Hai tuần lễ trôi qua. Những vết phỏng của tôi đã gần khỏi hẳn. Cái chân vẫn còn làm tôi hơi đau, nhưng ngày càng giảm dần. Tôi yêu cầu được áp dụng thời khắc biểu như thường lệ vì tôi thấy mình cần phải cử động đôi chút. Tôi được phép ngồi tùy ý hoặc nằm sấp. Người Tây Tạng thường ngồi xếp bằng theo tư thế hoa sen, nhưng tôi không thể ngồi như vậy vì chân còn đau.
Two weeks went by and my body burns were very much better. My leg was still troublesome but at least it was making progress. I asked if I could resume normal routine as I wanted to be moving about more. It was agreed that I should, but I was given permission to sit in any way I could, or to lie on my face. Tibetans sit cross-legged in what we call the lotus attitude, but my leg disability definitely prevented that.
Ngày đầu tiên tôi trở lại lớp học để gặp lại các bạn cũ thì có công tác làm bếp vào buổi trưa. Tay cầm một tấm bảng đá, tôi có phận sự kiểm lại những bao mạch nha sấy. Mạch nha được trải lên những tảng đá đã hâm nóng đến bốc khói; cái chảo lớn mà tôi đã làm đổ trước khi bị bỏng được đặt ở phía dưới. Khi đã trải đều mạch nha trên những tảng đá, người ta mới đóng cửa và nhóm thiếu sinh chúng tôi đi qua một hành lang đến một gian phòng khác.
Tại đây, người ta xay giã mạch nha đã sấy xong. Cối xay là một cối đá hình ống loa lật ngược, đường kính độ một thước sáu tấc. Lòng cối xay có chạm khắc những đường lồi lõm để giữ lúa. Một tảng đá vĩ đại cũng hình ống loa, nhưng đặc ruột, được đặt vào lòng cối để nghiền nát lúa. Tảng đá này được nâng bằng một cái đòn gỗ mà thời gian đã làm cho trơn bóng, ở hai đầu cái đòn này có gắn chặt những đòn tay nhỏ hơn giống như những cây căm của một bánh xe không có vành.
Mạch nha sấy được đổ vào cối đá, rồi các nhà sư và những trẻ thiếu nhi mới nắm lấy những cây căm bánh xe để vận chuyển khối tảng đá nặng đến hàng mấy tấn. Khi tảng đá đã xoay vòng thì công việc không còn nặng nhọc lắm và chúng tôi cùng cất tiếng hát hợp xướng. Ít nhất, tại đây tôi có thể hát mà không bị bắt tại trận! Nhưng làm chuyển động tảng đá khổng lồ này là cả một công việc khó nhọc. Mọi người đều phải cùng nhau gắng sức. Kế đó, phải lưu ý giữ sao cho nó chuyển động luôn luôn không lúc nào ngừng.
Mạch nha sấy được tiếp tục đổ thêm vào cối, và phần đã xay xong thoát ra ngoài ở dưới đáy cối. Chính thứ mạch nha xay này, được trải một lần nữa lên những tảng đá nóng và sấy lại, là chất liệu căn bản để làm món tsampa.
Mỗi người chúng tôi luôn đem theo bên mình một lượng tsampa, hay nói đúng hơn là bột mạch nha đã xay nát và sấy lại, đủ ăn trong một tuần. Đến bữa ăn, chúng tôi lấy ra một phần nhỏ đựng sẵn trong những cái bọc da và đổ vào chén riêng của mình. Sau khi đã cho thêm trà pha bơ, chúng tôi dùng ngón tay trộn đều và nhồi cho đến khi nó trở thành một thứ bánh, rồi mới ăn.
On the first afternoon of my return there was work in the kitchens. My job was to have a slate and keep check of the number of bags of barley being roasted. The barley was spread out on a stone floor which was smoking hot. Beneath was the furnace at which I had been burned. The barley was evenly distributed, and the door shut. While that lot was roasting we trooped along a corridor to a room where we cracked barley which had previously been roasted. There was a rough stone basin, cone-shaped and about eight feet across at the widest part. The internal surface was grooved and scored to hold grains of barley. A large stone, also cone-shaped, fitted loosely into the basin. It was supported by an age-worn beam which passed through it, and to which were fixed smaller beams like the spokes of a wheel without a rim. Roasted barley was poured into the basin, and monks and boys strained at the spokes to turn the stone, which weighed many tons. Once it started it was not so bad, then we all trooped around singing songs. I could sing here without reprimand! Starting the wretched stone was terrible. Everyone had to lend a hand to get it moving. Then, once moving, great care was taken to see that it did not stop. Fresh supplies of roasted barley were poured in as the crushed grains dropped out of the bottom of the basin. All the cracked barley was taken away, spread on to hot stones, and roasted again. That was the basis of tsampa. Each of us boys carried a week’s supply of tsampa on us or, more correctly, we carried the cracked and roasted barley on us. At meal-times we poured a little of it from our leather bags into our bowls. Then we would add buttered tea, stir with our fingers until the mass was like dough, then we would eat it.
Qua hôm sau, công tác làm bếp gồm việc nấu trà bơ. Ở một gian phòng khác của nhà bếp có đặt một cái chảo đun khổng lồ, dung tích đến 675 lít. Chảo này đã được lau chùi bằng cát và sạch bóng như mới. Từ sáng sớm, trong chảo đã được chứa nước đến phân nửa và nấu sôi lên sùng sục. Chúng tôi có phận sự đi lấy những bành trà đã phơi khô và đập ra thành từng mảnh vụn. Trà được ép cứng lại thành từng bành lớn hình vuông như viên gạch, mỗi bành nặng từ bảy đến tám kí lô, được chở từ Trung Hoa hay Ấn Độ đến Lhasa bằng đường bộ xuyên qua các truông núi.
Những mảnh vụn trà vừa đập ra được ném vào chảo nước đang sôi. Một nhà sư thêm vào đó một tảng muối cục thật lớn, một nhà sư khác bỏ thêm vào đó một lượng muối bi-cạt (bicarbonate de soude). Khi tất cả đã sôi đều, người ta mới đổ thêm vào từng tảng bơ làm bằng sữa bò yak, và để lửa cháy trong lò suốt nhiều giờ.
Trà trộn với bơ này có một giá trị dinh dưỡng rất cao, và khi dùng chung với món tsampa sẽ cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng để người dân Tây Tạng sống được quanh năm.
Công việc khó nhọc nhất là giữ cho lửa cháy trong lò. Thay vì dùng than củi, người ta dùng phân bò yak phơi khô làm nhiên liệu đốt. Loại phân bò này luôn được dự trữ quanh năm, số lượng dùng không bao giờ hết. Phân bò đốt cháy tỏa ra một luồng khói có mùi vị rất chát và nồng nặc.
The next day we had to work helping to make tea. We went to another part of the kitchens where there was a cauldron holding a hundred and fifty gallons. This had been scoured out with sand and now gleamed like new metal. Earlier in the day it had been half filled with water, and this was now boiling and steaming. We had to fetch bricks of tea and crush them up. Each brick was about fourteen to sixteen pounds in weight and had been brought to Lhasa over the mountain passes from China and India. The crushed pieces were tossed into the boiling water. A monk would add a great block of salt, and another would put in an amount of soda. When everything was boiling again, shovelfuls of clarified butter would be added and the whole lot boiled for hours. This mixture had a very good food value and with the tsampa was quite sufficient to sustain life. At all times the tea was kept hot, and as one cauldron became used, another was filed and prepared. The worst part of preparing this tea was tending the fires. The yak-dung which we used instead of wood as fuel is dried into the form of slabs and there is an almost inexhaustible supply of it. When put on the fires it sends out clouds of evil-smelling, acrid smoke. Everything in range of the smoke would gradually become blackened, woodwork would eventually look like ebony, and faces exposed to it for long would become grimed by smoke-filled pores.
Chúng tôi buộc phải làm những công việc này không phải vì thiếu nhân công, mà là để xóa bỏ đến mức tối đa mọi sự phân biệt giai cấp. Chúng tôi nghĩ rằng con người chỉ có một kẻ thù, ấy là sự chia rẽ, cách biệt. Làm việc bên cạnh một người, nói chuyện cởi mở và tạo điều kiện thông cảm, thì chắc chắn người ấy sẽ không còn là một kẻ thù của ta nữa.
Ở Tây Tạng, mỗi năm một lần, những vị quan lớn hay chức sắc có quyền thế phải từ bỏ quyền hành của mình trong một ngày, và khi đó bất cứ thuộc hạ nào của họ cũng có quyền nói lên những cảm nghĩ trong lòng. Nếu một vị Sư trưởng tỏ ra lạm quyền, hống hách, người ta sẽ nói lên một cách công khai điều đó, và nếu sự phiền trách là đúng thật, thì người khiếu nại sẽ không bị một sự trừng phạt nào.
Phương pháp đó tỏ ra rất có hiệu quả, nên sự lạm dụng quyền hành rất ít khi xảy ra. Nó đảm bảo một sự công bình xã hội, để cho những thuộc viên ở cấp dưới có cơ hội phát biểu những cảm nghĩ của họ đối với người có quyền thế.
We had to help with all this menial work, not because there was a shortage of labour, but so that there should not be too much class distinction. We believe that the only enemy is the man you do not know; work alongside a man, talk to him, know him, and he ceases to be an enemy. In Tibet, on one day in every year, those in authority set aside their powers, and then any subordinate can say exactly what they think. If an abbot has been harsh during the year, he is told about it, and if the criticism is just, no action can be taken against the subordinate. It is a system that works well and is rarely abused. It provides a means of justice against the powerful, and gives the lower ranks a feeling that they have some say after all.
Chúng tôi phải làm việc nhiều trong lớp học, và ngồi xếp thành hàng dưới đất. Khi giảng bài và viết trên bảng đen, thì vị thầy dạy đứng trước mặt học trò. Nhưng khi chúng tôi làm bài thì ông ta đi rảo phía sau lưng chúng tôi, thành thử chúng tôi phải luôn làm việc cẩn thận, vì không thể biết thầy đang lưu ý đứa nào!
Vị thầy dạy không lúc nào rời cây gậy, một cây gậy mập mạp như cây dùi cui, và ông ta không ngần ngại “sử dụng” trên bất cứ bộ phận nào trong thân thể chúng tôi như vai, đầu, lưng, không kể đến bộ phận “cổ điển”, vì ông ta không cần phân biệt chỗ nào, miễn là những cú gậy đó phải đánh thật đau!
There was a lot to be studied in the classrooms. We sat in rows on the floor. When the teacher was lecturing to us, or writing on his wall-board, he stood in front of us. But when we were working at our lessons, he walked about at the back of us and we had to work hard all the time as we did not know which of us was being watched! He carried a very substantial stick and did not hesitate to use it on any part of us within immediate reach. Shoulders, arms, backs, or the more orthodox place—it did not matter at all to the teachers, one place was as good as another.
Chúng tôi học rất nhiều về môn toán pháp. Môn này là một yếu tố cần thiết để giải đoán khoa chiêm tinh. Thật vậy, trong khoa chiêm tinh Tây Tạng không có gì là ngẫu nhiên tình cờ. Mọi vấn đề đều được thiết lập trên những nguyên tắc khoa học. Tôi phải học nhiều về khoa chiêm tinh vì môn này là tối cần thiết trong việc hành nghề y khoa. Một y sĩ phải biết điều trị bệnh nhân tùy theo từng hạng người, và sự phân hạng này là do khoa chiêm tinh qui định. Điều trị theo nguyên tắc đó tốt hơn là kê đơn thuốc một cách mơ hồ chỉ bởi lý do rằng thuốc ấy đã chữa khỏi bệnh cho một người khác.
Bên cạnh những bản đồ chiêm tinh rất lớn treo trên tường, còn có những bức tranh lớn vẽ hình các loại dược thảo. Những tranh vẽ này được thay đổi luôn luôn mỗi tuần và chúng tôi phải biết rõ tất cả mọi loại cây thuốc.
Sau này, có những cuộc xuất hành được tổ chức để đi hái thuốc, nhưng chúng tôi chỉ được tham dự những cuộc ngao du đó khi đã có những kiến thức sâu rộng, để người ta có thể tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không hái nhầm những loại cây cỏ độc.
Những chuyến đi hái thuốc đem đến cho chúng tôi một dịp ngao du rất thoải mái dễ chịu để tạm quên cuộc đời phẳng lặng buồn chán trong tu viện. Có những chuyến đi kéo dài suốt ba tháng. Đó là những cuộc xuất hành lên vùng thượng du, một vùng bao bọc chung quanh bởi những dãy núi tuyết phủ quanh năm, với độ cao từ sáu đến tám ngàn thước so với mực nước biển. Nơi đó, những vùng băng tuyết xen lẫn với những thung lũng xanh tươi khí hậu ôn hòa nhờ có những suối nước nóng.
Trong vùng này người ta có thể có một kinh nghiệm độc nhất trên đời: Chỉ cần đi một quãng đường chừng năm mươi thước đã có thể trải qua từ một khí hậu lạnh 40 độ âm đến một khí hậu nóng bốn mươi lăm độ trong bóng mát! Vùng này của xứ Tây Tạng không ai được biết, chỉ trừ một số rất ít các nhà sư.
We studied a lot of mathematics, because that was a subject which was essential for astrological work. Our astrology was no mere hit-or-miss affair, but was worked out according to scientific principles. I had a lot of astrology drummed into me because it was necessary to use it in medical work. It is better to treat a person according to their astrological type than to prescribe something quite haphazardly in the hope that as it once cured a person, it may again. There were large wall charts dealing with astrology, and others showing pictures of various herbs. These latter were changed every week and we were expected to be entirely familiar with the appearance of all the plants. Later we would be taken on excursions to gather and prepare these herbs, but we were not allowed to go on these until we had a far better knowledge and could be trusted to pick the right varieties. These “herb-gathering” expeditions, which were in the fall of the year, were a very popular relaxation from the strict routine of the lamastic life. Sometimes such a visit would last for three months, and would take one to the highlands, an area of ice-bound land, twenty to twenty-five thousand feet above the sea, where the vast ice sheets were interrupted by green valleys heated by hot springs. Here one could have an experience matched perhaps nowhere else in the world. In moving fifty yards one could range from a temperature of forty below zero to a hundred or more, Fahrenheit, above. This area was quite unexplored except by a few of us monks.
Sự giáo huấn trong Đạo Phật của chúng tôi hết sức nghiêm khắc; mỗi buổi sáng chúng tôi phải đọc thuộc lòng các luật và các bước của con đường trung đạo. Những luật này là:
- Tin tưởng vào những người lãnh đạo tu viện và đất nước.
- Kính trọng lễ giáo và học tập chăm chỉ.
- Tôn kính cha mẹ.
- Kính trọng đạo đức.
- Tôn kính người cao tuổi và bề trên.
- Phụng sự Tổ quốc.
- Lương thiện và trung thực trong mọi việc.
- Quan tâm đến bạn bè và người thân.
- Sử dụng thực phẩm và tài sản vì mục đích tốt nhất.
- Theo gương người tốt.
- Tỏ lòng biết ơn và báo đáp lòng tốt.
- Công bằng trong mọi việc.
- Không ghen tị và đố kỵ.
- Không gây chuyện tai tiếng.
- Lời nói và hành động phải nhẹ nhàng, không gây hại người khác.
- Đón nhận đau khổ và tai hoạ một cách kiên nhẫn và vui vẻ.
Our religious instruction was quite intensive; every morning we had to recite the Laws and Steps of the Middle Way. These Laws were:
-
Have faith in the leaders of the lamasery and country.
-
Perform religious observances, and study hard.
-
Pay honour to the parents.
-
Respect the virtuous.
-
Honour elders and those of high birth.
-
Help one’s country.
-
Be honest and truthful in all things.
-
Pay heed to friends and relatives.
-
Make the best use of food and wealth.
-
Follow the example of those who are good.
-
Show gratitude and return kindness.
-
Give fair measure in all things.
-
Be free from jealousy and envy.
-
Refrain from scandal.
-
Be gentle in speech and in action and harm none.
-
Bear suffering and distress with patience and meekness.
Chúng tôi luôn được nhắc nhở rằng nếu tất cả mọi người tuân đều theo những luật này thì sẽ không bao giờ có xung đột hay bất hòa.
Tu viện của chúng tôi nổi tiếng vì kỷ luật khắt khe và một nền giáo dục chặt chẽ. Một số lớn nhà sư đã từ giã chúng tôi để đi đến các tu viện khác có một đời sống dễ chịu hơn. Chúng tôi xem họ như những kẻ thất bại, và những người có thể kiên trì ở lại là thuộc thành phần ưu tú.
Tại nhiều tu viện khác không có buổi lễ khuya vì các nhà sư đi ngủ sớm và thức dậy lúc trời đã sáng rõ. Chúng tôi khinh thường họ như những kẻ lười nhác, thấp kém, vì tuy rằng chúng tôi gặp nhiều khó khăn với quy tắc quá khắt khe của tu viện, nhưng chúng tôi vẫn không bằng lòng cho quy tắc đó bị sửa đổi, nếu điều đó đưa tới hậu quả là hạ thấp chúng tôi xuống một trình độ hèn kém hơn.
Kế đó là phải loại trừ những kẻ yếu ớt. Chỉ những người rất khỏe mạnh mới đủ sức trở về sau những chuyến xuất hành lên vùng thượng du lạnh như băng tuyết. Ngoại trừ những nhà sư ở tu viện Chakpori, không ai dám đi lên đó. Các vị đạo sư, vốn đầy sự minh triết, luôn quyết định loại bỏ những người không thể chịu đựng cuộc sống kham khổ trước khi họ có thể làm liên lụy đến kẻ khác.
Trong năm học đầu tiên, chúng tôi hầu như không có lúc nào nghỉ ngơi, giải trí hay được vui chơi thỏa thích. Mỗi giây phút của chúng tôi đều dành cho sự học và làm việc.
We were constantly told that if everyone obeyed those Laws, there would be no strife or disharmony. Our lamasery was noted for its austerity and rigorous training. Quite a number of monks came from other lamaseries and then left in search of softer conditions. We looked upon them as failures and upon ourselves as of the elite. Many other lamaseries had no night services; the monks went to bed at dark and stayed there until dawn. To us they seemed soft and effete, and although we grumbled to ourselves, we would have grumbled still more if our schedule had been altered to bring us to the inefficient level of the others. The first year was particularly hard. Then was the time to weed out those who were failures. Only the strongest could survive on visits to the frozen highlands in search of herbs, and we of Chakpori were the only men to go there. Wisely our leaders decided to eliminate the unsuitable before they could in any way endanger others. During the first year we had almost no relaxation, no amusements and games. Study and work occupied every waking moment.
Một điều khiến tôi phải biết ơn các vị thầy dạy là các ngài đã dạy chúng tôi phương pháp sử dụng trí nhớ. Phần nhiều người Tây Tạng có trí nhớ tốt, nhưng riêng với chúng tôi là sinh viên y khoa, học để trở thành các tu sĩ kiêm y sĩ, thì chúng tôi cần phải có trí nhớ rất tốt để nhớ tên và đặc tính của nhiều loại dược thảo cùng cách chế biến và sử dụng chúng. Chúng tôi cũng cần hiểu biết tường tận khoa chiêm tinh và thuộc làu tất cả kinh điển của nhà Phật.
Chúng tôi áp dụng một phương pháp luyện trí nhớ đã được thực nghiệm qua nhiều thế kỷ. Chúng tôi ngồi trong một gian phòng có những tủ lớn chứa đựng hàng muôn nghìn hộc tủ. Mỗi hộc tủ đều có dán nhãn bên ngoài, có in chữ khá lớn để dễ đọc từ chỗ chúng tôi ngồi. Mỗi đề tài mà chúng tôi đã học tập được sắp xếp trong một hộc tủ thích hợp. Chúng tôi phải hình dung rõ ràng trong trí mỗi đề tài và vị trí nhất định của mỗi hộc tủ. Với công phu tập luyện, người ta có thể đi vào gian phòng bằng tư tưởng một cách rất dễ dàng, mở đúng các hộc tủ mình muốn và lấy ra tài liệu mình đang tìm kiếm cùng với những đề tài liên quan.
One of the things for which I am still grateful is the way in which we were taught to memorize. Most Tibetans have good memories, but we who were training to be medical monks had to know the names and exact descriptions of a very large number of herbs, as well as knowing how they could be combined and used. We had to know much about astrology, and be able to recite the whole of our sacred books. A method of memory training had been evolved throughout the centuries. We imagined that we were in a room lined with thousands and thousands of drawers. Each drawer was clearly labeled, and the writing on all the labels could be read with ease from where we stood. Every fact we were told had to be classified, and we were instructed to imagine that we opened the appropriate drawer and put the fact inside. We had to visualize it very clearly as we did it, visualize the “fact” and the exact location of the “drawer”. With little practice it was amazingly easy to—in imagination—enter the room, open the correct drawer, and extract the fact required as well as all related facts.
Các vị thầy dạy đặc biệt nhấn mạnh cho chúng tôi hiểu sự cần thiết phải có một trí nhớ được tập luyện thuần thục. Họ tra vấn chúng tôi một cách ráo riết với mục đích duy nhất là thử thách trí nhớ. Những câu hỏi thường không có một sự mạch lạc hay liên hệ gì với nhau, để không một dòng tư tưởng liên tục nào có thể giúp chúng tôi trả lời được dễ dàng. Những câu hỏi đó thường liên quan đến những đoạn bí hiểm trong kinh điển, chen lẫn với những câu hỏi rời rạc về các loại dược thảo. Kẻ nào quên sẽ bị trừng phạt nặng nề vì không có trí nhớ là một lỗi lầm không thể dung thứ, phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Chúng tôi thường không có thời gian để suy nghĩ mà phải trả lời ngay tức khắc. Chẳng hạn như khi vị thầy hỏi học trò:
– Con hãy nhắc lại hàng thứ năm, trang mười tám trong quyển thứ bảy của bộ kinh Kangyur. Hãy mở hộc tủ… xem hàng chữ đó nói gì?
Trừ phi người ta có thể trả lời ngay trong mười giây đồng hồ, bằng không thì nên giữ im lặng, vì sự trừng phạt còn khốc liệt hơn nếu trả lời sai, dẫu cho sự sai lầm nhỏ nhặt đến đâu.
Dầu sao, đó cũng là một phương pháp tốt và rất hữu hiệu để luyện trí nhớ. Chúng tôi không thể có thường xuyên bên mình những sách vở tham khảo, vì “sách” của chúng tôi là những tờ giấy đóng lại trong những cái bìa gỗ, thường đo đến một thước chiều dài và bốn tấc chiều ngang, thật quá kềnh càng để mang theo.
Về sau, tôi nhận thấy rằng có được một trí nhớ tốt quả là điều tối quan trọng. Trong năm đầu tiên, chúng tôi bị ngăn cấm không được rời khỏi tu viện. Những người vi phạm sẽ bị đóng cửa không cho vào khi trở về. Luật lệ này chỉ được áp dụng ở tu viện Chakpori là nơi mà kỷ luật quá gắt gao đến nỗi người ta sợ rằng nếu để cho chúng tôi ra ngoài thì chúng tôi sẽ không trở lại nữa!
Riêng về phần tôi, tôi phải thừa nhận rằng có lẽ tôi cũng sẽ trốn biệt luôn không trở lại nếu có được một chỗ nào khác để dung thân! Tuy nhiên, sau một năm thì chúng tôi đã quen dần với đời sống ở tu viện.
Our teachers went to great pains to ram home the need for good memories. They would shoot questions at us merely to test our memories. The questions would be quite unrelated to each other so that we could not follow a trend and take an easy path. Often it would be questions on obscure pages of the sacred books interspersed with queries about herbs. The punishment for forgetfulness was most severe; forgetting was the unforgivable crime and was punished with a severe beating. We were not give a long time in which to try to remember. The teacher would perhaps say: “You, boy, I want to know the fifth line of the eighteenth page of the seventh volume of the Kan-gyur, open the drawer, now, what is it?” Unless one could answer within about ten seconds it was as well not to answer, because the punishment would be even worse if there was any mistake, no matter how slight. It is a good system, though, and does train the memory. We could not carry books of facts. Our books were usually about three feet wide by about eighteen inches long, loose sheets of paper held unbound between wooden covers. Certainly I found a good memory to be of the utmost value in later years.
Trong năm đầu tiên, chúng tôi không được phép chơi các môn giải trí. Người ta buộc chúng tôi làm việc không ngừng, điều này giúp loại trừ những đứa trẻ có thể chất yếu đuối, không chịu nổi sự căng thẳng thần kinh tột độ. Sau những tháng học khó khăn đó, chúng tôi thấy mình hầu như đã quên mất cả sự chơi bời tiêu khiển.
Những môn thể dục điền kinh có mục đích tăng cường sức chịu đựng dẻo dai của chúng tôi, và có một công dụng thực tế cho chúng tôi sau này.
During the first twelve months we were not allowed out of the lamasery grounds. Those who did leave were not permitted to return. This was a rule peculiar to Chakpori, because the discipline was so strict it was feared that if we were allowed out we should not return. I admit that I should have “run for it” if I had had anywhere to run. After the first year we were used to it.
Tôi vẫn giữ sở thích trước đây của mình đối với môn đi cà khêu, và bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn có thể chơi trò đó. Chúng tôi bắt đầu tập với những cây cà khêu có thể nâng chân lên trên mặt đất một chút. Khi giỏi hơn, chúng tôi sử dụng những cây cà khêu dài hơn, thường cao hơn ba mét. Trên những cây cà khêu này, chúng tôi khệnh khạng đi quanh sân, ngó qua các cửa sổ và thường gây ra phiền toái cho chính mình. Do không dùng sào để giữ thăng bằng nên khi muốn dừng lại một chỗ, chúng tôi phải đung đưa hai chân như thể dậm chân tại chỗ liên tục. Nó giúp chúng tôi giữ thăng bằng khi đứng ở một vị trí. Nếu vì một lý do nào đó mà bị ngã khỏi cà khêu thì cũng không có rủi ro gì. Chúng tôi tổ chức thi đấu bằng cà khêu. Hai đội của chúng tôi, thường là mười người mỗi bên, xếp thành hai hàng cách nhau ba mươi mét, và sau đó khi có hiệu lệnh chúng tôi sẽ tấn công lẫn nhau, trong khi phát ra những tiếng hò reo hoang dã. Như đã kể, lớp tôi học gồm toàn những thanh niên cao to và nhiều tuổi hơn, đó là một lợi thế cho tôi khi chơi môn chiến đấu trên cà khêo. Những người khác xông lên một cách cồng kềnh và nặng nề trong khi tôi có thể lẻn vào giữa họ, kéo cà khêu của người này, đẩy của người khác khiến cho họ ngã chổng kềnh. Trên lưng ngựa tôi không làm được tốt như vậy, nhưng khi phải tự giữ mình đứng vững hay ngã, tôi có thể làm được theo cách riêng.
The first year we were not permitted to play any games at all, we were kept hard at work the whole time and this most effectively weeded out those who were weak and unable to stand the strain. After these first hard months we found that we had almost forgotten how to play. Our sports and exercises were designed to toughen us and be of some practical use in later life. I retained my earlier fondness for stilt walking, and now I was able to devote some time to it. We started with stilts which lifted our feet our own height above ground. As we became more adept we used longer stilts, usually about ten feet high. On those we strutted about the courtyards, peering into windows and generally making a nuisance of ourselves. No balancing pole was used; when we desired to stay in one place we rocked from foot to foot as if we were marking time. That enabled us to maintain our balance and position. There was no risk of falling off if one was reasonably alert. We fought battles on stilts. Two teams of us, usually ten a side, would line up about thirty yards apart, and then on a given signal we would charge each other, uttering wild whoops calculated to frighten off the sky demons. As I have said, I was in a class of boys much older and bigger than myself. This gave me an advantage when it came to stilt fights. The others lumbered along heavily, and I could nip in among them and pull a stilt here and push one there and so send the riders toppling. On horseback I was not so good, but when I had to stand or fall on my own resources, I could make my way.
Lũ con trai chúng tôi còn một cách sử dụng những chiếc cà khêu nữa, đó là khi chúng tôi vượt qua những con suối. Chúng tôi có thể lội một cách cẩn thận ngang qua con suối, đỡ được một quãng đường vòng dài để đến được chỗ cạn gần nhất. Tôi nhớ một lần tôi đang thong thả đi trên cà khêu cao cỡ sáu lần cẳng chân. Trên đường đi phải qua một con suối và tôi muốn vượt qua. Nước sâu ngay từ dải đất dọc theo hai bên bờ, không có chỗ nào nông cả. Tôi ngồi trên bờ và thò chân cà khêu xuống suối. Nước ngập đến đầu gối và khi lội ra đến giữa dòng thì nước dâng tới gần thắt lưng tôi. Lúc ấy tôi nghe thấy tiếng bước chân chạy tới. Một người đàn ông đang hối hả trên đường và nhìn thoáng qua cậu bé đang đi ngang qua dòng nước. Nhìn bên ngoài thấy đường như dòng suối chỉ sâu đến thắt lưng tôi, ông ta nghĩ: “À, đây là chỗ cạn.” Một tiếng ùm xuống nước bất thình lình, và người đàn ông chìm nghỉm. Sau đó là tiếng nước xáo động mạnh, và đầu ông thò lên trên mặt nước, tay với được vào bờ và tự mình trèo lên. Lời lẽ của ông ta thật khủng khiếp, và sự đe dọa về những gì mà ông ta sẽ làm với tôi làm cho máu tôi gần như đông lại. Tôi vội vã đi sang bờ bên kia và rồi cũng tới nơi, tôi nghĩ là mình chưa bao giờ đi trên cà khêu nhanh đến như vậy trước đây.
Another use for stilts, for us boys, was when we crossed streams. We could wade carefully across and save a long detour to the nearest ford. I remember once I was ambling along on six-foot stilts. A stream was in the way and I wanted to cross. The water was deep right from the banks, there was no shallow part at all. I sat on the bank and lowered my stilted legs in. The water came to my knees, as I walked out in midstream it rose to nearly my waist. Just then I heard running footsteps. A man hurried along the path and gave the merest glance at the small boy crossing the water. Apparently, seeing that the stream did not reach my waist, he thought: “Ah! Here is a shallow spot.” There was a sudden splash, and the man disappeared completely. Then there was a flurry of water, and the man’s head came above the surface, his clutching hands reached the bank, and he hauled himself to the land. His language was truly horrible, and the threats of what he was going to do to me almost curdled my blood. I hurried off to the far bank and when I, too, reached shore, I think that never before had I traveled so fast on stilts.
Một mối nguy hiểm của cà khêu là gió mà dường như luôn sẵn có ở Tây Tạng. Chúng tôi có thể đang chơi cà khêu trong sân, và trong sự phấn khích của trò chơi chúng tôi sẽ quên gió và sải bước ra ngoài bức tường che chở. Một cơn gió mạnh sẽ thổi phồng áo choàng của chúng tôi và chúng tôi sẽ bị đổ nhào, một mớ lộn xộn những tay, chân và cà khêu. Nhưng cũng rất ít khi có thương vong. Luyện tập võ thuật dạy cho chúng tôi cách ngã mà không bị thương. Thường thì chúng tôi sẽ có vết bầm tím và xây xước đầu gối, nhưng chúng tôi bỏ qua những tiểu tiết. Tất nhiên có một số người nhát gan, những cậu bé vụng về không bao giờ học được cách ngã nên vài lần bị gãy chân hoặc tay.
One danger of stilts was the wind which always seems to be blowing in Tibet. We would be playing in a courtyard, on stilts, and in the excitement of the game we would forget the wind and stride out beyond the sheltering wall. A gust of wind would billow out our robes and over we would go, a tangle of arms, legs and stilts. There were very few casualties. Our studies in judo taught us how to fall without harming ourselves. Often we would have bruises and scraped knees, but we ignored those trifles. Of course there were some who could almost trip over their shadow, some clumsy boys never learn breakfalls and they at times sustained a broken leg or arm.
Có một cậu bé có thể đi bằng cà khêu và nhào lộn. Cậu ta dường như gắn chặt trên đầu cà khêu, cầm lấy chân mình từ chỗ để chân trên cà khêu, xoay quanh mình thành một vòng tròn. Cậu ta có thể làm điều đó không biết bao nhiêu lần, hầu như không bao giờ bị hụt bước, hoặc phá vỡ sự nhịp nhàng của bước đi. Tôi có thể nhảy trên cà khêu, nhưng lần đầu bắt chước tôi đã ngã một cách nặng nề, đôi chân trượt ngay lập tức và phải xuống vội vàng. Sau đó tôi luôn phải chắc chắn là chân đã được buộc chặt vào cà khêu.
There was one boy who would walk along on his stilts and then turn a somersault between the shafts. He seemed to hold on the end of the stilts, take his feet from the steps, and twist himself round in a complete circle. Up his feet would go, straight over his head, and down to find the steps every time. He did it time after time, almost never missing a step, or breaking the rhythm of his walk. I could jump on stilts, but the first time I did so I landed heavily, the two steps sheared right off and I made a hasty descent. After that I made sure that the stilt steps were well fastened.
Khi tôi gần lên tám tuổi, Đại đức Mingyar, sư phụ tôi, cho tôi biết rằng, theo sự giải đoán của các nhà chiêm tinh thì sau ngày sinh nhật của tôi sẽ là ngày thuận lợi để tôi bắt đầu luyện thần nhãn. Tôi không lo ngại gì, vì tôi biết rằng sư phụ tôi sẽ có mặt tại đó và tôi hoàn toàn đặt tin tưởng nơi người.
Như sư phụ đã nhắc nhở nhiều lần cho tôi biết, khi tôi mở được thần nhãn, tôi sẽ có thể nhìn rõ chân tướng của mọi người, mọi vật. Theo giáo lý huyền vi, thể xác con người chỉ là một lớp vỏ bên ngoài do chân ngã điều khiển, kể cả mọi tác động trong giấc ngủ và sau khi chết. Con người sinh ra trong một thể xác yếu đuối bất toàn để học hỏi kinh nghiệm và tiến bộ ở cõi trần. Khi ngủ, con người trở về một cảnh giới khác, thần thức thoát ra ngoài thể xác vật chất và phảng phất trong cảnh giới vô hình, nhưng vẫn còn giữ mối liên hệ với thể xác bằng một “sợi chỉ bạc”. Mối liên hệ này chỉ dứt hẳn vào một giai đoạn sau khi chết.
Những giấc mộng là kinh nghiệm sống trong cảnh giới của thần thức. Khi thần thức trở về với thể xác, sự giật mình thức giấc làm biến dạng méo mó những ký ức của giấc mộng, trừ phi người ta đã trải qua một sự tu luyện đặc biệt. Vì thế, “giấc mộng” có thể trở nên dị kỳ đối với người thức giấc.
Vấn đề này sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở một chương sau khi tôi tường thuật lại những kinh nghiệm cá nhân của tôi trên địa hạt này. Có một loại hào quang bao bọc quanh thể xác mà bất cứ ai cũng có thể tập luyện để nhìn thấy dưới một vài điều kiện, và đó là phản ảnh của nguồn sinh lực bên trong con người.
Just before my eighth birthday, the Lama Mingyar Dondup told me that the astrologers had predicted that the day following my birthday would be a good time to “open the Third Eye”. This did not upset me at all, I knew that he would be there, and I had complete trust in him. As he had so often told me, with the Third Eye open, I should be able to see people as they were. To us the body was a mere shell activated by the greater self, the Overself that takes over when one is asleep, or leaves this life. We believe that Man is placed in the infirm physical body so that he can learn lessons and progress. During sleep Man returns to a different plane of existence. He lays down to rest, and the spirit disengages itself from the physical body and floats off when sleep comes. The spirit is kept in contact with the physical body by a “silver cord” which is there until the moment of death. The dreams which one has are experiences undergone in the spirit plane of sleep. When the spirit returns to the body, the shock of awaking distorts the dream memory, unless one has had special training, and so the “dream” may appear wildly improbable to one in the waking state. But this will be mentioned rather more fully later when I state my own experiences in this connection.
Chúng tôi tin rằng nguồn lực này là điện, giống như sét. Bây giờ, ở phương Tây, các nhà khoa học có thể đo và ghi lại các “sóng điện não”. Những ai giễu cợt về điều này nên nhớ về vầng hào quang của mặt trời. Những ánh hào quang phát ra từ mặt trời chiếu xuống trái đất cách hàng triệu kilomet. Người bình thường không thể nhìn thấy vầng hào quang này, nhưng trong thời gian nhật thực toàn phần bất kỳ ai quan tâm cũng có thể nhìn thấy. Tin hay không chẳng có ý nghĩa gì cả. Sự hoải nghi không làm tắt được hào quang của mặt trời. Nó luôn ở đó. Hào quang của con người cũng vậy.
Chính cái hào quang đó, cùng với nhiều điều khác nữa, là những sự thật vô hình huyền bí mà việc luyện thần nhãn sẽ giúp tôi nhìn thấy rõ.
The aura which surrounds the body, and which anyone can be taught to see under suitable conditions, is merely a reflection of the Life Force burning within. We believe that this force is electric, the same as Lightning. Now, in the West, scientists can measure and record the “electric brain waves”. People who scoff at such things should remember this and remember, too, the corona of the sun. Here flames protrude millions of miles from the sun’s disc. The average person cannot see this corona, but in times of total eclipse it is visible to anyone who cares to look. It really does not matter whether people believe it or not. Disbelief will not extinguish the sun’s corona. It is still there. So is the human aura. It was this aura, among other things, which I was going to be able to see when the Third Eye was opened.
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Biên tập: VMC