Một buổi sáng thứ Hai, Đại đức Mingyar cho tôi biết rằng cuộc viếng thăm điện Potala của chúng tôi đã được định vào cuối tuần. Người nói: ‘Chúng ta phải tập dượt cho quen với các nghi lễ. Buổi trình diện của con phải diễn ra một cách thật hoàn mỹ.’
Gần lớp học của chúng tôi có một ngôi đền nhỏ bỏ hoang, trong đó có một pho tượng của đức Đạt-lai Lạt-ma, kích thước lớn bằng người thật. Sư phụ tôi nói: ‘Lobsang, con hãy nhìn ta đây. Ta sẽ chỉ dẫn cho con những gì cần phải làm. Con bước vào, hai mắt nhìn xuống đất, như thế này. Con đi tới chỗ này và quì xuống trước mặt đứcĐạt-lai Lạt-ma khi còn cách xa Ngài độ chừng một thước rưỡi. Con hãy thè lưỡi ra để chào Ngài và cúi đầu xuống, một lần, hai lần và ba lần. Vẫn quì gối và cúi đầu, con đặt chiếc khăn quàng lên hai bàn chân Ngài, như thế này. Kế đó con đứng lên, nhưng vẫn cúi đầu để cho Ngài có thể đặt một khăn quàng của Ngài lên cổ của con. Con đếm từ một cho đến mười, để khỏi phạm lỗi vội vàng hấp tấp, rồi con ngẩng mặt lên và đi lùi lại cho đến chiếc nệm đầu tiên còn bỏ trống chưa ai ngồi.’
Tôi theo dõi sự chỉ dẫn của sư phụ. Người tỏ ra rất thông thạo vì đã quen thuộc nghi lễ ấy từ lâu. Người lại nói: ‘Bây giờ, ta cho con một lời khuyên. Trước khi đi lùi lại phía sau, với một cái liếc nhìn mau lẹ và kín đáo, con hãy tìm ra vị trí của chiếc nệm gần nhất. Không nên để vướng chân vào đó rồi phải nhảy nhổm lên để khỏi té! Người ta dễ bị vấp ngã trong lúc hồi hộp kích động như thế. Bây giờ đến phiên con dượt lại… Con hãy làm lại cho đúng.’
Tôi bước ra ngoài và sư phụ tôi vỗ tay ba cái để ra hiệu cho tôi bắt đầu. Tôi hăm hở xông tới, nhưng sư phụ liền ngăn tôi lại. ‘Lobsang! Đây không phải là một cuộc chạy đua! Hãy đi tới một cách chậm rãi ung dung hơn. Con hãy điều chỉnh bước đi bằng cách niệm câu thần chú Om Mani Padme Hum. Như vậy, con sẽ bước vào một cách khoan thai như một vị tăng, thay vì sãi bước như một con ngựa đua vùng đồng bằng Tsang Po!’
Tôi lại bước ra lần nữa, để bắt đầu đi vào một cách “khoan thai” hơn! Đến trước pho tượng, tôi quì xuống, tiếp tục tiến tới trên hai đầu gối, và thè lưỡi ra chào theo kiểu Tây Tạng. Ba lần vái chào của tôi chắc hẳn là hoàn toàn gương mẫu để có thể tự hào! Nhưng rủi thay, tôi lại quên cái khăn quàng cổ! Thành thử tôi phải bước ra ngoài lần thứ ba để tái diễn nghi thức này lại từ đầu.
Lần này, tôi làm đúng phép và đặt cái khăn quàng lên hai bàn chân của pho tượng. Sau đó, tôi đi thụt lùi đến một chiếc nệm không khó khăn lắm, và ngồi xuống nệm theo tư thế hoa sen.
One Monday morning the Lama Mingyar Dondup told me that the date for our visit to the Potala had been fixed. It was to be at the end of the week. “We must rehearse, Lobsang, we must make ourselves quite perfect in our approach.” I was going to be presented to the Dalai Lama, and my “approach” had to be exactly right. In a little disused temple near our schoolroom there was a life-sized statue of the Dalai Lama. We went there and pretended that we were in audience at the Potala. “You see how I do it first, Lobsang. Enter the room like this, with your eyes down. Walk to here, about five feet from the Dalai Lama. Put out your tongue in salute and sink to your knees. Now watch carefully; put your arms like this and bow forward. Once, once more, and then a third time. Kneel, with your head bowed, then place the silk scarf across His feet, like this. Regain your position, with head bowed, so that He can put a scarf across your neck. Count ten to yourself, so as not to show undue haste, then rise and walk backwards to the nearest unoccupied cushion.” I had followed all that as the Lama demonstrated it with the ease of long practice. He continued: “Just a warning here, before you start to walk backwards, take a quick, unobtrusive glance at the position of the nearest cushion. We don’t want you to catch the cushion with your heels and have to practice a breakfall to save the back of your head. It is quite easy to trip in the excitement of the moment. Now you show me that you can do as well as I.” I went out of the room, and the Lama clapped his hands as a signal for me to enter. In I hurried, only to be stopped with: “Lobsang! Lobsang! Are you in for a race? Now do it more slowly; time your steps by saying to yourself, Om-mani-pad-me-Hum! Then you will come in as a dignified young priest instead of a galloping racehorse on the Tsang-po plain.” Out I went once more, and this time I entered most sedately and made my way to the statue. On my knees I went, with my tongue protruding in Tibetan salute. My three bows must have been models of perfection; I was proud of them. But, goodness me! I’d forgotten the scarf! So out I went once more to start all over again. This time I did it correctly, and placed the ceremonial scarf at the foot of the statue: I walked backwards, and managed to sit in the lotus fashion without tripping.
– Giờ đến bước tiếp theo. Con sẽ được mời trà khi con đã yên vị. Hãy lấy tay áo bên trái che cái chén gỗ. Giữ cái chén như thế này, cách tay áo và cẳng tay ra. Nếu con làm khéo thì sẽ giữ yên cái chén được một chỗ. Nào giờ hãy thực hành nhấc cái chén lên trong cánh tay áo và nhớ chiếc khăn quàng.
Mỗi buổi sáng, liên tiếp trong một tuần, chúng tôi đều tập dượt cho đến khi tôi có thể làm mọi thao tác một cách thuần thục.
Lúc đầu chiếc cốc rơi ra ngoài và lăn lóc cóc trên sàn nhà khi tôi cúi chào, nhưng tôi nhanh chóng làm chủ nó một cách khéo léo.
Ngày thứ sáu, tôi phải biểu diễn lần chót trước mặt vị Sư trưởng. Ngài xem xong bèn nói: “Cuộc trình diện của con thật toàn hảo, đó là một vinh dự lớn cho sư phụ con, đạo huynh Mingyar của ta!”
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường đến điện Potala. Tu viện của chúng tôi trực thuộc điện Potala về mặt quản trị hành chính, tuy rằng vị trí của nó biệt lập với các dinh thự chính của điện này. Tu viện cũng là một trường dạy Y khoa và vị Sư trưởng của tu viện cũng là y sĩ riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma. Với chức vụ này, người rất bận rộn vì vấn đề quan trọng không chỉ là chữa bệnh cho vị Quốc vương, mà còn phải giữ gìn cho Ngài được luôn luôn khỏe mạnh. Bởi vậy, vị Sư trưởng phải chịu trách nhiệm về mọi sự đau yếu dầu chỉ là nhỏ nhặt của đức Quốc vương.
Tuy vậy, người không phải muốn khám sức khỏe của Quốc vương lúc nào tùy ý. Người phải đợi đến khi đức Đạt-lai Lạt-ma thật sự nhuốm bệnh mới được gọi vào!
“Now we come to the next stage. You will have to conceal your wooden drinking-cup in your left sleeve. You will be given tea when you are seated. The cup is held like this, wedged against the sleeve and forearm. If you are reasonably careful it will stay in place. Let us practice with the cup up the sleeve, and remembering the scarf.” Every morning of that week we rehearsed so that I could do it automatically. At first the cup would fall out and clatter across the floor when I bowed, but I soon mastered the knack of it. On the Friday I had to go before the Lord Abbot and show him that I was proficient. He said that my performance was “a worthy tribute to the training of our Brother Mingyar Dondup”.
The next morning, Saturday, we walked down our hill to go across to the Potala. Our Lamasery was a part of the Potala organization although it was on a separate hill close to the main buildings. Ours was known as the Temple of Medicine, and the Medical School. Our Lord Abbot was the sole physician to the Dalai Lama, a position not altogether to be envied, because his job was not to cure an illness but to keep the patient well. Any aches or disorders were thus considered to be due to some failure on the part of the physician. Yet the Lord Abbot could not go and examine the Dalai Lama whenever he wished, but had to wait until he was sent for, when the patient was ill!
Nhưng sáng hôm ấy tôi không nghĩ đến những nỗi lo âu của vị Sư trưởng. Những mối lo âu của tôi cũng đã quá đủ! Dưới chân đồi, chúng tôi hướng về điện Potala, giữa một đám đông gồm những du khách và người mộ đạo đi hành hương. Những người này đến từ khắp nơi trong xứ Tây Tạng để chiêm ngưỡng cung điện của đức Phật Sống, một danh hiệu thường dùng để gọi đức Đạt-lai Lạt-ma. Dẫu cho họ chỉ thấy được Ngài trong một cái nhìn thoáng qua, họ cũng hài lòng mà trở về với niềm tin tưởng rằng công lao khó nhọc của chuyến hành hương xa xôi này đã được đền bù xứng đáng gấp trăm lần!
Nhiều người hành hương đã đi bộ trên đường trường suốt nhiều tháng để đến yết kiến đức Phật Sống. Trong đám đông có cả những nông dân, những nhà vương gia quý tộc, những dân du mục, lái buôn và những người bệnh nan y, hy vọng tìm thấy phép mầu ở thủ đô Lhasa giúp họ khỏi bệnh.
Họ đi chật ních đường sá, vì tất cả đều đi vòng quanh điện Potala, một quãng đường vòng dài đến chín cây số. Có người bò mọp dưới đất, những người khác nằm dài sóng sượt, rồi lại đứng lên, để rồi lại nằm mọp sát đất lần nữa, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi giáp vòng tòa cung điện của đức Phật Sống. Những người bệnh tật bước đi khập khiễng trên những cây nạng gỗ hoặc nhờ bạn bè thân thuộc nâng đỡ.
Khắp nơi người ta thấy những người bán dạo rao hàng giải khát gồm có trà pha bơ và những thức ăn đủ loại. Người ta cũng có thể mua những đạo bùa, những món linh phù đã được chú nguyện bởi một đấng hóa thân. Những nhà tướng số đạo mạo ngồi bên đường xem số mệnh cho những người hành hương mê tín. Những người viết thuê bán những mẫu giấy chứng nhận rằng thân chủ họ đã đến viếng thủ đô Lhasa và tất cả những nơi thánh địa…
But on this Saturday I was not thinking of the worries of the physician, I had enough of my own. At the foot of our hill we turned towards the Potala and made our way through the crowds of avid sightseers and pilgrims. These people had come from all parts of Tibet to see the home of the Inmost One, as we call the Dalai Lama: If they could catch a glimpse of him they would go away feeling more than repaid for the long journeys and hardships. Some of the pilgrims had traveled for months on foot to make this one visit to the Holy of Holies. Here there were farmers, nobles from distant provinces, herdsmen, traders, and the sick who hoped to obtain a cure in Lhasa. All thronged the road and made the six-mile circuit around the foot of the Potala. Some went on hands and knees, others stretched their length on the ground, arose, and stretched again. Yet others, the sick and infirm, hobbled along supported by friends, or with the aid of two sticks. Everywhere there were the vendors. Some were selling hot buttered tea heated over a swinging brazier. Others were selling foods of various kinds. There were charms for sale and amulets “blessed by a Holy Incarnation”. Old men were there selling printed horoscopes to the gullible. Farther down the road a group of cheerful men were trying to sell hand prayer-wheels as a souvenir of the Potala. Scribes were there, too: for a certain sum they would write a note certifying that the person paying them had visited Lhasa and all the holy places there.
Chúng tôi đi xuyên qua đám rừng người mà không dừng bước vì đầu óc chúng tôi chỉ nghĩ đến cuộc yết kiến đức Phật Sống. Tư thất của đức Đạt-lai Lạt-ma tọa lạc trên nóc điệnPotala, vì theo phong tục bản xứ, không ai có quyền ở một chỗ cao hơn Ngài. Một cầu thang vĩ đại xây bằng đá, bề rộng gần bằng một con đường lớn, đưa đến tư dinh của Ngài. Nhiều vị chức sắc hay quan chức lớn của Chính phủ cưỡi ngựa lên cầu thang này để khỏi phải đi bộ nhọc mệt. Chúng tôi gặp nhiều vị cưỡi ngựa như thế trên con đường đi lên nóc điện.
Đang leo lên cầu thang, Sư phụ dừng lại và chỉ tay:
– Kia là nhà con trước đây, Lobsang, những người gia nô đang làm việc trên sân.
Tôi nhìn theo, và có lẽ tốt hơn cả là không nói đến cảm giác của tôi lúc ấy. Mẹ tôi đang đi ra cùng với đoàn tùy tùng của người. Ông Tzu cũng đang ở đó. Không, tôi sẽ giữ những ý nghĩ của mình cho riêng mình mà thôi.
Điện Potala là một tòa cung điện độc lập xây trên một ngọn đồi. Đó là cơ quan đầu não giải quyết tất cả mọi công việc chính trị và tôn giáo của xứ Tây Tạng. Đó là trung tâm của quốc gia, mục tiêu của mọi tư tưởng, nguồn gốc của mọi hy vọng.
Bên trong vòng thành của cung điện, trong những tòa nhà của Ngân khố Quốc gia có dự trữ những khối vàng ròng, vô số những bao đựng ngọc ngà châu báu và những báu vật quý giá từ những thời đại cổ xưa nhất. Những tòa lâu đài dinh thự đã được xây cất đến nay không quá ba thế kỷ rưỡi, nhưng được dựng trên nền móng của một tòa cung điện cũ. Ngày xưa, có một pháo đài kiên cố ngự trị trên đỉnh núi. Ngọn núi này xưa kia vốn là một núi lửa, có chứa đựng trong lòng nó một hang động khổng lồ với những đường hầm tỏa ra tứ phía. Một trong những đường hầm này đưa đến một cái hồ ngầm dưới mặt đất. Chỉ có một số rất ít những người được ưu đãi mới đi đến đó, hoặc được biết về cái hồ này.
We had no time for any of these, our objective was the Potala. The private residence of the Dalai Lama was at the very top of the building, for no one may live higher. An immense stone staircase goes all the way up to the top, running outside the buildings. It is more like a street of stairs than a mere staircase. Many of the higher officials ride their horses up to save them from walking, We met many such during our ascent. At one point, high up, the Lama Mingyar Dondup stopped and pointed: “There is your former home, Lobsang, the servants are very active in the courtyard.” I looked, and perhaps it would be better to leave unsaid what I felt. Mother was just riding out with her retinue of servants. Tzu was there as well. No, my thoughts at that time must remain mine.
The Potala is a self-contained township on a small mountain. Here are conducted all the ecclesiastical and secular affairs of Tibet. This building, or group of buildings, is the living heart of the country, the focus of all thoughts, of all hopes. Within these walls are treasure-houses containing blocks of gold, sacks and sacks of gems, and curiosities from the earliest ages. The present buildings are only about three hundred and fifty years old, but they are built on the foundations of a former palace. Long before that there was an armored fort on the top of the mountain. Deep down inside the mountain, for it is of volcanic origin, there is a huge cave, with passages radiating from it, and at the end of one a lake. Only a few, the very privileged few, have been here, or even know about it.
Chúng tôi trèo lên cầu thang của điện Potala vào một buổi sáng đẹp trời. Sau cùng chúng tôi đã lên tới tột đỉnh cầu thang. Khi vừa thấy sư phụ tôi, những nhà sư bảo vệ thân hình cao lớn lực lưỡng, có phận sự canh gác bên ngoài, bèn mở cánh cửa lớn thếp vàng. Chúng tôi tiếp tục bước lên đến một điểm cao tột trên nóc điện, tại đây có lăng tẩm của những vị Đạt-lai Lạt-ma của quá khứ, tức tiền thân của đức Đạt-lai Lạt-ma hiện tại, và tư thất của Ngài.
Một bức màn lớn màu nâu dệt bằng lông bò yak che khuất lối vào. Khi bức màn vén lên, chúng tôi bước vào một gian phòng lớn, có những con rồng lớn bằng sứ màu xanh chầu ở phía ngoài cửa. Những màn che trướng rũ đẹp lộng lẫy, trên đó có thêu tranh vẽ các cảnh tượng tôn giáo và những cảnh trong truyện thần thoại cổ xưa, bao phủ các vách tường.
Trên những bàn thấp có bày những bảo vật và đồ cổ rất quý giá, những pho tượng các vị thần và nữ thần trong thần thoại Tây Tạng cùng những đồ trang trí khác…
Trên một cái kệ, gần một hành lang hẹp có màn che khuất, có đặt quyển sách ghi danh hiệu các nhà thế gia vọng tộc trong xứ. Tôi có ý nghĩ muốn được phép mở ra và nhìn thấy danh sách của gia đình tôi để tăng thêm lòng tự tin!
Ngày hôm ấy, ở một chốn cung điện thâm nghiêm như vậy, tôi cảm thấy mình vô cùng nhỏ bé và vô nghĩa. Mới lên tám tuổi, tôi đã không còn nuôi những ảo tưởng, và tôi tự hỏi không biết những lý do nào đã khiến cho vị nguyên thủ quốc gia gọi tôi vào gặp Ngài. Tôi biết rằng một cuộc hội kiến như vậy có ý nghĩa đặc biệt, và theo ý tôi, nó sẽ mở màn cho một loạt những công phu học hỏi, làm việc và thử thách.
But outside, in the morning sunlight, we were making our way up the steps. Everywhere we heard the clacking of prayer-wheels—the only form of wheel in Tibet because of the old prediction which says that when wheels come into the country, peace will go out. Eventually we reached the top where the giant guards swung open the gold gate as they saw the Lama Mingyar Dondup, whom they knew well. We went on until we reached the very top of the roof where were the tombs of former Incarnations of the Dalai Lama, and his present private residence. A large curtain of yaks’ wool, coloured maroon, covered the entrance. It was pulled aside at our approach and we entered a large hall which was guarded by green porcelain dragons. Many rich tapestries hung from the walls, depicting religious scenes and ancient legends. On low tables there were articles to delight a collector’s heart, statuettes of various gods and goddesses of mythology, and cloisonné ornaments. By a curtain doorway, on a shelf, rested the Book of Nobles, and I wished that I could open it and see our name inside, to reassure me, for on this day, in this place, I felt very small and insignificant. At eight years of age I had no illusions left, and I wondered why the Highest in the Land wanted to see me. I knew that it was highly unusual and it was my opinion that there was more hard work behind it all, hard work or hardship.
Một vị Lạt-ma mặc áo đỏ, có manh lụa yểm tâm vàng phủ lên vai và trước ngực, bước đến đàm đạo với Đại đức Mingyar. Sư phụ tôi có vẻ rất quen thuộc với mọi người trong điện Potala, cũng như ở bất cứ nơi nào mà tôi cùng đi viếng chung với người. Tôi nghe vị Lạt-ma ấy nói:
– Đức Thái Tuế rất thích thú và muốn nói chuyện riêng với y.
Sư phụ tôi quay lại phía tôi và nói:
– Đây là lúc con vào trình diện. Ta sẽ chỉ cửa cho con bước vào. Con hãy làm đúng những gì con đã tập dượt suốt tuần lễ vừa rồi.
Sư phụ khoác tay lên vai tôi rồi dắt tôi đến một cánh cửa và nói nhỏ bên tai tôi:
– Con đừng e ngại gì cả… Bây giờ, con hãy vào đi.
Sau khi vỗ vai tôi một cái để khích lệ tinh thần, sư phụ đứng nhìn tôi.
A lama robed in cherry-red, with a gold stole around his neck was talking with the Lama Mingyar Dondup. The latter seemed to be very well known indeed here, and everywhere I had been with him. I heard: “His Holiness is interested, and wants a private talk with him, alone.” My Guide turned to me and said: “It is time for you to go in, Lobsang. I will show you the door, then enter alone and pretend that it is just practice again, as we have been doing all this week.” He put an arm round my shoulders and led me to a door, whispering, “There is no need at all for you to worry—in you go.” With a little push at my back to urge me in he stood and watched.
Tôi bước vào, ở cuối gian phòng rộng mênh mông, đức Đạt-lai Lạt-ma thứ mười ba, tức vị Phật Sống Tây Tạng, đang ngự tại đó. Ngồi trên một chiếc nệm bằng lụa màu vàng nghệ, Ngài mặc đồ trang phục thông thường của các vị Lạt-ma. Ngoài ra là một cái mũ lớn màu vàng, có hai cánh thòng xuống tận vai. Ngài vừa đặt một quyển sách xuống bàn bên cạnh chỗ ngồi.
Đầu cúi xuống, tôi từ từ tiến tới. Khi chỉ còn cách Ngài độ hai thước, tôi quì xuống, thè lưỡi ra vái chào Ngài ba lần, và tiến tới trên hai đầu gối, tôi đặt trên hai bàn chân ngài cái khăn quàng bằng lụa mà Đại đức Mingyar đã đưa cho tôi. Để đáp lễ, đức Phật Sống nghiêng về phía tôi và đặt một khăn quàng mới của ngài trên hai cườm tay tôi, chứ không đặt trên cổ tôi theo nghi lễ cổ truyền.
Khi đó, tôi cảm thấy trong lòng rối loạn, với ý nghĩ là tôi phải đi thụt lùi đến chiếc nệm gần nhất, vì tôi nhận thấy những chiếc nệm đều đặt ở cách rất xa chỗ tôi đứng. Đức Đạt-lai Lạt-ma liền nói: ‘Những chiếc nệm đó đều quá xa để cho con phải đi thụt lùi. Con hãy quay lại nửa vòng và lấy một chiếc đem lại gần đây để chúng ta có thể nói chuyện với nhau.’ Tôi tuân lệnh làm y theo và trở lại trước mặt ngài với một chiếc nệm. Ngài nói: ‘Con hãy đặt chiếc nệm trước mặt ta và ngồi xuống.’
Khi tôi đã an tọa, Ngài mới nói: ‘Ta đã nghe nói nhiều điều lạ lùng về phần con. Con bẩm sinh sẵn có năng khiếu thần nhãn tự nhiên, và năng khiếu ấy đã được phát triển do một phép luyện bí mật. Ta có một hồ sơ về tiền kiếp của con, cùng với những lời tiên tri của các chiêm tinh gia. Cuộc đời của con sẽ khổ nhọc lúc đầu, nhưng nó sẽ được thành công mỹ mãn. Con sẽ đi châu du khắp nơi trên thế giới, biết được nhiều xứ lạ mà con chưa hề nghe nói đến bao giờ. Con sẽ chứng kiến bao nhiêu cảnh chết chóc, tàn phá và một sự bạo tàn khủng kiếp vượt ngoài sức tưởng tượng. Con đường của con sẽ rất dài và gian khổ, nhưng nó sẽ thành tựu tốt đẹp như đã tiên liệu từ trước.’
Tại sao ngài nói với tôi những điều này, những điều mà tôi đã thuộc lòng từ lâu, không sót một chữ, kể từ năm tôi lên bảy? Tôi cũng biết rằng sau khi mãn khóa học Y khoa và giải phẫu ở Tây Tạng, tôi sẽ đi tu nghiệp các môn trên ở Trung Hoa…
Nhưng đức Phật Sống vẫn tiếp tục nói chuyện. Ngài căn dặn tôi nên giữ gìn, không nên biểu lộ quyền năng hay nói về các vấn đề bản thể hoặc thần thức khi sống ở các nước Tây phương. Ngài nói: ‘Ta đã từng đi qua Ấn Độ và Trung Hoa. Ở những nơi ấy, người ta có thể bàn luận về những chân lý siêu hình. Nhưng ta đã gặp nhiều người đến từ các nước Tây phương. Họ không có sự nhận định về các giá trị tâm linh như chúng ta, họ chỉ biết có thương mãi với bạc vàng. Các nhà bác học của họ thường nói: “Các người hãy chỉ cho chúng tôi thấy sự có thật của linh hồn. Hãy đưa nó ra cho chúng tôi xem, để chúng tôi có thể sờ mó, cân lường và nhìn thấy phản ứng của nó đối với chất a-xít. Hãy chỉ cho chúng tôi thấy cơ cấu tế bào của nó, cùng những phản ứng hóa học của nó. Chúng tôi cần một bằng chứng, một bằng chứng cụ thể…” Họ sẽ nói với con như vậy, mà không biết rằng với cái thái độ tiêu cực và nghi ngờ đó, họ đã hủy hoại mọi dịp may để có được cái bằng chứng mà họ đòi hỏi… Nhưng mà này, chúng ta cần uống trà đã chứ.’
I entered the door, and there, at the far end of a long room, was the Inmost One, the Thirteenth Dalai Lama. He was sitting on a silken cushion of saffron colour. His dress was that of an ordinary lama, but on his head he wore a tall yellow hat which had flaps reaching to his shoulders. He was just putting down a book. Bowing my head I walked across the floor until I was about five feet away, then I sank to my knees and bowed three times. The Lama Mingyar Dondup had passed me the silk scarf just before I entered, now I placed it at the feet of the Inmost One. He bent forward and put his across my wrists instead of, as was usual, around the neck. I felt dismayed now, I had to walk backwards to the nearest cushion, and I had observed that they were all quite a distance away, near the walls. The Dalai Lama spoke for the first time: “Those cushions are too far away for you to walk backwards, turn around and bring one here so that we can talk together.” I did so, and returned with a cushion. He said, “Put it here, in front of me, and sit down.” When I was seated, he said, “Now, young man, I have heard some remarkable things about you. You are clairvoyant in your own right, and you have had the power further increased by the Opening of the Third Eye. I have the records of your last incarnation. I have also the astrologers’ predictions. You will have a hard time at the start, but will attain success in the end. You will go to many foreign countries the world over, countries of which you have not yet heard. You will see death and destruction and cruelty such as you cannot imagine. The way will be long and hard, but success will come as predicted.” I did not know why he was telling me all this, I knew it all, every word of it, and had done since I was seven years of age. I knew well that I would learn medicine and surgery in Tibet and then go to China and learn the same subjects all over again. But the Inmost One was still speaking, warning me not to give proof of any unusual powers, not to talk of the ego, or soul, when I was in the western world. “I have been to India and China,” he said, “and in those countries one can discuss the Greater Realities, but I have met many from the West. Their values are not as ours, they worship commerce and gold. Their scientists say: ‘Show us the soul. Produce it, let us grasp it, weigh it, test it with acids. Tell us its molecular structure, its chemical reactions. Proof, proof, we must have proof,’ they will tell you, uncaring that their negative attitude of suspicion kills any chance of their obtaining that proof. But we must have tea.”
Ngài gõ nhẹ một cái vào cái cồng nhỏ bằng đồng, và ra lệnh cho một vị Lạt-ma, người này liền trở lại ngay khi đó với trà bơ và bánh kẹo nhập từ Ấn Độ.
Trong khi chúng tôi dùng trà bánh, đức Phật Sống nói chuyện với tôi về xứ Ấn Độ và Trung Hoa. Ngài cũng nói rằng Ngài muốn tôi phải học tập ráo riết và ngài sẽ chọn những vị đạo sư đặc biệt để huấn luyện cho tôi. Không thể kiềm chế được sự bồng bột của tuổi trẻ, tôi nói luôn: ‘Bạch Thái Tuế, chắc không có ai giỏi hơn Đại đức Mingyar, sư phụ của con!’
Đức Đạt-lai Lạt-ma nhìn tôi một lúc, rồi phát tiếng cười lớn. Có lẽ chưa ai từng nói với Ngài bằng một giọng như thế, đừng nói chi đến một đứa trẻ mới lên tám tuổi. Sự thẳng thắn của tôi dường như làm cho Ngài thích thú, Ngài nói: ‘Như vậy, theo ý con, Đại đức Mingyar là người giỏi nhất trên đời này? Con hãy nói cho ta biết con nghĩ thế nào về Đại đức, hả, con gà tre non cứng cựa!’
– Vạn bạch Thái Tuế, Ngài đã nói rằng năng khiếu thần nhãn của con là một quyền năng ít có. Như vậy, con xin bẩm Ngài rằng Đại đức Mingyar là người tài ba lỗi lạc nhất mà con từng gặp!
Đức Đạt-lai Lạt-ma vừa cười lớn vừa gõ vào cái cồng đặt bên cạnh Ngài. Vị Lạt-ma hầu cận lúc nãy lại bước vào, Ngài nói: ‘Hãy mời Đại đức Mingyar vào.’
He lightly struck a gong, and gave an order to the lama who answered it. Shortly the latter returned bringing tea and special foods which had been imported from India. As we ate the Inmost One talked, telling me of India and China. He told me that he wanted me to study really hard, and that he would pick special teachers for me. I simply could not contain myself; I blurted out: “Oh, no one can know more than my Master, the Lama Mingyar Dondup!” The Dalai Lama looked at me, then put his head back and roared with laughter. Probably no other person had spoken to him like that, certainly no other eight-year-old boy had. He seemed to appreciate it. “So you think Mingyar Dondup is good, do you? Tell me what you really think of him, you young gamecock!” “Sir!” I replied, “you have told me that I have exceptional powers of clairvoyance. The Lama Mingyar Dondup is the best person I have ever seen.” The Dalai Lama laughed again and struck the gong at his side. “Ask Mingyar to come in,” he said to the lama who answered his summons.
Đại đức Mingyar bước vào và vái chào đức Phật Sống. Ngài phán: ‘Đạo hữu Mingyar, ông hãy lấy một chiếc nệm và lại ngồi đây. Người đệ tử trẻ của ông vừa nói chuyện với tôi về ông đấy. Tôi hoàn toàn tán đồng sự xét đoán của anh ta.’
Sư phụ ngồi xuống gần bên tôi. Đức Đạt-lai Lạt-ma lại nói: ‘Ông đã đảm trách việc huấn luyện cho Lobsang. Vậy ông hãy sắp đặt việc học của anh ta thế nào tùy ý. Ông sẽ hỏi tôi những văn thư ủy quyền mà ông cần dùng. Thỉnh thoảng, tôi sẽ gặp lại Lobsang sau này.’ Ngài quay về phía tôi và nói: ‘Con đã chọn lựa đúng đấy. Sư phụ con là một bạn cũ của ta lúc thiếu thời và là một bậc danh sư về khoa huyền vi.’
Sau khi đã trao đổi vài lời, chúng tôi đứng dậy vái chào từ biệt đức Đạt-lai Lạt-ma. Nhìn sắc diện của người, tôi đoán rằng trong thâm tâm sư phụ rất hài lòng về tôi và về cái ấn tượng mà tôi đã gây ra trong buổi yết kiến vị nguyên thủ quốc gia. Người nói:
– Chúng ta sẽ ở lại đây vài ngày và sẽ viếng thăm những nơi bí mật trong cung điện. Ở tầng dưới có những dãy hành lang và những gian phòng kín chưa từng có chân người bước vào từ hai thế kỷ nay. Ở đó, con sẽ học hỏi được nhiều điều về huyền sử của xứ Tây Tạng.
The Lama Mingyar Dondup entered, and made his bows to the Inmost One. “Bring a cushion and sit down, Mingyar,” said the Dalai Lama. “You have had your character told by this young man of yours; it is an assessment with which I entirely agree.” The Lama Mingyar Dondup sat down beside me, and the Dalai Lama continued, “You have accepted full responsibility for Lobsang Rampa’s training. Plan it as you will, and call upon me for any letters of authority. I will see him from time to time.” Turning to me, he said, “Young man, you have chosen well, your Guide is an old friend of my former days, and is a true Master of the Occult.” There were a few more words, and then we rose, bowed, and left the room. I could see that the Lama Mingyar Dondup was secretly very pleased with me, or with the impression I had made. “We will stay here a few days and explore some of the lesser-known parts of the buildings,” he said. “Some of the lower corridors and rooms have not been opened during the past two hundred years. You will learn much Tibetan history from these rooms.”
Một trong những vị Lạt-ma hầu cận đức Phật Sống đến gặp chúng tôi và cho biết rằng có hai phòng đã được dành sẵn cho thầy trò chúng tôi trên nóc điện Potala. Nói xong, người đưa chúng tôi đến nơi.
Tôi vô cùng hứng khởi khi thấy gian phòng của tôi nhìn thẳng xuống thủ đô Lhasa và vùng đồng bằng chung quanh. Vị Lạt-ma lại nói:
– Đức Thái Tuế có chỉ thị rằng hãy để cho hai vị quý khách được đi lại tự do và mở rộng hết các cửa cho quý vị.
Sư phụ khuyên tôi hãy nằm nghỉ giây lát. Vết sẹo do chỗ bỏng ở đùi bên trái để lại hãy còn làm cho tôi đau đớn khó chịu, và tôi còn phải đi khập khiễng. Có lúc người ta đã sợ rằng tôi sẽ bị phế tật suốt đời.
Tôi nằm nghỉ trong một giờ, cho đến khi sư phụ trở lại với trà và thức ăn. Người nói:
– Lobsang, đây là vài món quà sáng để con dùng tạm đỡ lòng. Thức ăn ở đây rất ngon, chúng ta hãy thưởng thức tự nhiên.
Tôi không cần sự thúc giục nào nữa để tuân lệnh sư phụ. Khi chúng tôi ăn xong, sư phụ đưa tôi đến một gian phòng ở phía bên kia nóc điện. Tôi lấy làm lạ mà thấy ở các cửa sổ đều có gắn kiếng. Tôi chưa từng nhìn thấy cửa kiếng bao giờ.
One of the attendant lamas—there were none below that rank in the Dalai Lama’s residence—approached and said that we should have a room each here at the top of the building. He showed us to the rooms, and I was quite thrilled at the view, right across Lhasa, right across the plain. The lama said, “His Holiness has given instruction that you come and go as you please and that no door be closed against you.”
The Lama Mingyar Dondup told me that I should lie down for a time. The scar on my left leg was still causing much trouble. It was painful, and I walked with a limp. At one time it was feared that I would be a permanent cripple. For an hour I rested, then my Guide came in bearing tea and food. “Time to fill out some of those hollows, Lobsang. They eat well in this place, so let us make the most of it.” I needed no further encouragement to eat. When we had finished, the Lama Mingyar Dondup led the way out of the room, and we went into another room at the far side of the flat roof. Here, to my profound amazement, the windows had no oiled cloth, but were filled with nothingness which was just visible. I put out my hand and very cautiously touched the visible nothingness. To my astonishment it was cold, as cold as ice almost, and slippery. Then it dawned upon me: glass! I had never seen the stuff in a sheet before. We had used powdered glass on our kite strings, but that glass had been thick and one could not see clearly through it. It had been coloured, but this, this was like water.
Nhưng chưa phải là hết. Sau khi mở các cửa sổ, sư phụ còn đưa cho tôi xem một ống đồng có bao da, giống như một cái kèn không có loa. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một cái ống kính viễn vọng để nhìn ra xa. Sư phụ cầm cái ống và kéo, bốn ống lồng trong nhau được kéo ra thành một ống dài. Người cười to trước vẻ mặt của tôi, và sau đó đưa một đầu ống ra bên ngoài cửa sổ, đầu còn lại đưa gần vào mặt. À! Tôi nghĩ, chắc sư phụ đang định chơi nhạc. Nhưng Người không đưa đầu ống lên miệng người mà đưa tới một bên mắt. Người bảo tôi: “Hãy nhìn qua đây, Lobsang. Hãy nhìn bằng mắt bên phải của con, nhắm mắt trái lại.” Tôi nhìn, và suýt ngất vì kinh ngạc. Một người đàn ông đang cưỡi ngựa lên cái ống phi về phía tôi. Tôi nhảy sang một bên và nhìn quanh. Không có ai trong phòng cả trừ Đại Đức Mingyar, và sư phụ đang cười rung cả người. Tôi nhìn Người một cách nghi ngờ, nghĩ là Người đang trêu chọc tôi. “Đức Thái Tuế nói Người là bậc danh sư về huyền môn,” tôi nói, “vậy mà Người lại chế nhạo học trò của Người à?” Sư phụ càng cười to hơn, và ra hiệu cho tôi nhìn lại lần nữa. Tôi làm theo một cách ngờ vực, và Sư phụ dịch cái ống một chút và tôi lại thấy một cảnh khác. Kính thiên văn! Chưa bao giờ tôi nhìn thấy nó. Không bao giờ tôi quên hình ảnh một người đàn ông cưỡi trên con ngựa đi lên cái ống lao về phía tôi. Tôi thường được nghe người phương Tây nói “không thể” đối với những hiện tượng huyền bí. Còn điều này là “không thể” đối với tôi khi ấy.
Đức Đạt-lai Lạt-ma đã đem từ Ấn Độ về đây nhiều ống kính viễn vọng, dài ngắn đủ cỡ mà Ngài rất thích dùng để ngắm phong cảnh. Cũng chính ở điện Potala mà lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy hình tôi phản chiếu trong một tấm gương, nhưng không nhận ra người trong gương: Một đứa trẻ xanh xao, với một cái thẹo lớn giữa trán và một cái mũi hơi lồi!
But that was not all. The Lama Mingyar Dondup swung open the window, and picked up a brass tube which seemed to be part of a trumpet covered in leather. He took the tube and pulled, and four pieces appeared, each from inside the other. He laughed at the expression on my face, and then poked one end of the tube out of the window and brought the other end close to his face. Ah! I thought, he is going to play an instrument. But the end did not go to his mouth, but to one eye. He fiddled about with the tube, and then said: “Look through here, Lobsang. Look with your right eye and keep the left closed.” I looked, and nearly fainted with stupefaction. A man on a horse was riding up the tube towards me. I jumped aside, and looked around. There was no one in the room except the Lama Mingyar Dondup, and he was shaking with laughter. I looked at him suspiciously, thinking that he had bewitched me. “His Holiness said you were a Master of the Occult,” I said, “but do you have to make fun of your pupil?” He laughed all the more, and motioned for me to look again. With considerable misgivings I did so, and my Guide moved the tube slightly so that I saw a different view. A telescope! Never before had I seen one. Never have I forgotten that sight of a man on a horse riding up inside the tube towards me. I am often reminded of it when a western person says “Impossible!” to some statement about the occult. That was certainly “impossible” to me. The Dalai Lama had brought a number of telescopes with him when he returned from India, and he was very fond of looking over the surrounding countryside. Here, too, I looked into a mirror for the first time and I certainly did not recognize the horrible looking creature that I saw. I saw a pale-faced little boy who had a large red scar in the middle of his forehead, and a nose which was undeniably prominent. I had seen my faint refection before in water, but this was too plain. I have not bothered with mirrors since.
Có lẽ bạn đọc sẽ nghĩ rằng một xứ không có cửa kiếng, kính viễn vọng và gương soi như Tây Tạng là một xứ sở rất lạ lùng! Nhưng thật ra dân tộc Tây Tạng không hề mong ước có được những thứ ấy. Họ cũng không cần dùng tới các loại xe cộ. Các loại xe dùng để phục vụ tốc độ và cái gọi là “văn minh”. Từ lâu, người Tây Tạng đã hiểu rằng đời sống doanh thương là một cuộc đời quá ư náo động để có thể dành thời gian cho việc tu dưỡng tâm linh. Từ hàng nghìn năm trước, người Tây Tạng đã từng khám phá những bí quyết của các hiện tượng thần nhãn, thần giao cách cảm và những hiện tượng siêu hình khác. Nhiều vị Lạt-ma Tây Tạng có thể ngồi mình trần trên tuyết lạnh và làm tan rã băng tuyết chỉ bằng quyền năng của ý chí. Các vị ấy cũng có thể khinh thân nhẹ bổng lên không trung, nhưng họ không bao giờ dùng những quyền năng đó để biểu diễn trước công chúng.
It may be thought that Tibet was a peculiar country to be without glass, telescopes or mirrors, but people did not want such things. Nor did we want wheels. Wheels made for speed, and for so-called civilization. We have long realized that in the rush of commercial life there is no time for the things of the mind. Our physical world had proceeded at a leisurely pace, so that our esoteric knowledge could grow, and expand. We have for thousands of years known the truth of clairvoyance, telepathy, and other branches of metaphysics. While it is quite true that many lamas can sit naked in the snow, and by thought alone melt the snow around them, such things are not demonstrated for the delight of the mere sensation seeker. Some lamas, who are masters of the occult, definitely can levitate, but they do not display their powers to entertain naive on-lookers. The teacher, in Tibet, always makes sure that his pupil is morally fit to be trusted with such powers. It follows from this, that as the teacher must be absolutely sure of the moral integrity of the student, metaphysical powers are never abused, as only the right people are taught. These powers are in no way magical, they are merely the outcome of using natural laws.
Một vị danh sư Tây Tạng luôn luôn đặt các đệ tử trước những cuộc thử thách để biết chắc rằng họ xứng đáng được truyền thụ những bí thuật thần thông. Bởi đó, những quyền năng siêu nhiên không bao giờ được biểu diễn một cách hời hợt, vô trách nhiệm, mà chỉ được truyền dạy trong vòng bí mật cho những đệ tử thật xứng đáng. Những quyền năng đó không có gì là nhiệm mầu, mà chỉ là kết quả của việc áp dụng một vài định luật thiên nhiên.
Ở Tây Tạng, có người cần phải sống lẫn lộn với người đời để tự trau dồi và tu luyện bản thân, có người lại cần phải từ bỏ cuộc đời thế gian để sống ẩn dật trong âm thầm. Những người này tìm đến các tu viện hẻo lánh trên non cao núi thẳm. Tại đây, họ ở trong một xà lim hay một gian phòng nhỏ hẹp, với những vách tường bằng đá đôi khi dày đến hai thước, để ngăn mọi tiếng động lọt vào từ bên ngoài.
Khi người tu sĩ đã quyết định nhập thất ở nơi đó, người ta mới khóa chặt cửa vào, và người ấy sẽ sống trơ trọi một mình trong gian phòng bằng đá ấy, không ánh sáng, không bàn ghế, không có gì cả. Mỗi ngày một lần, ông ta được cung cấp đồ vật thực do một cái lỗ trống kín đáo, xuyên qua đó không hề có ánh sáng hay tiếng động lọt vào.
Thời kỳ nhập thất đầu tiên thường kéo dài trong ba năm ba tháng và ba ngày. Trong thời gian đó, hành giả tập trung thiền quán về ý nghĩa cuộc đời và bản thể của con người. Hành giả không được rời khỏi phòng vì bất cứ lý do nào. Một tháng trước khi chấm dứt giai đoạn nhập thất, nóc phòng được soi một lỗ nhỏ để lọt vào một tia ánh sáng lờ mờ. Kế đó, lỗ nhỏ ấy sẽ được nới rộng dần dần để cho đôi mắt người tu sĩ quen dần trở lại với ánh sáng mặt trời. Nếu không làm vậy, hành giả sẽ có thể bị mù lòa khi bước ra khỏi phòng. Có nhiều trường hợp rất thường xảy ra là sau vài tuần sống trở lại cuộc đời thế tục, các tu sĩ ấy lại quay trở về nơi nhập thất của họ và ở luôn tại đó cho đến mãn đời.
Một cuộc đời như thế không phải là khô khan hay vô ích như nhiều người vẫn tưởng. Con người có một tâm thức, có khả năng hiện hữu ở những cảnh giới khác hơn là cõi trần gian này. Một khi đã giải thoát khỏi sự trói buộc của thể xác, thần thức có thể chu du khắp nơi trong vũ trụ càn khôn và giúp đời bằng sức mạnh tư tưởng.
Ở Tây Tạng, người ta tin rằng tư tưởng là những âm ba rung động của tinh lực. Vật chất chỉ là tinh lực đông đặc lại. Một tư tưởng, nếu biết điều khiển đúng cách và kết tinh lại, có thể làm di chuyển một đồ vật. Nếu biết điều khiển nó theo phương pháp thần giao cách cảm, người ta có thể làm cho một người khác ở cách xa cảm nhận được ý nghĩ của mình và hành động một cách thích nghi theo ý mình muốn.
In Tibet there are some who can best develop in company, and others who have to retire to solitude. These latter men go to outlying lamaseries and enter a hermit’s cell. It is a small room, usually built on the side of a mountain. The stone walls are thick, perhaps six feet thick so that no sound can penetrate. The hermit enters, at his own desire, and the entrance is walled up. There is no light whatever, no furnishings, nothing but the empty stone box. Food is passed in once a day through a light-trapped, sound-proofed hatch. Here the hermit stays, first for three years, three months and three days. He meditates on the nature of Life, and on the nature of Man. For no reason whatever can he leave that cell in the physical body. During the last month of his stay a very small hole is made in the roof to allow a faint ray of light to enter. It is enlarged day by day so that the hermit’s eyes become used to the light once again. Otherwise he would go blind as soon as he emerged. Very often these men return to their cell after only a few weeks, and stay there for life. It is not such a sterile, worthless existence as one might suppose. Man is a spirit, a creature of another world, and once he can become free of the bonds of the flesh, he can roam the world as a spirit and can help by thought. Thoughts, as we in Tibet well know, are waves of energy. Matter is energy condensed. It is thought, carefully directed and partly condensed, which can cause an object to move “by thought”. Thought, controlled in another way, can result in telepathy, and can cause a person at a distance to do a certain action. Is this so very difficult to believe, in a world which regards as commonplace the act of a man speaking into a microphone guiding a plane to land in dense fog, when the pilot can see no ground at all? With a little training, and no skepticism, Man could do this by telepathy instead of making use of a fallible machine.
Việc học đạo của tôi không cần có sự nhập thất dài hạn trong một gian phòng u tối. Nó được thực hiện theo một phương pháp đặc biệt, nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, theo lệnh dạy khẩn thiết của đức Đạt-lai Lạt-ma. Chương trình học đạo của tôi gồm những vấn đề thuộc về khoa học huyền vi mà tôi không tiện nêu ra trong một quyển sách dành cho đại chúng. Tôi chỉ có thể nói rằng, tôi được thụ huấn về nhiều vấn đề mà phần đông các tu sĩ không thể học hết được trong thời gian suốt cả một đời người. Cuộc viếng thăm điện Potala của tôi có liên hệ đến phần đầu của sự huấn luyện nói trên.
Kính thiên văn rất thu hút tôi, và tôi đã sử dụng nó nhiều lần để quan sát những nơi tôi biết rõ. Lạt Ma Mingyar Đại Đức đã giải thích từng chi tiết nhỏ để tôi có thể hiểu rằng chẳng có phép thuật nào trong đó cả, mà hoàn toàn theo những quy tắc tự nhiên thông thường.
Tất cả mọi điều đã được giải thích, không chỉ đơn thuần về kính thiên văn, mà cả những bài học cũng được chỉ ra về việc tại sao một điều gì đó đã xảy ra. Tôi chẳng bao giờ phải nói “Ồ! Thật là kỳ diệu!” bởi luôn được giải thích về những luật có liên quan. Có một lần trong chuyến đi thăm này, tôi được đưa đến một căn phòng tối om. Lạt Ma Mingyar Đại Đức nói, “Bây giờ con hãy đứng ở đây, và nhìn bức tường màu trắng kia.” Sau đó Người thổi tắt ngọn đèn bơ và làm cái gì đó với cánh chớp của cửa sổ. Ngay lập tức xuất hiện trên bức tường trước mặt tôi hình ảnh của Lhasa, nhưng lộn ngược! Tôi hét lên vì kinh ngạc khi nhìn thấy những người đàn ông, phụ nữ, và cả những con bò yak đang đi lộn ngược. Hình ảnh đột nhiên chập chờn, rồi mọi thứ trở về đúng chiều. Giải thích về “tia ánh sáng cong” thực sự làm tôi bối rối hơn bất cứ điều gì; làm thế nào mà người ta có thể bẻ cong tia sáng? Tôi đã được giải thích về phương pháp làm vỡ những chiếc lọ và bình bằng một tiếng còi không phát ra âm thanh, điều đó hoàn toàn đơn giản và không có gì phải nghĩ nhiều, nhưng bẻ cong ánh sáng? Cho tới khi một phần đặc biệt của hệ thống, trong đó có một ngòn đèn mà ánh sáng của nó được che bằng những cái thanh, được mang đến từ một căn phòng khác, tôi đã có thể hiểu được vấn đề. Sau đó tôi đã nhìn thấy những tia sáng uốn cong, và về sau không còn gì làm tôi ngạc nhiên nữa.
My own esoteric development did not entail this prolonged seclusion in total darkness. It took another form which is not available to the larger number of men who want to become hermits. My training was directed towards a specific purpose, and by direct order of the Dalai Lama. I was taught such things by another method, as well as by hypnosis, which cannot be discussed in a book of this nature. It will suffice to state that I was given more enlightenment than the average hermit can obtain in a very long lifetime. My visit to the Potala was in connection with the first stages of this training, but more of that later.
I was fascinated by that telescope, and I used it quite a lot to examine the places I knew so well. The Lama Mingyar Dondup explained the principles in minute detail so that I could understand that there was no magic involved, but just ordinary laws of nature.
Everything was explained, not merely about the telescope, but lessons were given as to why a certain thing happened. I could never say “Oh! it is magic!” without having an explanation of the laws involved. Once during this visit I was taken to a perfectly dark room. The Lama Mingyar Dondup said, “Now you stand here, Lobsang, and watch that white wall.” Then he blew out the flame of the butter-lamp and did something to the shutter of the window. Instantly there appeared on the wall before me a picture of Lhasa, but upside down! I shouted with amazement at the sight of men, women, and yaks walking about upside down. The picture suddenly flickered, and everything was the right way up. The explanation about “bending light rays” really puzzled me more than anything; how could one bend light? I had had demonstrated to me the method of breaking jars and pitchers with a soundless whistle, that was quite simple and not worth a further thought, but bending light! Not until a special piece of apparatus, consisting of a lamp the light of which was hidden by various slats, was brought from another room, could I understand the matter. Then I could see the rays bend, and nothing surprised me after.
Những kho vật dụng của điện Potala chứa đầy những pho tượng rất quý giá, những kinh sách cổ và những bức tranh vẽ trên tường trình bày những đề tài tôn giáo.
Vô cùng ít người phương Tây đã từng nhìn thấy chúng, coi chúng là khiếm nhã. Những bức tranh miêu tả một nam thần và nữ thần trong vòng tay gần gũi, nhưng mục đích của những bức tranh này hoàn toàn không mang ý nghĩa khiêu dâm, và không một người Tây Tạng nào lại hiểu như vậy. Hai nhân vật khỏa thân ôm nhau có ý nghĩa là để truyền tải cảm xúc mãnh liệt có được do sự kết hợp của sự Minh triết và Sự sống thiêng liêng. Tôi thừa nhận là tôi đã vô cùng kinh sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy các đạo hữu Kito tôn thờ một người đàn ông bị đóng đinh trên thập tự giá như là một biểu tượng của họ. Thật đáng tiếc là tất cả chúng ta có khuynh hướng phán xét những dân tộc khác theo chuẩn mực của riêng mình.
Trải qua nhiều thế kỷ, những tặng phẩm quý giá từ các nơi trên thế giới được gửi đến điện Potala để cống hiến cho các vị Đạt-lai Lạt-ma trong quá khứ.
Hầu hết những phẩm vật này đều chất trong những phòng đặc biệt. Tại đây tôi đã trải qua nhiều giờ nhìn các đồ phẩm vật ấy một cách thích thú bằng nhãn quang thần thông để biết được tâm ý của những người tặng quà. Đó là một tài liệu xác đáng để biết những tư tưởng thầm kín của người đời. Khi tôi xác định những ấn tượng mà một phẩm vật đã gây ra cho tôi, sư phụ tôi lật một quyển sách và thuật cho tôi nghe lịch sử từ thuở sơ khai của nó cho đến bây giờ. Tôi lấy làm hứng khởi mà nghe sư phụ khen tặng tôi:
– Khá khen cho con, Lobsang, con đã có những tiến bộ hiển nhiên không thể phủ nhận.
The storerooms of the Potala were crammed full of wonderful statues, ancient books, and most beautiful wall paintings of religious subjects. The very, very few western people who have seen any of them, consider them to be indecent. They portray a male and a female spirit in close embrace, but the intention of these pictures is very far from being obscene, and no Tibetan would ever regard them as such. These two nude figures in embrace are meant to convey the ecstasy which follows the union of Knowledge and Right Living. I admit that I was horrified beyond measure when I first saw that the Christians worshipped a tortured man nailed to a cross as their symbol. It is such a pity that we all tend to judge the peoples of other countries by our own standards.
For centuries gifts have been arriving at the Potala from various countries, gifts for the Dalai Lama of the time. Nearly all those presents have been stored in rooms, and I had a wonderful time turning out and obtaining psychometrical impressions as to why the things were sent in the first place. It was indeed an education in motives. Then, after I had stated my impression as obtained from the object, my Guide would read from a book and tell me the exact history, and what had happened after. I was pleased at his more and more frequent, “You are right, Lobsang, you are doing very well indeed.”
Trước khi rời khỏi điện Potala, chúng tôi xuống thám hiểm một trong các đường hầm. Người ta cho tôi biết rằng còn có những đường hầm khác sẽ được chỉ cho tôi thấy sau này.
Mỗi người cầm một ngọn đuốc, chúng tôi rón rén cẩn thận bước xuống một cầu thang dài như vô tận, đưa xuống những ngõ ngách giao thông mà hai bên vách đều bằng đá. Tôi được biết rằng những đường hầm này sở dĩ có là do một cơn địa chấn và núi lửa tạo ra từ nhiều ngàn năm nay.
Trên vách, tôi nhìn thấy những hình kỷ hà rất lạ lùng và những hình vẽ các hoạt cảnh mà tôi không nhận ra là hình gì. Tôi nôn nao muốn đến xem cái hồ ở dưới lòng đất, mà tôi nghe nói rằng vị trí của nó nằm ở chỗ cuối cùng của một hang ngách và hồ ấy rộng đến nhiều cây số vuông. Sau cùng, chúng tôi đi đến một đường hầm, lúc đầu còn nhỏ hẹp, nhưng trở nên rộng lớn dần dần cho đến khi những vòm cao của nó chìm hẳn trong bóng tối, ngoài tầm ánh sáng của các ngọn đuốc.
Đi độ chừng một trăm thước, chúng tôi đã đến bờ hồ, nước đọng và đen như mực, đến nỗi người ta có cảm giác rằng đó không phải là hồ nước mà là một cái lỗ không đáy đen ngòm. Không một gợn sóng nhỏ hay một vết nhăn trên mặt hồ, cũng không một tiếng động làm gián đoạn cái im lặng chết người. Ánh sáng các ngọn đuốc chiếu lóng lánh trên tảng đá đen ngòm dưới chân chúng tôi. Một cái gì chiếu sáng trên vách đá. Tôi bước lại gần nhìn xem thì thấy vách đá có chứa đựng một mạch vàng lớn từ năm đến bảy thước bề dài. Ngày xưa, nhiệt độ cao đã làm chảy mạch vàng này, vàng đã tan rã ra như chất sáp lỏng của một ngọn đèn bạch lạp, rồi sau đó đã trở nên nguội dần và đông đặc lại. Đại đức Mingyar phá tan sự im lặng:
– Cái hồ này thông ra sông Tsang-Po, cách đây sáu mươi cây số. Cách đây đã lâu, một nhóm các nhà sư mạo hiểm kết bè, đốt đuốc và chèo ra khơi. Họ chèo ra xa đến hàng bao nhiêu cây số trên mặt hồ hoàn toàn xa lạ, không định hướng, và sau cùng họ đến một chỗ mà mặt hồ nới rộng ra, đến nỗi không còn nhìn thấy vòm đá ở trên đầu và vách đá ở hai bên nữa. Họ vẫn tiếp tục chèo mà không biết phải theo chiều hướng nào…
Before leaving the Potala we made a visit to one of the underground tunnels. I was told that I could visit just one, as I would see the others at a later date. We took flaring torches and cautiously climbed down what seemed to be endless steps, and slithered along smooth rocky passages. These tunnels, I was told, had been made by volcanic action countless centuries before. On the walls were strange diagrams and drawings of quite unfamiliar scenes. I was more interested in seeing the lake which I had been told stretched for miles and miles at the end of one passage. At last we entered a tunnel which grew wider and wider, until suddenly the roof disappeared to where the light of our torches would not reach. A hundred yards more, and we stood at the edge of water such as I had never seen before. It was black and still, with the blackness that made it appear almost invisible, more like a bottomless pit than a lake. Not a ripple disturbed the surface, not a sound broke the silence. The rock upon which we stood also was black, it glistened in the light of the torches, but a little to one side was a glitter on the wall. I walked towards it, and saw that in the rock there was a broad band of gold that was perhaps fifteen to twenty feet long and reached from my neck to my knees. Great heat had once started to melt it from the rock, and it had cooled in lumps like golden candle grease. The Lama Mingyar Dondup broke the silence: “This lake goes to the River Tsang-po forty miles away. Years and years ago an adventurous party of monks made a raft of wood, and made paddles with which to propel it. They stocked the raft with torches, and pushed off from the shore. For miles they paddled, exploring, then they came to an even larger space where they could not see walls or roof. They drifted on as they paddled gently, not sure which way to go.”
Tôi vừa nghe vừa hình dung cảnh tượng lúc ấy, dường như tôi cũng đang ngồi trên bè với các nhà sư. Sư phụ nói tiếp:
– Họ đã đi lạc và không thể nào tìm ra phương hướng được nữa. Thình lình, chiếc bè lật nghiêng, đuốc của họ bị một ngọn gió thổi tắt, và họ chới với giữa cảnh tối đen như mực. Họ bám víu lấy chiếc bè, xoay vòng trên mặt hồ giữa đêm tối, bàng hoàng kinh sợ và có người đã bắt đầu nhuốm bệnh. Chiếc bè bị gió cuốn đi mau đến nỗi những ngọn sóng nhỏ tràn lên bè và làm cho họ bị ngâm nước lạnh thấu xương. Mỗi lúc bè càng trôi mau hơn, dường như có một bàn tay vô hình lôi cuốn họ đi vào chỗ chết. Cuộc phiêu lưu đó đã kéo dài bao lâu, họ cũng không biết vì họ đã mất cả ý niệm về thời gian. Không có một ánh sáng nào chung quanh, bóng tối dày đặc và đen kịt dường như chưa bao giờ có ánh sáng trên mặt đất. Chiếc bè tre bị sóng dập gió vùi, những ngọn gió mạnh như vũ bão thổi rít lên từng chặp. Bè lật nghiêng, họ bị lật nhào và chìm dưới đáy nước. Vài người chỉ có vừa đủ thời giờ để hít một hơi thở. Những người khác không kịp thở. Những người sống sót trôi dạt bềnh bồng cho đến khi họ nhìn thấy một ánh sáng xanh lợt, mờ mờ và mỗi lúc càng tỏ rạng. Sau cùng, họ trôi dạt vào bờ dưới ánh nắng mặt trời. Hai vị sư đã tấp vào bờ, thân mình đầy những máu và vết bầm giập, ngất ngư như người sắp chết. Ba người khác đã biệt mất tăm hơi, không để lại dấu tích. Suốt nhiều giờ, họ nằm sóng sượt trên mặt đất, trước nanh vuốt của tử thần, giữa sự sống và sự chết. Sau cùng, một người hồi tỉnh lại và mở mắt nhìn quanh. Điều mà y nhìn thấy làm cho y xúc động đến muốn xỉu. Đằng xa, nhô lên ngọn đồi của điện Potala, chung quanh có những con bò yak đang ăn cỏ trên những cánh đồng xanh tươi. Ý nghĩ đầu tiên đến với họ là chắc có lẽ họ đã chết và đang ở trên một cõi trời Tây Tạng. Ngay khi đó họ nghe có tiếng chân người bước đến gần, đó là một mục đồng đang cúi xuống nhìn họ. Người mục đồng này vừa vớt lên mảng tre còn lại của chiếc bè mà y nhìn thấy trôi lênh đênh trên sông Tsang-Po. Sau khi được nghe câu chuyện kể lại và biết rằng họ là các nhà sư, người mục đồng bèn đi đến điện Potala để báo tin và tìm cáng để khiêng họ về. Kể từ khi đó, ít người dám mạo hiểm đi trên hồ, nhưng người ta biết rằng có những hòn đảo nhỏ ở trong đó, và có một đảo đã được thám hiểm. Điều mà người ta tìm thấy trên hòn đảo đó, con sẽ được biết vào lúc nhập môn.
I listened, picturing it vividly. The Lama continued: “They were lost, not knowing which was forward or which was backward. Suddenly the raft lurched, there was a blast of wind which extinguished their torches, leaving them in complete darkness, and they felt that their fragile craft was in the grip of the Water Demons. Around they spun, leaving them giddy and sick. They clung to the ropes that held the wood together. With the violent motion, little waves washed over the top and they became wet through. Their speed increased, they felt that they were in the grip of a ruthless giant pulling them to their doom. How long they traveled they had no means of telling. There was no light, the darkness was solid black, such as never was upon the surface of the earth. There was a scraping, grating noise, and stunning blows and crushing pressures. They were flung off the raft and forced under the water. Some of them had just time to gulp air. Others were not so fortunate. Light appeared, greenish and uncertain, it became brighter. They were twisted and thrown, then they shot up into brilliant sunshine.
Two of them managed to reach the shore more than half drowned, battered and bleeding. Of the other three there was no trace. For hours they lay half between death and life. Eventually one roused sufficiently to look about him. He nearly collapsed again from the shock. In the distance was the Potala. Around them were green meadows with grazing yaks. At first they thought that they had died, and this was a Tibetan Heaven. Then they heard footsteps beside them, and a herdsman was looking down at them. He had seen the floating wreckage of the raft and had come to collect it for his own use. Eventually the two monks managed to convince the man that they were monks, for their robes had been completely torn off, and he agreed to go to the Potala for litters. Since that day very little has been done to explore the lake, but it is known that there are islands a little way beyond the range of our torches. One of them has been explored, and what was found you will see later when you are initiated.”
Tôi nghe nói vậy, liền mong ước được thả bè đi trên hồ ngay lập tức! Sư phụ nhìn tôi và cười:
– Thật vậy, đó là một kinh nghiệm lý thú, nhưng cần gì phải nhọc sức đi đến nơi khi người ta có thể đi thám hiểm nơi đó dễ dàng bằng cách xuất thần? Con có thể thực hiện điều đó, Lobsang, và trong vài năm nữa con sẽ có thể cùng ta đi thám hiểm cái hồ ấy rồi góp phần hiểu biết của con vào phần kiến thức mà chúng ta đã có về vấn đề này. Nhưng bây giờ thì con còn phải học hỏi rất nhiều.
Ánh lửa trên ngọn đuốc của chúng tôi sắp tắt, và tôi nhận ra rằng chúng tôi sẽ phải đi mò trong đêm tối trên đường về như những người mù. Tôi tự trách vì chúng tôi đã quá vô tâm đến nỗi không mang thêm vài ngọn đuốc để thắp nối.
Ngay lúc đó, Đại đức Mingyar thò tay vào một lỗ trống ẩn giấu trên vách đá, lấy ra những ngọn đuốc mới rồi thắp nối theo những cây đuốc đã tàn. Người nói:
– Chúng ta có dự trữ sẵn đuốc ở đây, vì thật khó mà tìm thấy đường về trong bóng tối. Bây giờ, chúng ta lên đường!
I thought of it all and wished that I could have a raft and explore the lake. My Guide had been watching my expression: suddenly he laughed and said: “Yes, it would be fun to explore, but why waste our bodies when we can do the search in the astral! You can, Lobsang. Within a very few years you will be competent to explore this place with me, and add to the total knowledge we have of it. But for now, study, boy, study. For both of us.”
Our torches were flickering low and it seemed to me that we should soon be groping blindly in the darkness of the tunnels. As we turned away from the lake I thought how foolish of us not to bring spare lights. At that moment the Lama Mingyar Dondup turned to the far wall and felt about. From some hidden niche he produced more torches and lit them from those now almost smoldering out.
“We keep spares here, Lobsang, because it would be difficult to find one’s way out in the dark. Now let us be going.”
Chúng tôi đi lần mò một cách vất vả khó nhọc theo những đường hầm lên dốc, thỉnh thoảng ngừng lại để thở và nhìn những tranh vẽ trên vách. Tôi không hiểu ý nghĩa những hình vẽ này là như thế nào. Trái lại, sư phụ tôi rõ ràng là đã rất thành thạo về những hình ảnh đó và người đi lại trong các đường hầm tối đen này một cách quen thuộc như ở nhà. Tôi linh cảm rằng chỗ này hẳn có điều gì bí mật và định thối lui lại để tìm cách khám phá cái cửa bí mật của con đường hầm này, nhưng giọng nói của Sư phụ gián đoạn giòng tư tưởng của tôi:
– Lobsang, con lẩm cẩm như một ông già! Chỉ còn vài nấc thang nữa là chúng ta sẽ thấy lại ánh sáng mặt trời. Khi lên tới nóc điện, ta sẽ chỉ cho con thấy chỗ mà các nhà sư ngày xưa đã ngoi lên mặt đất sau cuộc thám hiểm của họ.
Khi chúng tôi lên tới nóc điện Potala, sư phụ tôi làm theo lời hứa, và tôi đã muốn phóng lên lưng ngựa phi nước đại trên sáu chục cây số để đến nhìn xem chỗ ấy tận mắt. Nhưng sư phụ tôi nói rằng không có gì khác hơn là cảnh vật nhìn thấy trong ống kính viễn vọng. Lối thoát lên mặt đất của cái hồ này vốn nằm dưới mực nước rất sâu và không có gì để ghi dấu cho biết nó nằm chỗ nào, trừ ra một chòm cây được trồng ở phía trên do lệnh truyền của đức Đạt-lai Lạt-ma trong một tiền thân của Ngài.
Up the sloping passages we toiled, pausing a while to regain our breath and to look at some of the drawings on the walls. I could not understand them, they appeared to be of giants, and there were machines so strange as to be utterly beyond my comprehension. Looking at my Guide I could see that he was quite at home with these drawings, and in the tunnels. I was looking forward to other visits here, there was some mystery about it all, and I never could hear of a mystery without trying to get to the bottom of it. I could not bear the idea of spending years guessing at a solution when there was a chance of finding the answer, even if in so doing I was involved in considerable danger. My thoughts were interrupted by: “Lobsang! You are mumbling like an old man. We have a few more steps to go, and then it is daylight again. We will go on the roof and use the telescope to point out the site where those monks of old came to the surface.”
When we did so, when we were on the roof, I wondered why we could not ride the forty miles and actually visit the place. The Lama Mingyar Dondup told me that there was nothing much to see, certainly nothing that the telescope would not reveal. The outlet from the lake was apparently far below the water-level and there was nothing to mark the spot, except a clump of trees which had been planted there by order of the previous Incarnation of the Dalai Lama.
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Dịch bổ sung và biên tập: Cộng đồng thiền Việt Nam – VMC