệ người xưa – Losang Rampa

KAIVALYA – SỰ GIẢI PHÓNG

Trên trái đất này, hầu hết mọi người đều không biết họ là ai trong những kiếp quá khứ, và cũng không biết tại sao họ lại quay lại Trái đất. Người ta thường nói, “Ồ, chúng ta chỉ sống có một lần thôi, hãy tận dụng tối đa!” Đây là những người mù quáng, mù quáng về tâm linh, và mù quáng về tinh thần. Khi họ đạt đến trạng thái Kaivalya họ sẽ nhận thức được những gì đang chờ mình bên kia của cái được gọi là Chết.

Từ Kaivalya, có nghĩa là giải phóng khỏi sự mù quáng và những trò lố của thế gian.

Upon this Earth most people are unaware of what they were in a past life, unaware of why they have come back to this Earth. People say, ‘Oh, we only have one life, let’s make the most of it !’ These are blind people, blind spiritually, blind mentally. When they have reached the state of Kaivalya they will be aware of what awaits them on the other side of that which is called Death.

That word, Kaivalya, means liberation from the blindness and the follies of the world.

KAMA – HAM MUỐN

Đây là sự mong muốn hay thèm muốn. Nó là ký ức về những thú vui và nỗi buồn đã từng được trải qua trước đây. Thường thì những ký ức này là nguyên nhân của các thói quen như hút thuốc hay uống rượu.

Người ta hút thuốc vì một số thú vui tưởng tượng liên quan đến việc hút thuốc, hoặc bởi vì người ta nghĩ rằng phải hút thuốc thì mới được coi là ‘trưởng thành’. Nếu mọi người nhớ họ đã khó chịu như thế nào lần đầu tiên họ hút thuốc thì họ sẽ không tiếp tục làm điều đó.

Những người uống các chất gây nghiện, chà, thật đáng tiếc, đó là một ý tưởng ngu ngốc, bởi vì trên thực tế những chất gây nghiện làm cho thể vía của người đó thoát ra khỏi thể xác, và tôi chẳng thể nào trách thể vía được vì nó chỉ đang cố thoát khỏi mùi hôi thối toả ra từ một tâm hồn bị ô nhiễm.

This is desire, a craving. It is a memory of the pleasures and the pains previously experienced. Often these memories are the causes of habits such as smoking or drinking.

A person smokes because of some pleasure imagined in connection with smoking, or because you have to be a smoker to be ‘grown-up.’ If people could only remember how sick they were the first time they smoked they wouldn’t do it.

People who drink intoxicants, well, it’s a great pity, it’s a stupid idea, in fact, because intoxicants drive one’s astral body out of one’s physical, and I don’t blame the astral for getting out of such a stench as that left by stale spirits.

KARMA – LUẬT NHÂN QUẢ

Đây là một định luật cổ xưa mà nhiều người phương Đông dựa vào để căn chỉnh cuộc sống của mình. Đó là một định luật rất tuyệt vời, với điều kiện nó được sử dụng hợp lẽ tự nhiên.

Bạn đi đến một cửa hàng và mua rất nhiều hàng hóa. Nếu may mắn, bạn có thể được ‘mua chịu’, nhưng số hàng đã mua sớm muộn gì cũng phải được thanh toán, bạn không được cho không.

Bạn trải qua hết kiếp sống này đến kiếp sống khác và làm toàn những việc khiến mình phải hối hận mỗi sớm mai thức giấc, những điều mà bạn phải xấu hổ mỗi khi ở một mình và nghĩ về nó, và bạn cũng làm những điều có thể gây hại cho người khác. Vâng, đó là một điều đáng tiếc bởi vì bạn gieo gì gặt nấy.

Cũng theo cách tương tự, một người nên làm những điều tử tế với người khác, ‘Cứ thả bánh mì của bạn xuống nước đi rồi nó sẽ trở lại với bạn’[1]. Thật không may là khi trở về nó có thể sẽ ướt sũng nước, nhưng điều đó không quan trọng. Khi bạn làm điều tốt cho người khác, bạn làm càng nhiều, thì càng nhiều điều tốt sẽ đến với bạn.

Nếu bạn đến Trái đất và có một khoảng thời gian khốn khổ ở đây, thì điều đó có nghĩa là bạn đang trả quả vì đã tạo cho người khác sự khốn khổ trong một kiếp sống khác, và khi bạn đến được giai đoạn cực kỳ hạnh phúc trong kiếp sống cuối cùng trên Trái đất, chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ có một thời gian khốn khổ vì bạn phải thanh toán nốt tất cả các khoản nợ nần. Giống như khi sắp sửa chuyển đến một nơi ở khác, bạn sẽ vội vã đi tìm người bán thịt, người bạn bánh, người làm nến (đây là việc bạn nên làm nếu bạn là một người trung thực), và bạn sẽ thanh toán những gì còn nợ. Nếu là một người lạc quan bạn sẽ thấy mình cũng đang thu lại tất cả các khoản tiền mà người ta nợ bạn, nhưng đó là một chuyện khác. Luật Nhân Quả quy định rằng – Hãy làm những thứ bạn muốn được nhận bởi vì bạn sẽ phải nhận lại cả điều tốt lẫn điều xấu.

Quan điểm của cá nhân tôi là sự tuân thủ một cách quá cứng nhắc luật tái sinh và luật nhân quả có thể là nguyên nhân gây ra sự thoái hóa của Ấn Độ và Trung Quốc, bởi ở Ấn Độ cũng như Trung Quốc, người ta thường ngồi dưới tán cây và nói rằng , ‘Ah! Thì đã sao? Tôi còn nhiều kiếp sống ở phía trước lắm nên kiếp này cứ để tôi ngồi như chú bò bình an và thưởng hoa đi’. Điều đó dẫn đến sự lười biếng.

Với Trung Quốc – tôi đã tận mắt chứng kiến điều này; Một người đàn ông ngã xuống sông và chuẩn bị chết đuối. Không ai trong số những người Trung Quốc tỏ ra một chút bận tâm; Sau đó họ được hỏi tại sao họ không làm gì để cứu người chết đuối. Câu trả lời là nếu họ cứu người đàn ông đó khỏi nghiệp quả của ông ta, họ sẽ phải trả nghiệp của họ lẫn của ông ta. Vì vậy, sự tuân thủ một cách quá cứng nhắc dẫn đến sự nhẫn tâm hiển hiện. Người ta nên đi theo con đường Phật giáo truyền thống – đừng độc ác quá không thì cảnh sát sẽ tới tóm bạn, và cũng đừng tốt quá (một điều không thể trên Trái đất này!) nếu không thì bạn lại quá thuần khiết để ở lại đây. Hãy đi trên Con đường Trung đạo trong mọi việc.

This is an old law by which many people of the Eastern world regulate their lives. It is a very good law provided it is used in a common-sense manner.

You go to a shop and you buy a lot of goods. If you are lucky you can have them ‘on the bill,’ but you have bought your goods and they have to be paid for some time, you do not get them free.

You go through life and life after life doing things of which, in the still small hours of the morning, you regret, things of which you are ashamed when you are alone and can think about it, you do things which can harm another person. Well, it’s a pity because as you sow so shall you reap.

In the same way, one should do kindnesses to others, ‘Throw your bread upon the waters and it shall return to you.’ Unfortunately, when it returns it may be a bit soggy, but that’s not the idea. Do good to others, the more good you do, the more good has to be done to you.

If you come to Earth and you have a miserable time it means that you are being paid back for giving other people a miserable time in another life, and when you get to that happy, happy stage that you are living your last life on Earth, then you certainly will have a miserable time because you have to clear up all debts. Just as when you are ready to move to another district you rush around to the butcher, the baker, and the candlestick-maker (or should do if you are honest), and you pay what you owe. If you are an optimist you try to collect money which is owing to you, but that is a different matter. The law of Karma states that — Do as you would be done by because you have to pay back good as well as bad.

It is my personal belief that too rigid an adherence to the law of incarnation and the law of Karma may have been responsible for the degeneration of India and China, because in India as well as in China, people used to sit beneath the trees and say, ‘Ah ! So what ? I have plenty more lives in front of me, let me sit like Ferdinand the Bull and smell the flowers in this life.’ So it led to slothfulness.

As for China — I have actually seen this ; a man fell in a river and definitely was drowning. None of the Chinese were remotely interested ; they were asked afterwards why they had done nothing to save the drowning man. Their answer was to the effect that if they had saved that man FROM HIS KARMA, they would have had his Karma to deal with as well as their own. So, too rigid an adherence makes for apparent callousness. One has to take the good old Buddhist Way — not too bad or the police get after you, and not too good (impossible on this Earth !) or you are too pure to stay here. The Middle Way in all things.

KLESHA – PHIỀN NÃO

Trên thực tế có năm Klesha vì đó là tên của năm thứ chính gây rắc rối cho con người, khiến họ phải quay trở lại Trái đất hết lần này đến lần khác cho đến khi họ không còn Klesha nào nữa.

Klesha thứ nhất – vô minh. Và từ vô minh sinh ra tự phụ. Nếu một người vừa vô minh vừa tự phụ thì người đó không thể nhận ra những sai sót có trong anh ta và vì vậy không thể loại bỏ chúng.

Những ham muốn sai là một trong những điều cần phải tránh. Bạn có ham muốn những thứ mà đáng ra không nên? Nếu có thì bạn cẩn thận đấy vì nó đang làm chậm sự tiến bộ của bạn.

Ác cảm là một rắc rối lớn khác. Sự ác cảm làm cho người ta khó có thể ‘hòa đồng’ với mọi người, nó giống như việc cố nhét một cái chốt vuông vào một lỗ tròn, hay là nhét một cái chốt tròn vào một cái cái lỗ vuông? Vuông hay tròn đều không quan trọng, cái nào cũng tệ như nhau. Một người nên đi theo Con đường Trung đạo, không nên yêu tràn lan, nhưng cũng đừng ghét ai quá lâu.

Tính chiếm hữuChúng ta có thể gọi những người này là keo kiệt, bần tiện, tham lam, bủn xỉn nhưng dù sao họ cũng chỉ là một đám người khốn khổ và nếu một người chưa loại bỏ tính chiếm hữu thì người đó không thể thu hoạch, xin nhắc lại một câu chuyện cũ, một người không thể nhận cho đến khi người ấy đã sẵn sàng cho đi.

Klesha là những thứ mà một người phải diệt trừ trước khi người đó có thể thoát khỏi vòng sinh tử, sống, chết, và tái sinh.

Actually there are five Kleshas because these are the names of the five main things which cause people trouble, cause people to come back to Earth time after time until they haven’t any more Kleshas.

Klesha number 1 — ignorance. And from ignorance there is conceit. If one has ignorance and conceit one is not able to perceive the faults within one and so eliminate them.

Desire of the wrong sort is another of the things which has to be avoided. Do you covet those things which you should not covet ? Then you’d better look out, it’s holding up your progress.

Aversion is another definite trouble. Aversion makes it difficult for one to ‘get on’ with another person, it makes one the square peg in the round hole, or is it the round peg in the square hole ? It doesn’t matter which, one is as bad as the other. One has to adopt the Middle Way, and not fall in love too often, but not hate people for too long.

Possessiveness is the fifth trouble. We might call people stingy, misers, grab-alls, scrooges, they are a miserable crowd anyhow, and until a person gets rid of possessiveness that person is not able to acquire because, to repeat an old story, one cannot receive until one is ready to give.

The Kleshas are the things which one must eradicate before one can break free of the round of birth, living, dying, rebirth.

KNOWLEDGE – KIẾN THỨC

Kiến thức à? Tôi có cần phải giải thích kiến thức là gì không nhỉ? Tôi nghĩ là có đấy! Chúng ta phải có ba điều trước khi có thể có kiến thức. Đầu tiên, ta phải có óc suy luận, phải tỉnh thức về cái đó [mà ta đang suy luận], bởi nếu không biết nó thì ta không thể thấy sự hiện diện hoặc sự tồn tại của nó.

Thứ hai, chúng ta phải có thông tin đáng tin cậy, bởi chừng nào chưa có được thông tin đáng tin cậy hỗ trợ cho lập luận ta suy ra, thì ta thậm chí còn chưa bắt đầu gạt hái kiến thức.

Thứ ba, chúng ta cần phải có  trực giác để có thể hiểu những điều ẩn sau vấn đề đang suy xét, những vấn đề ta đã có được thông tin đáng tin cậy về chúng. Ta cần phải có trực giác này để có thể hiểu các khía cạnh khác nhau của điều ta muốn biết.

Knowledge ? Do I need to explain what knowledge is ? I think I do ! We have to have three things before we can have knowledge. First, we must have inference, we must become aware of something, because until we are aware of a thing we cannot perceive its presence or its existence.

Secondly, we must have reliable information because until we have reliable information to support that which we infer we are not even starting to obtain knowledge.

Thirdly, we must have a form of intuition so that we may understand that which lies behind the matter which we have inferred and about which we have obtained reliable information. We have to have this intuition so that we may understand different aspects of which we desire to know about.

KOAN – CÔNG ÁN

Đây là một thuật ngữ của Thiền tông. Người phương Tây thường thấy Công án rất khó hiểu, bởi vì đó là một tuyên bố kỳ dị mà dường như không có một chút logic hay ý nghĩa nào cả. Người học trò phải suy ngẫm về nó và đưa ra một câu trả lời phù hợp.

This is a word from Zen Buddhism. People of the West often cannot make any sense out of a Koan, because it is a peculiar statement which apparently is without any logic and which has no sense whatever. But the student has to meditate upon it and supply a suitable answer.

Câu trả lời thường không dễ dàng, nhưng khi câu trả lời đến với một người, thì nó thường đột ngột như một tiếng sấm; Câu trả lời đến như một sự hé lộ.

Một ví dụ rất, rất đơn giản, tôi sẽ nói điều này để làm mẫu cho Công án:

‘Đĩa hát và kim của máy hát có thể tạo ra âm nhạc; làm sao để nghe nhạc của đĩa hát mà không cần kim. ‘

Nó giống như cố gắng so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể, hoặc cố gắng thảo luận về một vấn đề ba chiều với một người sống trong thế giới một chiều.

No easy answer is possible, but when an answer does come to one, then it is usually as sudden as a burst of thunder ; the answer comes as a revelation.

As a mild, mild, mild example let me say this as a specimen of a Koan :

‘The gramophone record and the gramophone needle can produce music ; listen to the music of the record without the needle.’

It is like trying to compare the abstract with the concrete, or trying to discuss a three-dimensional matter with a person who lives in one dimension. 

KOSHA – VỎ BỌC (THỂ)

Từ này có nghĩa là lớp phủ hay lớp vỏ bọc, hay thể. Đôi khi nó còn được gọi là một ngăn chứa. Có năm thể/Kosha được mô tả trong một số chương nhất định của Áo nghĩa thư[3]. Chúng được đặt lồng vào nhau cái này bên trong cái kia. Thể trong cùng là thể được nuôi dưỡng bằng thức ăn, tức cơ thể vật lý, và nếu bạn muốn biết thuật ngữ phương Đông dành cho nó thì đó là Annamayakosha.

Lớp thứ hai là cơ thể Prana, và đây là phần gắn kết tâm trí và thân thể vào với nhau. Thuật ngữ phương Đông cho nó ư? Pranamayakosha.

Với lớp thứ ba, chúng ta có vỏ bọc của tâm trí nơi chứa những cảm nhận của giác quan. Nó cũng chứa cả tâm trí cao lẫn tâm trí thấp. Thuật ngữ phương Đông cho nó là Manomayakosha.

Lớp thứ tư là vỏ bọc, hoặc cơ thể, của trí năng hay trí tuệ. Đây là sự khởi đầu của Buddhi (sự tỉnh thức), và thuật ngữ Đông phương của Kosha thứ tư này là Vijnanamayakosha.

Kosha thứ năm là cơ thể của phúc lạc, và thường được gọi là Chân Ngã. Đó là ‘Vỏ bọc của niềm vui’, và tên gọi theo phương Đông là Anandamayakosha.

 

This is a covering or sheath. Sometimes it is termed a container. There are five Koshas described in certain Upanishads. These are located each within the other. The inner one is the body which is fed by food, that is, the physical body, and if you want the Eastern name for it, it is Annamayakosha.

The second is the body of Prana, and this is the part which keeps mind and body together. The Eastern name for it ? Pranamayakosha.

Third, we have the sheath of the mind which has the sense impressions. This contains the higher and lower minds. The Eastern word is Manomayakosha.

Fourth is the sheath, or body, of intellect or wisdom. This is the start of the Buddhi, and the Eastern name for this fourth Kosha is Vijnanamayakosha.

The fifth Kosha is the body of bliss, and which often is referred to as the Ego. It is ‘A Sheath of Joy,’ and the Eastern name is Anandamayakosha.

KOWU – CÁCH VẬT

Đây là một từ tiếng Trung có nghĩa là học, hoặc nghiên cứu các vấn đề huyền bí, và điều chỉnh lại những hiểu biết sai lệch của các nghiên cứu trước đó.

This is a Chinese word which means the study, or investigation, of occult matters, and the rectification of misunderstandings which have occurred in previous studies.

KRIYA YOGA

Đây là một bộ môn Yoga có ba phần. Phần đầu tiên cho phép một người điều khiển cơ thể và các chức năng của cơ thể.

Phần thứ hai cung cấp cho người ta khả năng nghiên cứu những vấn đề tinh thần và phát triển trí nhớ để người ta có thể tìm lại trong tiềm thức tất cả những gì đã được học trước đây.

Phần thứ ba khơi dậy trong con người mong muốn đạt đến các giá trí tâm linh. Nó mang đến cho người ta động lực để gác lại những thứ thuộc về xác thịt, và tinh tấn trong tâm linh hơn là trong số dư ngân hàng.

Bằng cách tận tâm với Kriya, người ta có thể khuất phục được Klesha, những thứ độc dược cho cuộc sống con người.

This is a branch of Yoga which has three sections. The first section enables one to control the body and the functions of the body.

The second section gives one the ability to study mental things and to develop the memory so that one is able to obtain from the sub-conscious all that which one has previously learned.

The third gives one a desire to be attentive to one’s spiritual requirements. It gives one an incentive to put aside the things of the flesh, and to progress through spirituality rather than through one’s bank balance.

By devoting oneself to Kriya one can subdue the Kleshas which are the bane of human life.

KUMBHAKA – PHƯƠNG PHÁP THỞ KUMBHAKA

Đây là một hình thức thở, một phương pháp hoặc một mô thức thở đặc biệt. Đó là việc nín thở giữa hơi thở vào và hơi thở ra, nhiều lợi ích có thể được thu từ việc luyện tập phương pháp này dưới các quy tắc cố định.

Ở phần cuối của Từ điển sẽ có một phần nói về các bài tập thở khác nhau, mong rằng bạn vẫn sẽ giữ được nhịp thở cho đến khi bạn đọc hết đến phần đó.

This is a special form of breathing, a special method or pattern of breathing. It is the retention of the breath between breathing in and breathing out, and much benefit can be obtained from practicing according to certain fixed rules.

At the end of this Dictionary there will be a section devoted to different breathing exercises, so it is hoped that you will manage to keep breathing until you have read the words which come between this and that later section.

KUNDALINI – DÒNG NĂNG LƯỢNG KUNDALINI

Đây là sinh lực, nguồn sinh lực của cơ thể. Giống như một chiếc xe hơi không thể chạy mà không có điện để đẩy các xi-lanh, con người không thể sống trong cơ thể mà không có nguồn sinh lực Kundalini.

Trong thần thoại phương Đông, Kundalini được ví như hình ảnh của một con rắn cuộn tròn dưới chân cột sống. Khi nguồn lực đặc biệt này được giải phóng, hoặc đánh thức, nó đi lên các Luân xa khác nhau và giúp một người nhận thức được những điều bí truyền. Nó đánh thức khả năng thấu thị, thần giao cách cảm và các khả năng tâm linh, cho phép một người sống giữa hai thế giới, và di chuyển từ thế giới này sang thế giới khác một cách thuận lợi.

Dòng Kundalini thực chất là một thứ rất nguy hiểm, và người ta không nên cố gắng đánh thức dòng Kundalini mà không có sự giám sát tuyệt đối từ một Bậc tinh thông. Bạn không thể làm điều đó bằng cách đọc một cuốn sách! Nếu bạn can thiệp và đánh thức Kundalini sai cách, điều đó có thể làm bạn phát điên. Một trong những điều nguy hiểm nhất trên thế giới này là cố gắng khơi dạy dòng Kundalini mà không biết mình đang làm gì.

Một con người thông thường chỉ sử dụng một phần mười ý thức. Có lẽ, như thế vẫn là đang nói quá! Điều đáng nói là nếu một người có thể đẩy dòng Kundalini lên, thì anh ta sẽ trở nên tỉnh thức hơn rất nhiều, người đó có thể thống trị người khác. Nhưng khi đã nâng được dòng Kundalini, người ta lại mất đi khát vọng thống trị người khác để giành lấy lợi ích cho bản thân.

Mọi người thường tự hỏi chính xác thì Kundalini nằm ở đâu, đáy cột sống là chỗ nào?

Dòng Kundalini thực ra bắt đầu ở giữa cơ quan sinh sản và cơ quan bài tiết. Bây giờ, khi đã được cung cấp những thông tin này, bạn không nên thử nghiệm với Kundalini trừ khi bạn có một Đạo sư thực sự có thể giúp bạn, và bạn phải có niềm tin hoàn toàn vào vị Đạo sư đó. Nếu bạn không có Đạo sư bên cạnh vào lúc này, hãy nhớ rằng – khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Người thầy biết, trong khi học trò không biết khi nào anh ta sẵn sàng.

Câu chuyện trong Kinh thánh về Adam và Eva gắn với hình ảnh con rắn và quả táo, chỉ đơn thuần là câu chuyện về việc dòng Kundalini của Eva được thức tỉnh.

‘Con rắn dụ dỗ Eva,’ và Eva gợi ý những trò nghịch ngợm cho Adam, người học điều này rất nhanh, và cắn một miếng vào Trái táo của Tri thức. Và giờ thì hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với tất cả chúng ta, những con người khốn khổ kể từ đó!

Bạn có hiểu không ? Eva, Mẹ của mọi sinh vật, giống như bây giờ Mary là một thuật ngữ phổ biến dành cho Phụ nữ trên khắp thế giới. Con rắn chính là dòng Kundalini, và táo là Hoa trái của Tri thức. Vì vậy, đừng đùa với dòng Kundalini, nếu không nó sẽ gây hại cho bộ não của bạn.

This is a life force. It is THE life force of the body. Just as a car cannot run without having electricity to fire the mixture in the cylinders, so humans cannot live in the body without the life force of Kundalini.

In Eastern mythology the Kundalini is likened to the image of a serpent coiled up below the base of the spine. As this special force is released, or awakened, it surges up through the different Chakras and makes a person aware of esoteric things. It awakens clairvoyance, telepathy, and psychometry, and enables one to live between two worlds, moving from one to the other at will without inconvenience.

The Kundalini is a dangerous thing indeed, and one should not try to awaken that Kundalini without absolutely adequate supervision from an Adept. You cannot do it by reading a book ! If you meddle about and awaken your Kundalini the wrong way it can lead to madness. It is one of the most dangerous things in this world to try to raise the Kundalini without knowing what you are doing.

The average human is only one-tenth conscious. Perhaps, actually, that flatters the average human ! The point is that if one can raise the Kundalini one becomes very much more conscious, one can dominate others. But when one has raised the Kundalini one loses the desire to dominate others for self-gain.

People wonder where exactly is the Kundalini, where is ‘at the base of the spine ?’

The Kundalini force actually starts midway between the organ of generation and the organ of excretion. Now, having given you that information it is suggested that you do not try experiments with the Kundalini unless you have a real Guru who can help you, and you must have utter faith in that Guru. If you have no Guru for the moment, remember — when the student is ready the Guru will appear, but the Guru knows, and the student does not know, when the student is ready.

The Bible story of Adam and Eve, complete with serpent and apple, is merely the story of Eve having her Kundalini awakened.

‘The Serpent tempted Eve,’ and Eve suggested naughty, naughty things to Adam who certainly learned fast, and took a hearty bite of the Apple of Knowledge. Now look at what happened to all us poor humans since !

Do you get it ? Eve, the Mother of all Living, the same as now Mary is a more or less general term for Woman throughout the world. The serpent is the serpent force of the Kundalini, and the apple is the Fruit of Knowledge. So you don’t meddle with the Kundalini, or it will bite your brains.

KUTHASTHA – CHÂN NGÃ

Đây là phần bản thể, Chân Ngã thật sự, là phần bất biến của con người trước mọi thay đổi của thế gian.

Đây là phần bên trong con người cho phép anh ta cảm nhận tình bằng hữu với cả những kẻ đã làm tổn thương anh ta.

Bạn có thể tưởng tượng rằng Chân ngã (Kuthastha) là người đứng bên trên và nhìn xuống, giám sát mọi hành động của bạn; bạn có thể coi đó là Thiên thần hộ mệnh luôn dõi theo để xem bạn đang làm gì.

Kuthastha là cái vượt ngoài mọi ảo ảnh, cái không thể bị lừa dối hay đánh lạc hướng. Đó là cái mà cuối cùng bạn cũng sẽ trở thành.

This is the self, the true Overself, that part of one which stands above all the changing items of the world.

This is the part of one which enables one to feel friendship for those who would do one ill.

You can imagine that this Kuthastha is the one who stands above and looks down and supervises your actions ; you can regard it as the Guardian Angel which is always watching to see what you are doing.

Kuthastha is that which stands beyond all illusions, that which cannot be deceived or misled. It is what you have to become eventually.

 

[1] [VMC] Một câu thành ngữ tiếng Anh, nói về việc cứ cho đi vô tư lợi, rồi điều tốt sẽ đến

[2] [VMC] Tác giả Lobsang Rampa nhắc đến 5 phiền não chính, tuy nhiên trong phần giải thích chỉ nêu bốn phiền não. Theo thuật ngữ này của Phật Giáo, năm phiền não chính gồm: Vô minh, Dính mắc (ham muốn), Ác cảm, Kiêu căng, Đố kỵ.

 

[3] [VMC] Kinh Upanishads

Biên tập : VMC