Tại tu viện Chakpori, một ngày của chúng tôi bắt đầu từ lúc nửa đêm. Khi tiếng kèn báo đầu canh ba vang dội âm thanh đến những hành lang u tối, chúng tôi còn đang ngái ngủ đã phải thức dậy xếp lại nệm chiếu và dò dẫm tìm cái áo tràng trong bóng tối. Mặc áo xong, chúng tôi vừa bước đi vừa dồn mọi vật dụng vào áo tràng.
Chúng tôi bước xuống thang lầu và nện gót giày trên cầu thang với những tiếng động ồn ào, vì vào giờ này chúng tôi thường bực bội không vui. Trong phần giáo lý của chúng tôi có câu: “Thà nghỉ ngơi với một tâm hồn an tĩnh còn hơn là ngồi tham thiền tụng niệm mà ôm cơn tức giận trong lòng.” Tôi thường có một ý nghĩ bất kính “Nếu vậy, tại sao người ta không để cho chúng tôi nghỉ ngơi trong sự yên tĩnh?”
Sự thức giấc vào lúc nửa đêm làm cho tôi tức giận! Nhưng không ai cho tôi một lời giải đáp thỏa đáng, thành thử tôi vẫn phải đi cùng với mọi người vào điện thờ để dự cuộc lễ cầu nguyện giữa khuya.
Tại đây, vô số những ngọn đèn bơ chiếu ánh sáng lung linh xuyên qua những luồng khói hương nghi ngút bay lượn trong không khí. Dưới ánh sáng lập lòe này, giữa những bóng người qua lại, những pho tượng khổng lồ của các vị thần dường như cũng cử động và nghiêng mình đáp lại tiếng hát thánh ca của các nhà sư.
Our “day” started at midnight at Chakpori. As the midnight trumpet sounded, echoing through the dimly lit corridors, we would roll sleepily off our bed-cushions and fumble in the darkness for our robes. We all slept in the nude, the usual system in Tibet where there is no false modesty. With our robes on, off we would go, tucking our belongings into the pouched-up front of our dress. Down the passageways we would clatter, not in a good mood at that hour. Part of our teaching was: “It is better to rest with a peaceful mind than to sit like Buddha and pray when angry.” My irreverent thought often was: “Well, why can’t we rest with a peaceful mind? This midnight stunt makes me angry!” But no one gave me a satisfactory answer, and I had to go with the others into the Prayer Hall. Here the innumerable butter-lamps struggled to shed their rays of light through the drifting clouds of incense smoke. In the flickering light, with the shifting shadows, the giant sacred figures seemed to become alive, to bow and sway in response to our chants.
Hàng trăm nhà sư và các chú tiểu đều ngồi xếp bằng trên những tấm nệm xếp thành những hàng dài trong điện thờ. Họ ngồi đối diện với một hàng và quay lưng vào một hàng khác. Họ cất tiếng hát những bản thánh ca du dương, dùng những tiết điệu đặc biệt, vì người Đông phương đã từng hiểu biết về những công năng thần bí của âm thanh. Cũng giống như một âm thanh được phát ra đúng cách có thể gây chấn động làm vỡ một cái ly, một bản nhạc dùng nhiều âm thanh hợp lại theo một tiết điệu nhất định cũng có những công năng siêu hình, thần bí.
Trong buổi lễ cũng có đọc kinh Kangyur. Thật là một cảnh tượng huy hoàng khi hàng trăm nhà sư mặc áo tràng màu đỏ sậm, với mảnh lụa yểm tâm màu vàng che trước ngực, vừa nghiêng mình vừa hòa tấu những bài thánh ca, kèm theo tiếng ngân của những cái chuông nhỏ và tiếng trống. Những đám khói hương trầm và đèn nhang nghi ngút luồn qua chân các pho tượng thần khổng lồ, người ta có cảm giác rằng giữa cái ánh sáng huyền ảo đó, những pho tượng ấy cũng nhìn chúng tôi như để chứng kiến cuộc lễ uy nghiêm.
The hundreds of monks and boys would sit cross-legged on cushions on the floor. All would sit in rows the length of the hall. Each pair or rows would face each other so that the first and second rows would be face to face, the second and third would be back to back, and so on. We would have our chants and sacred songs which employ special tonal scales because in the East it is realized that sounds have power. Just as a musical note can shatter a glass, so can a combination of notes build up metaphysical power. There would also be readings from the Kan-gyur. It was a most impressive sight to see these hundreds of men in blood-red robes and golden stoles, swaying and chanting in unison, with the silver tinkle of little bells, and the throbbing of drums. Blue clouds of incense smoke coiled and wreathed about the knees of the gods, and every so often it seemed, in the uncertain light, that one or other of the figures was gazing straight at us.
Buổi lễ kéo dài gần một giờ, sau đó chúng tôi trở về phòng để ngủ lại cho đến bốn giờ sáng. Một cuộc lễ sớm bắt đầu vào lúc bốn giờ một khắc. Đến năm giờ, chúng tôi ăn điểm tâm với tsampa và trà pha bơ. Dẫu cho trong khi ăn, chúng tôi cũng còn phải lắng nghe giọng nói độc âm chán phèo của vị sư xướng ngôn. Trong khi đó, vị sư giám thị ngồi kế bên dò xét chúng tôi với cặp mắt cú vọ.
Vào lúc này, người ta đưa ra cho chúng tôi tất cả mọi thông tri và huấn lệnh. Thí dụ như trong trường hợp có việc cần phải đi ra thành phố Lhasa, thì trong giờ ăn điểm tâm người ta nêu tên những nhà sư có phận sự nhận lãnh công việc đó. Những vị này được phép rời khỏi tu viện trong một khoảng thời gian nhất định và được phép vắng mặt trong một vài buổi lễ trong ngày.
The service would last about an hour, then we would return to our sleeping-cushions until four in the morning. Another service would start at about four-fifteen. At five we would have our first meal of tsampa and buttered tea. Even at this meal the Reader would be droning out his words and the Disciplinarian would be watchful at his side. At this meal any special orders or information would be given. It might be that something was wanted from Lhasa, and then at the breakfast meal the names of the monks would be called, those who were going to take or collect the goods. They would also be given special dispensation to be away from the lamasery for such and such a time, and to miss a certain number of services.
Đến sáu giờ, chúng tôi vào lớp học, sẵn sàng học buổi học đầu tiên. Lời răn thứ nhì của Phật giáo Tây Tạng dạy rằng: “Hãy làm tròn bổn phận tôn giáo và học hỏi Thánh giáo.” Trong sự ngây thơ của tuổi lên bảy, tôi không hiểu tại sao người ta phải tuân theo lời răn này, trong khi lời răn thứ năm dạy rằng: “Hãy kính trọng những bậc trưởng thượng và những người thuộc dòng quý tộc” lại không được tuyệt đối tuân theo?
Thật vậy, theo kinh nghiệm tôi thấy rằng có một cái gì đáng hổ thẹn khi sinh trưởng trong một nhà quý tộc. Tôi thật sự đã là nạn nhân của điều đó. Hồi đó, tôi không hiểu rằng giai cấp của một người không phải là điều quan trọng mà chỉ có đức hạnh mới là đáng kể.
Đến chín giờ, chúng tôi ngưng học trong bốn mươi phút để dự một cuộc lễ khác. Sự gián đoạn này đôi khi cũng dễ chịu, nhưng chúng tôi phải trở về lớp học vào mười giờ kém mười lăm phút. Khi đó, một môn học khác lại bắt đầu và sự học kéo dài cho đến một giờ trưa. Chúng tôi vẫn chưa được phép ăn uống gì và phải dự một cuộc lễ trưa độ nửa giờ trước khi dùng bữa trưa gồm có tsampa và trà pha bơ.
Kế đó, là một giờ làm công việc nhà để giúp chúng tôi vận động cơ thể và để dạy chúng tôi đức tính khiêm tốn. Những công việc dơ bẩn nhất và khó chịu nhất được giao phó cho tôi, dường như nhiều lần hơn là theo sự luân phiên.
At six o’clock we would be assembled in our classrooms ready for the first session of our studies. The second of our Tibetan Laws was: “You shall perform religious observances, and study.” In my seven-year-old ignorance I could not understand why we had to obey that Law, when the fifth Law, “You shall honour your elders, and those of high birth”, was flaunted and broken. All my experience had led me to believe that there was something shameful in being of “high birth”. Certainly I had been victimized for it. It did not occur to me then that it is not the rank of birth that matters, but the character of the person concerned.
We attended another service at nine in the morning, interrupting our studies for about forty minutes. Quite a welcome break, sometimes, but we had to be in class again by a quarter to ten. A different subject was started then, and we had to work at it until one o’clock. Still we were not free to eat; a half hour service came first and then we had our buttered tea and tsampa. One hour of manual labour followed, to give us exercise and to teach us humility. I seemed more often than not to collect the messiest of most unpleasant type of job.
Đến ba giờ chiều, chúng tôi tụ họp lại để nghỉ ngơi một tiếng đồng hồ. Trong giờ đó, sự nghỉ ngơi là bắt buộc, cấm không được nói chuyện hay cử động; chúng tôi phải giữ im lặng hoàn toàn. Chúng tôi không thích sự sắp đặt đó chút nào, vì một giờ là quá ngắn cho giấc ngủ trưa và quá dài để ngồi yên mà không làm gì!
Sau giờ nghỉ trưa đó, đúng bốn giờ, chúng tôi trở lại lớp học. Đến đây mới bắt đầu giai đoạn gian lao nhất trong ngày, kéo dài suốt năm tiếng đồng hồ, không một phút nào ngơi nghỉ. Trong năm tiếng đồng hồ đó, chúng tôi không được rời khỏi lớp học vì bất cứ một lý do gì. Nếu trái lệnh, chúng tôi sẽ bị trừng phạt rất nặng nề. Các vị thầy dạy sử dụng những cây gậy to lớn một cách tự do và có vài vị tỏ ra rất sốt sắng trong việc trừng phạt kẻ vi phạm. Chỉ những học trò nào không thể chịu đựng được nữa, hoặc những kẻ thật ngu xuẩn mới dám đi ra ngoài, vì khi họ trở về lớp, sự trừng phạt là điều không thể tránh khỏi.
Three o’clock saw us trooping off for an hour of enforced rest; we were not allowed to talk or move, but just had to lie still. This was not a popular time because the hour was too short for a sleep and too long to stay idle. We could think of much better things to do! At four, after this rest, we returned to our studies. This was the dread period of the day, five hours without a break, five hours when we could not leave the room for anything without incurring the severest penalties. Our teachers were quite free with their stout canes and some of them tackled the punishment of offenders with real enthusiasm. Only the badly pressed or most foolhardy pupils asked to “be excused” when punishment on one’s return was inevitable.
Đến chín giờ tối, chúng tôi mới được giải thoát để dùng bữa ăn cuối cùng trong ngày, cũng chỉ gồm có bấy nhiêu món là trà bơ và tsampa. Đôi khi, nhưng rất hiếm, chúng tôi được ăn rau, thường là những khoanh củ cải trắng hay đậu tươi. Những thứ rau đậu này chỉ ăn sống, nhưng cũng ăn được đối với những thiếu sinh bụng đói.
Có một lần, năm tôi lên tám tuổi, người ta cho chúng tôi ăn búp măng tây trộn giấm. Tôi rất thích ăn măng tây, vì tôi thường được ăn món ấy hồi còn ở nhà. Vì ăn còn thèm, tôi đã dại dột đề nghị với một bạn trẻ ngồi gần bên đổi cái áo tràng thứ hai của tôi để lấy phần ăn của nó. Vị sư giám thị bắt gặp quả tang chuyện này, bèn gọi tôi ra đứng giữa phòng ăn để công khai thú tội trước mặt mọi người. Để trừng phạt tội tham ăn, tôi phải chịu nhịn đói nhịn khát trong hai mươi bốn giờ. Còn cái áo tràng của tôi thì bị tịch thu, viện lẽ rằng nó không có ích lợi gì cho tôi, vì tôi đã muốn đổi nó lấy một vật không cần thiết lắm!
Our release came at nine o’clock when we had the last meal of the day. Again this was buttered tea and tsampa. Sometimes—only sometimes—we had vegetables. Usually that meant sliced turnips, or some very small beans. They were raw, but to hungry boys they were very acceptable. On one unforgettable occasion, when I was eight, we had some pickled walnuts. I was particularly fond of them, having had them often at home. Now, foolishly, I tried to work an exchange with another boy: he to have my spare robe in exchange for his pickled walnuts. The Disciplinarian heard, and I was called to the middle of the hall and made to confess my sin. As a punishment for “greediness” I had to remain without food or drink for twenty-four hours. My spare robe was taken from me as it was said that I had no use for it, “having been willing to barter it for that which was not essential”.
Đến chín giờ rưỡi, chúng tôi trở về phòng. Không ai là người không về mau để ngủ! Lúc đầu, tôi nghĩ rằng những giờ học dài quá mức đó có thể làm hại sức khỏe tôi, và có lẽ tôi sẽ lăn ra chết bất cứ lúc nào hoặc tôi sẽ ngủ luôn không bao giờ thức dậy nữa. Cùng với những trẻ “ma mới” khác, chúng tôi thường rút lui vào một góc kín đáo để ngủ gà ngủ gật. Nhưng dần dần tôi đã làm quen với thời khoá biểu khắt khe đó, và sau cùng thì những chuỗi ngày dài vô tận đó không còn làm cho tôi khó chịu nữa.
At nine-thirty we went to our sleeping-cushions, “bed” to us. No one was late for bed! I thought the long hours would kill me, I thought that I should drop dead at any moment, or that I would fall asleep and never again awaken. At first I, and the other new boys, used to hide in corners for a good doze. After quite a short time I became used to the long hours and took no notice at all of the length of the day.
Lúc ấy đã gần sáu giờ khi người thiếu niên dẫn đường đưa tôi đến trước cửa tư thất của Đại đức Minh Gia. Tuy tôi không gõ cửa, người cũng lên tiếng trước gọi tôi vào. Phòng khách của Đại đức rất trang nhã với những bức tranh tuyệt đẹp. Vài bức tranh được vẽ ngay trên tường và những bức họa khác được vẽ trên những bức trướng bằng lụa. Trên những bàn nhỏ có sắp những pho tượng các vị thần hay nữ thần bằng vàng hoặc cẩm thạch. Trên tường cũng có gắn một bánh xe luân hồi rất lớn.
Ngồi theo tư thế hoa sen trên một tấm nệm, trước một cái bàn đầy những sách vở, vị Lạt-ma đang nghiên cứu kinh điển khi tôi bước vào. Người nói:
– Lobsang, con hãy ngồi đây gần bên ta, chúng ta sẽ nói chuyện nhiều. Nhưng trước hết, đối với một thiếu niên đang ở tuổi sắp lớn, ta cần hỏi con một câu là con có được ăn uống đầy đủ không?
– Thưa Thầy, có ạ.
– Sư trưởng có nói rằng chúng ta sẽ làm việc với nhau. Chúng ta đã tìm thấy được tiền kiếp của con, con đã tiến bộ khá lắm. Bây giờ chúng ta muốn phát triển lại vài khả năng và sở đắc mà con đã thu thập được trong kiếp sống trước đây. Chúng ta muốn rằng trong khoảng vài năm, con sẽ thu hoạch được nhiều kiến thức hơn là một vị Lạt-ma có thể thu thập được suốt cả một đời.
Nói đến đây, Đại đức bèn ngừng lại và chăm chú nhìn tôi một lúc rất lâu, với đôi mắt sáng dường như soi thấu mọi vật. Người lại nói:
– Mọi người phải được tự do chọn lựa con đường của mình. Tương lai của con sẽ rất gian lao khổ cực trong bốn mươi năm nếu con chọn con đường tốt, sẽ đưa đến những phần thưởng lớn lao trong kiếp sau. Trái lại, trên một con đường khác, con sẽ được giàu sang với đầy đủ mọi sự tiện nghi sung sướng ở cõi trần, nhưng con sẽ không có được sự tiến bộ tâm linh. Vậy con hãy tự mình quyết định lấy.
It was just before six in the morning when, with the help of the boy who had awakened me, I found myself in front of the Lama Mingyar Dondup’s door. Although I had not knocked, he called for me to enter. His room was a very pleasant one and there were wonderful wall paintings, some of them actually painted on the walls and others painted on silk and hanging. A few small statuettes were on low tables, they were of gods and goddesses and were made of jade, gold, and cloisonné. A large Wheel of Life also hung upon the wall. The lama was sitting in the lotus attitude on his cushion and before him, on a low table, he had a number of books, one of which he was studying as I entered.
“Sit here with me, Lobsang,” he said, “we have a lot of things to discuss together, but first an important question to a growing man: have you had enough to eat and drink?” I assured him that I had. “The Lord Abbot has said that we can work together. We have traced your previous incarnation and it was a good one. Now we want to redevelop certain powers and abilities you then had. In the space of a very few years we want you to have more knowledge than a lama has in a very long life.” He paused, and looked at me long and hard. His eyes were very piercing. “All men must be free to choose their own path,” he continued, “your way will be hard for forty years, if you take the right path, but it will lead to great benefits in the next life. The wrong path now will give you comforts, softness, and riches in this life, but you will not develop. You and you alone can choose.”
Nói xong, người nhìn tôi trong một câu hỏi không lời. Tôi đáp:
– Thưa Thầy, cha con có nói rằng nếu con thất bại và rời khỏi tu viện, con không nên trở về nhà. Làm sao con có thể sống cuộc đời sung sướng tiện nghi nếu con không có nhà để trở về? Và ai sẽ chỉ dẫn cho con theo con đường tốt nếu con chọn con đường đó?
Đại đức mỉm cười và nói:
– Con đã quên rồi chăng? Chúng ta đã tìm biết được kiếp trước của con. Vì thế, nếu con chọn con đường dễ dãi tiện nghi, con sẽ được qui định ngôi thứ trong một tu viện như một vị hóa thân, và trong vài năm, con sẽ được đưa lên chức vị Sư trưởng. Cha con chắc sẽ không cho đó là một sự thất bại chứ?
Tôi bèn hỏi tiếp:
– Thưa Thầy, nhưng theo ý ngài thì đó có phải là một sự thất bại không?
Người đáp:
– Phải. Với tất cả những gì mà ta biết, thì đối với ta, đó là một sự thất bại.
– Thưa Thầy, ai sẽ hướng dẫn con?
– Ta sẽ là người hướng dẫn con, nếu con chọn con đường tốt. Nhưng con hãy tự mình quyết định lấy, không ai có quyền ép buộc con.
He stopped, and looked at me.“Sir,” I replied, “my father told me that if I failed at the lamasery I was not to return home. How then would I have softness and comfort if I had no home to which to return? And who would show me the right path if I choose it?” He smiled at me and answered: “Have you already forgotten? We have traced your previous incarnation. If you choose the wrong path, the path of softness, you will be installed in a lamasery as a Living Incarnation, and in a very few years will be an abbot in charge. Your father would not call that failure!”
Something in the way he spoke made me ask a further question: “Would you consider it a failure?”
“Yes,” he replied, “knowing what I know, I would call it a failure.”
“And who will show me the way?”
“I will be your guide if you take the right path, but you are the one to choose, no one can influence your decision.”
Tôi ngước mắt lên nhìn Đại đức, và cảm thấy rất yêu mến người đối diện với tôi lúc ấy. Đó là một người cao lớn, với đôi mắt đen huyền, cái nhìn trong sáng, một gương mặt cởi mở và một vầng trán cao rộng. Phải, tôi thấy tràn đầy thiện cảm đối với người! Tuy tôi mới lên bảy, cuộc đời tôi trước kia thật là vất vả khổ cực và tôi đã từng gặp gỡ nhiều nhân vật, thật sự tôi đã có thể xét đoán tính cách của một người. Tôi nói:
– Thưa Thầy, con sẽ chọn con đường tốt và ước mong được làm đệ tử của ngài.
Tôi nói thêm với một giọng băn khoăn:
– Nhưng chắc là con sẽ không thích làm việc nhiều!
Đại đức cất tiếng cười lớn, một giọng cười cởi mở sưởi ấm lòng tôi:
– Lobsang, ở đời không ai là người thích làm việc nhiều, nhưng ít có người thành thật nhìn nhận điều ấy.
Đại đức nhìn vào đống giấy tờ trên bàn và nói:
– Một phép tu luyện bí mật sẽ cần thiết để giúp cho con mở được năng khiếu thần nhãn. Sau đó, chúng ta sẽ sử dụng khoa thôi miên để thúc đẩy sự học hỏi của con cho mau có kết quả. Chúng ta sẽ giúp con tiến rất xa trên các lãnh vực y khoa và huyền vi.
I looked at him, stared at him. And liked what I saw. A big man, with keen black eyes. A broad open face, and a high forehead. Yes, I liked what I saw. Although only seven years of age, I had had a hard life, and met many people, and really could judge if a man was good.
“Sir,” I said, “I would like to be your pupil and take the right path.” I added somewhat ruefully, I suppose, “But I still don’t like hard work!”
He laughed, and his laugh was deep and warming. “Lobsang, Lobsang, none of us really like hard work, but few of us are truthful enough to admit it.” He looked through his papers. “We shall need to do a little operation to your head soon to force clairvoyance, and then we will speed your studies hypnotically. We are going to take you far in metaphysics, as well as in medicine!”
Tôi cảm thấy e ngại trước một chương trình bề bộn như thế, hứa hẹn một sự làm việc ráo riết không ngừng và khó nhọc biết dường nào! Nhất là sau khi tôi đã trải qua bao nhiêu sự học vấn khắc khổ trong bảy năm qua, không hề có thời gian cho các môn giải trí… và chơi diều!
Vị Lạt-ma dường như đọc được tư tưởng của tôi. Người nói:
– Thật vậy, này con! Sau này con sẽ có thời gian để chơi diều, nhưng đó sẽ là những con diều thật lớn, có thể chở người ngồi bên trong. Còn hiện giờ, ta cần thiết lập một thời khắc biểu hợp lý đến mức tối đa.
Sư phụ tôi lại cúi xuống mớ giấy tờ trên bàn:
– Xem nào, từ chín giờ sáng đến một giờ trưa, có được chăng? Phải đấy, ta hãy bắt đầu như vậy. Con hãy đến đây mỗi buổi sáng đúng chín giờ thay vì dự buổi lễ sáng, và chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề quan trọng. Buổi học đầu tiên sẽ là sáng mai. Con có muốn nhắn gì với cha mẹ con không, ta sẽ đến viếng song thân con ngày hôm nay. Con hãy đưa cho ta mớ tóc cũ của con hôm trước!
I felt a bit gloomy, more hard work. It seemed to me that I had had to work hard all my seven years, and there seemed to be little play, or kite flying. The lama seemed to know my thoughts. “Oh yes, young man. There will be much kite flying later, the real thing: man-lifters. But first we must map out how best to arrange these studies.” He turned to his papers, and riffled through them. “Let me see, nine o’clock until one. Yes, that will do for a start. Come here every day at nine, instead of attending service, and we will see what interesting things we can discuss. Starting from tomorrow. Have you any message for your father and mother? I’m seeing them today. Giving them your pigtail!”
Điều đó làm tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Khi một thiếu niên được nhận vào tu viện, người ta xuống tóc cho nó và gửi cái bím tóc dài vừa cắt cho cha mẹ qua trung gian của một chú tiểu khác, để cho biết rằng con họ đã được thâu nhận. Trong trường hợp này thì chính Đại đức Minh Gia đích thân mang cái bím tóc của tôi về nhà! Điều này có nghĩa là từ nay Đại đức sẽ hoàn toàn đảm trách cuộc đời tôi, và tôi đã trở nên đứa con tâm linh của người.
Đại đức Minh Gia là một nhân vật rất quan trọng, một người thông minh hiếm có và nổi tiếng khắp xứ Tây Tạng. Tôi tin chắc rằng dưới sự dìu dắt của một vị đạo sư như ngài, tôi không thể nào thất bại.
Sáng hôm ấy, khi trở về lớp học, tôi là một người học trò rất đãng trí. Tôi để tư tưởng vẩn vơ đâu đâu, thế nên vị thầy dạy lại có dịp thỏa mãn khuynh hướng sử dụng gậy gộc thẳng tay!
I was quite overcome. When a boy was accepted by a lamasery his pigtail was cut off and his head shaved, the pigtail would be sent to the parents, carried by a small acolyte, as a symbol that their son had been accepted. Now the Lama Mingyar Dondup was taking my pigtail to deliver in person. That meant that he had accepted me as his own personal charge, as his “spiritual son”. This lama was a very important man, a very clever man, one who had a most enviable reputation throughout Tibet. I knew that I could not fail under such a man.
That morning, back in the classroom, I was a most inattentive pupil. My thoughts were elsewhere, and the teacher had ample time and opportunity to satisfy his joy in punishing at least one small boy!
Tôi nhận thấy các thầy dạy đã tỏ ra nghiêm khắc một cách quá đáng. Nhưng để tự an ủi, tôi nghĩ rằng dầu sao tôi đến đây là để học hỏi. Đó là lý do vì sao tôi tái sinh, tuy rằng hồi đó tôi không biết rõ tôi cần phải học những gì.
Ở Tây Tạng, người ta tin tưởng rất mạnh nơi sự tái sinh. Họ tin rằng khi đã đạt tới một trình độ tâm linh nào đó thì người ta có thể chọn lựa sinh về một cảnh giới khác hoặc tái sinh nơi thế gian này để học hỏi thêm hay để giúp đỡ kẻ khác. Có khi một bậc hiền giả muốn thực hiện một sứ mạng nhất định trong đời mình, nhưng lại qua đời trước khi hoàn thành sứ mạng. Trong trường hợp đó, người ta tin rằng vị hiền giả có thể tái sinh nơi thế gian để hoàn tất công việc bỏ dở trong kiếp trước, với điều kiện là công việc ấy sẽ hữu ích cho nhân loại.
Không mấy ai có thể nhờ người khác truy biết những tiền kiếp của mình. Việc ấy đòi hỏi một vài sự ấn chứng, tổn phí tiền bạc và mất nhiều thì giờ. Những người nào, cũng như trường hợp của tôi, có được những sự ấn chứng đó, được gọi là những vị hóa thân. Những vị này khi còn trẻ được dạy dỗ theo một kỷ luật vô cùng khắc khổ, giống như trường hợp của tôi, nhưng đến lúc trưởng thành sẽ được sự kính trọng của tất cả mọi người.
Về phần tôi, người ta sẽ dành cho tôi một sự huấn luyện đặc biệt nhằm tăng cường những kiến thức của tôi về huyền học. Để làm gì? Hồi đó, tôi chưa được biết rõ lý do.
It all seemed very hard, the severity of the teachers. But then, I consoled myself, that is why I came, to learn. That is why I reincarnated, although then I did not remember what it was that I had to relearn. We firmly believe in reincarnation, in Tibet. We believe that when one reaches a certain advanced stage of evolution, one can choose to go on to another plane of existence, or return to earth to learn something more, or to help others. It may be that a wise man had a certain mission in life, but died before he could complete his work. In that case, so we believe, he can return to complete his task, providing that the result will be of benefit to others. Very few people could have their previous incarnations traced back, there had to be certain signs and the cost and time would prohibit it. Those who had those signs, as I had, were termed “Living Incarnations”. They were subjected to the sternest of stern treatment when they were young—as I had been—but became objects of reverence when they became older. In my case I was going to have special treatment to “force-feed” my occult knowledge. Why, I did not know, then!
Những ngọn roi giáng xuống như mưa làm tôi giật mình, và đưa tôi trở về cuộc đời thực tế.
– Thằng ngốc! Đồ gàn! Những ý nghĩ đen tối nào đã lọt vào trong cái sọ dày đặc của mày? May cho mày vì đã đến giờ dự lễ, nếu không chắc mày còn phải ăn đòn thêm nữa!
Kèm theo lời mắng mỏ ấy, vị thầy dạy thịnh nộ đá vào mông tôi một đá thật mạnh rồi bước nhanh ra khỏi lớp. Một bạn đồng môn của tôi nói:
– Bạn đừng quên rằng trưa nay đến phiên chúng ta phải làm công tác dưới bếp. Tôi hy vọng chúng ta có thể cho vào đầy túi món tsampa.
Công tác làm bếp rất cực nhọc, vì những vị sư giám thị đối xử với chúng tôi như những kẻ nô lệ. Không có chuyện nghỉ ngơi sau hai giờ công tác nặng nhọc đó. Làm bếp xong, chúng tôi phải trở lại lớp học ngay. Đôi khi người ta giữ chúng tôi dưới bếp quá lâu, nên chúng tôi đến lớp học trễ giờ. Khi chúng tôi đến nơi thì vị thầy dạy nổi trận lôi đình phân phát cho chúng tôi một loạt những trận roi, gậy xối xả như mưa, không để cho chúng tôi có chút mảy may cơ hội biện bạch cho sự trễ giờ đó!
A rain of blows on my shoulders brought me back to the reality of the classroom with a violent jerk. “Fool, dolt, imbecile! Have the mind demons penetrated your thick skull? It is more than I could do. You are fortunate that it is now time to attend service.” With that remark, the enraged teacher gave me a final hearty blow, for good measure, and stalked out of the room. The boy next to me said, “Don’t forget, it’s our turn to work in the kitchens this afternoon. Hope we get a chance to fill our tsampa bags.” Kitchen work was hard, the “regulars” there used to treat us boys as slaves. There was no hour of rest for us after kitchen hour. Two solid hours of hard labour, then straight to the classroom again. Sometimes we would be kept later in the kitchens, and so be late for class. A fuming teacher would be waiting for us, and would lay about him with his stick without giving us any opportunity of explaining the reason.
Công tác đầu tiên của tôi trong nhà bếp suýt nữa đã là công tác cuối cùng. Theo những hành lang lót đá, chúng tôi đi đến nhà bếp… không chút hứng khởi trong lòng. Một nhà sư nét mặt rất cáu kỉnh đứng đợi chúng tôi ngoài cửa. Khi vừa thấy chúng tôi đến, ông ta kêu to:
– Mau lên, thật là một lũ lười biếng và vô dụng. Mười đứa đầu tiên hãy vào nấu các nồi xúp!
Tôi lọt nhằm số mười, phải đi cùng với những thiếu sinh khác xuống bếp theo một cầu thang nhỏ.
Dưới nhà bếp, nhiệt độ nóng kinh khủng. Trước mặt chúng tôi, những bếp lò phát ra những tia lửa đỏ. Nhiên liệu đốt lò là phân bò yak phơi khô và ép thành từng bánh tròn, được chất lên từng đống lớn gần bên các chảo đun. Vị sư chỉ huy việc nấu bếp quát lớn:
– Hãy vác xẻng lên và xúc phân khô đổ vào lò!
Tôi chỉ là một đứa trẻ mới lên bảy tuổi, lẫn lộn trong đám thiếu sinh mà đứa nhỏ nhất cũng không dưới tuổi mười bảy! Tôi chỉ vừa giơ cái xẻng lên toan xúc phân cho vào lò, thì vô ý thế nào đã làm lật đổ chảo nước đang sôi lên hai bàn chân của vị sư. Y thét lên trong cơn thịnh nộ, nắm lấy cổ họng tôi xoay một vòng… và loạng choạng té ngã.
Tôi nhảy ra phía sau, nhưng tôi cảm thấy đau nhói kinh khủng và ngửi thấy mùi da thịt cháy khét. Tôi đã té ngã trên một đầu cây sắt nung đỏ từ trong bếp lò văng ra! Thét lên vì đau đớn, tôi ngã lăn giữa những tro than cháy âm ỉ. Phần trên đùi bên trái của tôi, gần chỗ xương háng, bị cháy đến tận xương. Chỗ da thịt bị bỏng ấy để lại một vết sẹo trắng mà hiện nay vẫn còn làm tôi khó chịu. Cũng chính vết sẹo ấy về sau đã làm cho người Nhật nhận ra được tôi.
My first day of work in the kitchens was nearly my last. We trooped reluctantly along the stone-flagged corridors towards the kitchens. At the door we were met by an angry monk: “Come on, you lazy, useless rascals,” he shouted. “The first ten of you, get in there and stoke the fires.” I was the tenth. Down another flight of steps we went. The heat was overpowering. In front of us we saw a ruddy light, the light of roaring fires. Huge piles of yak-dung lay about, this was fuel for the furnaces. “Get those iron scoops and stoke for your lives,” the monk in charge yelled. I was just a poor seven-year-old among the others of my class, among whom was none younger than seventeen. I could scarcely lift the scoop, and in straining to put the fuel in the fire I tipped it over the monk’s feet. With a roar of rage he seized me by the throat, swung me round—and tripped. I was sent flying backwards. A terrible pain shot through me, and there was the sickening smell of burning flesh. I had fallen against the red-hot end of a bar protruding from the furnace. I fell with a scream to the floor, among the hot ashes. At the top of my left leg, almost at the leg joint, the bar had burned its way in until stopped by the bone. I still have the dead-white scar, which even now causes me some trouble. By this scar I was in later years to be identified by the Japanese.
Một cơn náo loạn đã diễn ra sau đó. Những nhà sư khác từ khắp nơi vội vàng chạy đến. Người ta nhanh chóng đỡ tôi đứng dậy giữa đống tro than. Tôi bị những vết bỏng khắp cả thân mình, nhưng nặng nhất là vết thương ở đùi. Người ta vội vã cõng tôi lên những tầng lầu trên, ở đó một vị Lạt-ma y sĩ cố gắng chữa trị vết bỏng để cứu lấy cái chân tôi. Thanh sắt nung đỏ là một vật dơ bẩn và đã để lại trong vết thương những mảnh gỉ sét. Vị y sĩ phải moi trong vết thương để lấy ra hết những mảnh sắt gỉ này, cho đến khi vết phỏng được rửa thật sạch. Kế đó, ông rịt thuốc lên vết thương và băng bó cẩn thận. Còn những vết phỏng nhẹ ở khắp thân mình thì ông thoa lên một chất thuốc nước làm bằng dược thảo, giúp tôi giảm đau rất nhiều.
Nhưng sự đau đớn nhức nhối vẫn âm ỉ và tôi tưởng là sẽ không còn sử dụng chân trái được nữa. Khi đã băng bó xong, vị Lạt-ma y sĩ gọi một nhà sư đến khiêng tôi vào gian phòng bên cạnh và đặt nằm trên nệm. Một vị sư già bước vào, ngồi dưới đất bên cạnh giường tôi và bắt đầu đọc kinh cầu nguyện. Tôi thầm nghĩ: “Thật tốt đẹp thay khi cầu nguyện ơn trên che chở cho tôi sau khi tôi vừa bị một tai nạn!”
Sau cái kinh nghiệm bản thân về sự đau đớn cùng cực này, tôi quyết định sẽ sống một cuộc đời đức hạnh. Tôi nhớ đến một bức tranh vẽ cảnh địa ngục, trong đó quỉ sứ hành hình một nạn nhân bằng cách lấy dùi sắt nhọn nung đỏ đốt vào thân mình y ở gần chỗ mà tôi bị bỏng.
There was uproar. Monks came rushing from everywhere. I was still among the hot ashes but was soon lifted out. Quite a lot of my body had superficial burns, but the leg burn really was serious. Quickly I was carried upstairs to a lama. He was a medical lama, and applied himself to the task of saving my leg. The iron had been rusty, and when it entered my leg, flakes of rust had remained behind. He had to probe round and scoop out the pieces until the wound was clean. Then it was tightly packed with a powdered herb compress. The rest of my body was dabbed with a herbal lotion which certainly eased the pain of the fire. My leg was throbbing and throbbing and I was sure that I would never walk again. When he had finished, the lama called a monk to carry me to a small side-room, where I was put to bed on cushions. An old monk came in and sat on the floor beside me and started muttering prayers over me. I thought to myself that it was a fine thing to offer prayers for my safety after the accident had happened. I also decided to lead a good life, as I now had personal experience of what it felt like when the fire devils tormented one. I thought of a picture I had seen, in which a devil was prodding an unfortunate victim in much the same place as I had been burned.
Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ nghĩ rằng, trái với điều mà nhiều người vẫn tưởng, các nhà sư lại là những kẻ ác ôn! Nhưng thật ra, trước khi kết luận cần phải hiểu cho đúng về khái niệm nhà sư ở xứ Tây Tạng. Danh xưng “nhà sư” được áp dụng cho tất cả những người đàn ông sống trong một tu viện Lạt-ma giáo, cho dù có phải là người tu hành hay không. Vì thế, hầu như bất cứ người nào cũng có thể trở nên một nhà sư.
Một đứa trẻ thường được gửi vào tu viện rồi trở thành nhà sư mà không cần được hỏi ý kiến. Đôi khi, đó có thể là một người trưởng thành đã chán công việc đi chăn cừu và muốn có một mái nhà ấm cúng để che sương tránh tuyết khi tiết trời lạnh lẽo xuống đến bốn mươi độ âm. Khi đó, anh ta đến xin làm nhà sư trong tu viện, không phải vì lý tưởng tôn giáo, mà vì muốn tự đảm bảo ít nhiều tiện nghi vật chất. Các tu viện dùng những nhà sư loại đó như những người công nhân để làm những công việc xây cất, cày bừa hay quét dọn. Ở những xứ khác thì những người như thế phải được gọi là nô dịch, người làm thuê hay một danh xưng tương tự nào đó. Phần nhiều họ đã sống một cuộc đời rất khổ nhọc, vì sống ở những vùng cao nguyên từ ba ngàn đến bảy ngàn thước cao hơn mặt biển không phải là một cuộc sống dễ chịu.
Vì thế, danh xưng “nhà sư” đối với người Tây Tạng chỉ có nghĩa là một người sống trong tu viện, không khác gì hơn mọi người thường. Người Tây Tạng dùng danh từ trappa để chỉ những vị tu sĩ thực sự là người tu hành.
It may be thought that monks were terrible people, not at all what one would expect. But—“monks”—what does it mean? We understand that word as anyone, male, living in the lamastic service. Not necessarily a religious person. In Tibet almost anyone can become a monk. Often a boy is “sent to be a monk” without having any choice at all in the matter. Or a man may decide that he had had enough of sheep herding, and wants to be sure of a roof over his head when the temperature is forty below zero. He becomes a monk not through religious convictions, but for his own creature comfort. The lamaseries had “monks” as their domestic staff, as their builders, labourers, and scavengers. In other parts of the world they would be termed “servants” or the equivalent. Most of them had had a hard time; life at twelve to twenty thousand feet can be difficult, and often they were hard on us boys just for sheer want of thought or feeling. To us the term “monk” was synonymous with “man”. We named the members of the priesthood quite differently. A chela was a boy pupil, a novice, or acolyte. Nearest to what the average man means by “monk” is trappa. He is the most numerous of those in a lamasery. Then we come to that most abused term, a lama. If the trappas are the non-commissioned soldiers, then the lama is the commissioned officer. Judging by the way most people in the West talk and write, there are more officers than men!
Những vị Lạt-ma là những bậc cao tăng, thuộc một đẳng cấp cao. Đó là những bậc đạo sư, hay tôn sư. Thí dụ như vị Lạt-ma Đại đức Minh Gia sẽ là vị tôn sư của tôi, và tôi sẽ là đệ tử của người.
Kế đó, ở đẳng cấp cao hơn nữa là những vị Sư trưởng. Không phải tất cả những vị này đều đảm trách trông coi một tu viện. Nhiều vị nắm giữ những chức vụ cao trong Chính phủ, hoặc đi hoằng hóa từ tu viện này đến tu viện khác. Đôi khi một vị Lạt-ma có thể có đẳng cấp cao hơn một vị Sư trưởng, tùy theo những hoạt động của người.
Những người được xem là những vị Hóa thân (Như người ta đã chứng minh rằng đó là trường hợp của tôi.) có thể được chỉ định làm Sư trưởng vào năm mười bốn tuổi, sau khi đã vượt qua một cuộc thi rất khó khăn. Những vị này thường là nghiêm khắc, nhưng không hung dữ và không bao giờ bất công.
Một thí dụ khác về các nhà sư tầm thường là trường hợp các nhà sư bảo vệ. Nhiệm vụ duy nhất của họ là duy trì trật tự. Họ không có phận sự gì trong việc tế tự hay lễ bái ở các đền chùa. Họ chỉ có mặt để giữ cho mọi việc diễn ra theo đúng các qui tắc, luật lệ. Họ thường rất hung hăng, cũng như phần nhiều các nhà sư lao dịch như đã nói ở trên, nhưng không phải vì thế mà họ làm giảm uy tín của các tu viện. Người ta không thể lên án một vị giám mục vì ông ta có một tên làm vườn thô lỗ! Cũng như người ta không thể mong đợi người làm vườn ấy sẽ trở nên một vị thánh chỉ vì ông ta đã làm tôi tớ cho một vị giám mục!
Lamas are masters, gurus, as we term them. The Lama Mingyar Dondup was going to be my guru, and I his chela. After the lamas there were the abbots. Not all of them were in charge of lamaseries, many were engaged in the general duties of senior administration, or traveling from lamasery to lamasery. In some instances, a particular lama could be of higher status than an abbot, it depended upon what he was doing. Those who were “Living Incarnations”, such as I had been proved, could be made abbots at the age of fourteen; it depended upon whether they could pass the severe examinations. These groups were strict and stern, but they were not cruel; they were at all times just. A further example of “monks” can be seen in the term “police monks”. Their sole purpose was to keep order, they were not concerned with the temple ceremonial except that they had to be present to make sure that everything was orderly. The police monks often were cruel and, as stated, so were the domestic staff. One could not condemn a bishop because his under-gardener misbehaved! Nor expect the under-gardener to be a saint just because he worked for a bishop.
Trong tu viện có một nhà tù. Đây là một nơi không dễ chịu chút nào, những kẻ bị nhốt vào đó cũng khó chịu không kém. Kinh nghiệm duy nhất của tôi về nơi đó là lần chữa bệnh cho một tù nhân bị ốm. Khi tôi chuẩn bị rời tu viện thì được gọi đến một khám tù. Bên ngoài sân sau là những lan can tròn, cao gần một mét. Những khối đá to dùng để xây rộng hết cả chiều cao của lan can. Mặt trên được ốp bằng những tấm đá dày cỡ bắp đùi và bao phủ một cung tròn có đường kính khoảng gần ba mét. Bốn sư sãi cảnh binh nắm chặt tấm đá ở giữa, và kéo nó sang một bên. Một người dừng lại và cầm lên một sợi dây thừng được bện bằng lông con yak, ở cuối sợi dây có một vòng tròn mỏng.
Tôi nhìn với vẻ không vui, thôi thì đành phó mặc bản thân vào đó? “Bây giờ, Thưa Đức Lạt Ma y sĩ tôn kính,” người đàn ông nói, “Ngài hãy bước vào đây, đặt chân vào chỗ này và tôi sẽ hạ ngài xuống.” Tôi lo lắng làm theo. “Ngài sẽ cần một ngọn đèn, thưa ngài,” nhà sư cảnh binh nói và đưa cho tôi một ngọn đuốc đang cháy sáng được làm bằng sợi tẩm bơ. Tôi càng lo lắng hơn; tôi cần phải nắm lấy sợi dây, vừa phải giữ ngọn đuốc, đồng thời phải tránh cho mình khỏi bị bỏng cũng như làm cháy sợi dây thừng mỏng manh mà rất đáng ngờ là nó sẽ chịu được tôi. Nhưng rồi tôi cũng đã xuống, sâu chừng tám đến mười mét, giữa những bức tường ẩm ướt, một cái sàn đá bẩn thỉu. Qua ánh sáng của ngọn đuốc tôi nhìn thấy một kẻ bất hạnh trông như con quỷ đang nép vào tường. Chỉ nhìn lướt qua một lượt là đủ thấy quanh anh ta chẳng có chút hào quang nào, vì vậy không có sự sống. Tôi đã đọc một bài cầu nguyện cho cái linh hồn đang lang thang giữa các cõi của sự sống ấy, và vuốt cặp măt nhìn chằm chằm đờ dại, sau đó gọi để được kéo lên. Công việc của tôi đã xong, bây giờ đến các âm công làm việc. Tôi hỏi lý do anh ta phải vào tù và được biết rẳng đó là một người ăn xin lang thang, đã tới chùa để được cho ăn và chỗ ngủ, và sau đó trong đêm anh ta đã giết một nhà sư để cướp một ít tài sản. Anh ta đã bị bắt trong khi chạy trốn, và bị đưa trở lại nơi anh ta đã gây ra tội ác.
In the lamasery we had a prison. Not by any means a pleasant place to be in, but the characters of those who were consigned to it were not pleasant either. My solitary experience of it was when I had to treat a prisoner who had been taken ill. It was when I was almost ready to leave the lamasery that I was called to the prison cell. Out in the back courtyard were a number of circular parapets, about three feet high. The massive stones forming them were as wide as they were high. Covering the tops were stone bars each as thick as a man’s thigh. They covered a circular opening about nine feet across. Four police monks grasped the centre bar, and dragged it aside. One stooped and picked up a yak-hair rope, at the end of which there was a flimsy-looking loop. I looked on unhappily; trust myself to that? “Now, Honourable Medical Lama,” said the man, “if you will step here and put your foot in this we will lower you.” Gloomily I complied. “You will want a light, sir,” the police monk said, and passed me a flaring torch made of yarn soaked in butter. My gloom increased; I had to hold on to the rope, and hold the torch, and avoid setting myself on fire or burning through the thin little rope which so dubiously supported me. But down I went, twenty-five or thirty feet, down between walls glistening with water, down to the filthy stone floor. By the light of the torch I saw an evil-looking wretch crouched against the wall. Just one look was enough, there was no aura around him, so no life. I said a prayer for the soul wandering between the planes of existence, and closed the wild, staring eyes, then called to be pulled up. My work was finished, now the body-breakers would take over. I asked what had been his crime, and was told that he had been a wandering beggar who had come to the lamasery for food and shelter, and then, in the night, killed a monk for his few possessions. He had been overtaken while escaping, and brought back to the scene of his crime.
Trở lại vấn đề tôi bị phỏng lửa khi đi làm công tác dưới bếp. Hiệu lực của chất thuốc vừa tan dần, tôi hồi tỉnh lại và cảm thấy như mình bị lột da. Trong cơn mê sảng, tôi tưởng tượng dường như một ngọn đuốc đang cháy được đặt vào một cái lỗ trống trong bắp đùi bên trái của tôi. Thời gian trôi qua. Tôi lắng nghe những tiếng động trong tu viện. Vài loại âm thanh đã quen thuộc với tôi, nhưng có nhiều loại khác mà tôi không nhận ra là những tiếng động gì.
Toàn thân tôi rung chuyển vì những cơn đau đớn dữ dội. Tôi nằm sấp, nhưng những vết phỏng cũng lan rộng đến phía trước của thân mình tôi. Tôi nghe một tiếng động nhẹ, có người đến ngồi gần bên tôi. Một giọng đầy thiện cảm và nhân từ của Đại đức Minh Gia thì thầm bên tai tôi:
–Con ơi, chắc là con đau đớn lắm. Thôi hãy ngủ đi.
Vài ngón tay nhẹ nhàng lướt trên lưng tôi dọc theo xương sống, nhẹ lướt thêm nữa, và thêm nữa. Thế rồi… tôi mê man ngủ thiếp đi.
But all that is somewhat of a digression from the incident of my first attempt at kitchen work.
The effects of the cooling lotions were wearing off, and I felt as if the skin were being scorched off my body. The throbbing in my leg increased, it seemed as if it was going to explode; to my fevered imagination the hole was filled with a flaming torch. Time dragged; throughout the lamasery there were sounds, some that I knew, and many that I did not. The pain was sweeping up my body in great fiery gouts. I lay on my face, but the front of my body also was burned, burned by the hot ashes. There was a faint rustle, and someone sat beside me. A kind, compassionate voice, the voice of the Lama Mingyar Dondup said: “Little friend, it is too much. Sleep.” Gentle fingers swept along my spine. Again, and again, and I knew no more.
Một vầng mặt trời êm ấm chiếu rạng ngời trước mắt tôi. Tôi thức giấc và chớp mắt liên hồi. Tư tưởng đầu tiên đến với tôi khi tôi vừa chợt tỉnh là hình như có người đá tôi vài đá vì tôi đã ngủ quá lâu. Tôi định nhảy xuống giường để hối hả đi dự buổi lễ sáng, nhưng tôi liền té ngửa ra sau, khắp mình mẩy đau nhức như rần. Thì ra đó chỉ là một cơn mê sảng… Chân trái tôi đau quá. Một giọng dịu hiền ưu ái nói với tôi:
– Lobsang, con hãy nằm yên. Hôm nay con có thể nghỉ.
Tôi quay đầu nhìn lại thì vô cùng ngạc nhiên mà thấy rằng tôi đang nằm trong phòng của Đại đức Minh Gia, và người đang ngồi gần bên tôi. Người nhận thấy sự ngạc nhiên của tôi và mỉm cười:
– Tại sao con ngạc nhiên? Phải chăng là một việc thường tình khi hai người bạn phải ở gần bên nhau nếu một người bị đau ốm?
Tôi đáp bằng một giọng rã rời mệt mỏi:
– Nhưng Sư phụ là một vị Lạt-ma cao cả, còn con chỉ là một đứa trẻ nhỏ.
– Lobsang, chúng ta đã cùng đi với nhau một đoạn đường rất dài trong những kiếp trước. Hiện giờ con chưa nhớ lại được điều đó, nhưng ta thì nhớ rõ, vì chúng ta đã sống rất gần bên nhau trong những kiếp vừa qua. Bây giờ, con cần phải nghỉ ngơi để lấy lại sức. Chúng ta sẽ điều trị bắp chân con cho mau lành, con đừng lo gì cả!
A pale sun was shining in my eyes. I blinked awake, and with the first returning consciousness thought that someone was kicking me—that I had overslept. I tried to jump up, to attend service, but fell back in agony. My leg! A soothing voice spoke: “Keep still, Lobsang, this is a day of rest for you.” I turned my head stiffly, and saw with great astonishment that I was in the lama’s room, and that he was sitting beside me. He saw my look and smiled. “And why the amazement? Is it not right that two friends should be together when one is sick?” My somewhat faint reply was: “But you are a Head Lama, and I am just a boy.”
“Lobsang, we have gone far together in other lives. In this, yet, you do not remember. I do, we were very close together in our last incarnations. But now you must rest and regain your strength. We are going to save your leg for you, so do not worry.”
Tôi liên tưởng đến cuộc luân hồi sinh tử và nghĩ đến những điều răn trong các thánh kinh của xứ tôi: “Người có tâm hồn quảng đại sẽ sống một cuộc đời giàu sang không bao giờ dứt, còn kẻ hà tiện rít róng sẽ không bao giờ gặp được sự ưu ái, từ tâm. Người có quyền thế hãy sống một cách rộng rãi hào phóng với những kẻ đến nhờ vả mình. Hãy nhìn xa để thấy con đường dài của sự luân hồi sinh tử. Vì sự giàu sang luân chuyển như những bánh xe, nay nó thuộc về người này, mai nó sẽ thuộc về người khác. Kẻ hành khất ở kiếp này có thể trở nên một vị vương hầu ở kiếp sau, còn vị vương giả ngày nay có thể trở nên kẻ ăn mày trong một tương lai nào đó.”
Khi đó, tôi hiểu một cách chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, mặc dầu trong cơn đau đớn thể xác và mặc dầu tuổi tôi còn nhỏ, rằng Đại đức Minh Gia, sư phụ tôi, là một người tâm đức và tôi có thể tin tưởng nơi lời giáo huấn của người. Rõ ràng là sư phụ tôi biết rõ rất nhiều điều về tôi, nhiều hơn những gì mà chính tôi có thể biết được. Tôi rất nóng lòng muốn làm việc chung với người và tôi quyết định rằng tôi sẽ là một người đệ tử gương mẫu. Tôi cảm thấy một cách rõ rệt rằng giữa chúng tôi có một sự đồng thanh đồng khí rất chặt chẽ và tôi lấy làm cảm kích sự xoay vần của định mệnh đã đặt tôi dưới sự hướng dẫn dìu dắt của người.
I thought of the Wheel of Existence, I thought of the injunction in our Buddhist Scriptures:
The prosperity of the generous man never fails, while the miser finds no comforter.
Let the powerful man be generous to the suppliant. Let him look down the long path of lives. For riches revolve like the wheels of a cart, they come now to one, now to another. The beggar today is a prince tomorrow, and the prince may come as a beggar.
It was obvious to me even then that the lama who was now my guide was indeed a good man, and one whom I would follow to the utmost of my ability. It was clear that he knew a very great deal about me, far more than I knew myself. I was looking forward to studying with him, and I resolved that no one should have a better pupil. There was, as I could plainly feel, a very strong affinity between us, and I marveled at the workings of Fate which had placed me in his care.
Tôi quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ. Những tấm nệm của tôi đang nằm được đặt trên một cái bàn để tôi có thể nhìn thấy bên ngoài. Cảnh vật thật là hùng vĩ. Đằng xa, bên ngoài những nóc nhà chen chúc phía dưới cửa sổ, thành phố Lhasa vươn mình dưới ánh nắng mặt trời, với những ngôi nhà nhỏ sơn màu nhạt xinh xắn. Trong thung lũng, con sông Kỳ Giang uốn khúc giữa những cánh đồng xanh tươi nhất thế giới. Những dãy núi xa tít tận chân trời ửng màu đỏ sậm với những đỉnh núi đội tuyết trắng phau. Trên những ngọn núi gần hơn, có những vệt màu vàng lóng lánh chen nhau trên sườn núi, đó là nóc của những tu viện. Bên tay trái, điện Potala nhô lên cao như một ngọn núi biệt lập. Về phía tay mặt, có một cụm rừng nhỏ trong đó rải rác những đền chùa và trường học. Đó là địa phận của vị Thiên giám quan, một nhân vật quan trọng giữ vai trò duy nhất là tạo nên một nhịp cầu giao cảm giữa cõi trần gian với cảnh giới vô hình, và tiên tri những điều họa phúc của quốc gia.
Dưới mắt tôi, trên sân mặt tiền, những nhà sư thuộc đủ các cấp qua lại không ngớt. Vài vị trong số đó, những nhà sư lao dịch, mặc áo màu nâu sậm. Một nhóm thiếu sinh của một tu viện ở xa mặc áo trắng. Những nhà sư cao cấp cũng có mặt ở đó, đều mặc áo màu đỏ sậm, với mảnh yểm tâm bằng lụa vàng, chỉ ra rằng họ thuộc thành phần viên chức tối cao của Chính phủ. Một vài vị cưỡi ngựa hay cưỡi lừa. Những thường dân thì cưỡi ngựa đủ màu còn các nhà sư bắt buộc phải cưỡi ngựa trắng.
Tất cả những cảnh tượng đó làm cho tôi quên cả hiện tại. Điều làm tôi quan tâm hơn hết là làm sao cho chóng bình phục để có thể sử dụng trở lại đôi chân.
I turned my head to look out of the window. My bed-cushions had been placed on a table so that I could see out. It seemed very strange to be resting off the floor, some four feet in the air. My childish fancy likened it to a bird roosting in a tree! But there was much to see. Far away over the lower roofs beneath the window, I could see Lhasa sprawled in the sunlight. Little houses, dwarfed by the distance, and all of delicate pastel shades. The meandering waters of the Kyi River flowed through the level valley, flanked by the greenest of green grass. In the distance the mountains were purple, surmounted with white caps of shining snow. The nearer mountain-sides were speckled with golden-roofed lamaseries. To the left was the Potala with its immense bulk forming a small mountain. Slightly to the right of us was a small wood from which peeped temples and colleges. This was the home of the State Oracle of Tibet, an important gentleman whose sole task in life is to connect the material world with the immaterial. Below, in the forecourt, monks of all ranks were passing to and fro. Some wore a sombre brown robe, these were the worker monks. A small group of boys were wearing white, student monks from some more distant lamasery. Higher ranks were there, too: those in blood red, and those with purple robes. These latter often had golden stoles upon them, indicating that they were connected with the higher administration. A number were on horses or ponies. The laity rode coloured animals, while the priests used only white. But all this was taking me away from the immediate present. I was more concerned now about getting better and being able to move around again.
Ba ngày sau, người ta bảo tôi rằng tốt hơn tôi nên ngồi dậy và thử đi đứng xem sao. Chân trái tôi còn cứng đơ và làm cho tôi rất đau đớn. Chỗ vết phỏng đã sưng lên và có mủ vì những mảnh sắt vụn gỉ sét không thể gắp ra hết. Vì tôi không thể đi đứng một mình, người ta làm cho tôi một cây nạng gỗ để tôi dùng và đi bằng một chân. Tôi đi nhún nhẩy như con chim bị thương. Toàn thân tôi vẫn còn những vết phỏng và những chỗ phồng da, nhưng chân trái làm tôi đau đớn nhiều hơn các chỗ khác.
Tôi không thể ngồi được, phải nằm nghiêng bên mặt hoặc nằm sấp. Tôi không thể dự các buổi lễ cầu nguyện hay đi đến lớp học, nên Đại đức Minh Gia, sư phụ tôi, dạy tôi học tại tư thất từ sáng đến chiều. Người tuyên bố hài lòng về những kiến thức mà tôi thu thập được trong thời niên thiếu. Người nói:
– Nhưng rất nhiều trong những kiến thức đó chỉ là những ký ức con đã mang theo từ kiếp trước.
After three days it was thought better for me to get up and move around. My leg was very stiff and shockingly painful. The whole area was inflamed and there was much discharge caused by the particles of iron rust which had not been removed. As I could not walk unaided, a crutch was made, and I hopped about on this with some resemblance to a wounded bird. My body still had a large number of burns and blisters from the hot ashes, but the whole lot together was not as painful as my leg. Sitting was impossible, I had to lie on my right side or on my face. Obviously I could not attend services or the classrooms, so my Guide, the Lama Mingyar Dondup, taught me almost full time. He expressed himself as well satisfied with the amount I had learnt in my few years, and said, “But a lot of this you have unconsciously remembered from your last incarnation.”
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Biên tập: VMC