Ông Henry Steel Olcott cùng với Bà H.P. Blavatsky là sáng lập viên Hội T.T.H. và là vị Hội Truởng đầu tiên của Hội. Ông sinh ngày 2-8-1832 tại Orange, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, truởng nam của một gia đình 6 con.
Khi còn thanh niên, ông chăm chú thí nghiệm về nông nghiệp. Năm ông 23 tuổi, ông được thế giới chú ý về công việc trồng trọt của ông tại trại canh nông khoa học gần Newark, N. Jersey. Sự thành công của ông mang đến cho ông chức vụ Giám đốc một sở canh nông ở thủ đô Washington và giáo sư nông nghiệp tại đại học tại Athens, Hy lạp nhưng ông từ chối, ở lại quê nhà sáng lập trường dạy nghề nông gần Mont Vermon, hướng dẫn sự thí nghiệm về cách trồng lúa miến và phát hành quyễn sách đầu tiên của ông: “Lúa miên và mía Trung hoa. Phi châu. Năm 1860, ông lập gia đình, qua năm 1862 đầu quân vào trận giặc Nam Bắc phân tranh tại Hoa Kỳ và ông bị thương năm 1865. Ông là người can đảm phi thường, về thể chất cũng như đạo lý. Khi lành bịnh, ông được mời làm Giám sát chống tham nhũng, hối lộ. Năm 1868, ông được phép của Tòa án và sau khi chiến tranh chấm dứt, ông tiếp tục hành nghề luật sư dân sự cho đến năm 1874. Trong thời gian nầy, ông nghiên cứu về Thần-linh học và ấn hành quyển sách thứ nhì của ông: Những người bên kia thế giới. Chính tại Chittenden, nơi trại Eddy, ông hội kiến bà H.P. Blavatsky và từ đó về sau hiến mình phụng sự cho Quần Tiên Hội. Ông xem bà H.P. Blavatsky như một người bạn chí thân, một sư tỷ hướng dẫn ông trên đường Ðạo với một quyền lực dũng mãnh, và với một sự minh triết tuyệt vời. Cùng với bà H.P.B., ông thành lập Hội T.T.H. tại New York năm 1875 và được bầu làm hội trưởng vĩnh viễn. Từ đó cho đến lìa trần, Hội T.T.H. là công việc lo lắng thứ 1 của ông, ông giữ gìn Hội một cách kỹ càng, đem hết sức lực và tài tổ chức, điều hành, kinh nghiệm của mình bồi đắp và phát triển Hội. Ông hết lòng tin tưởng Hội là một vận hà xuyên qua nó, các đấng Chơn Sư Minh-triết có thể phá tan sự đam mê vật chất của thời đại và đánh thức bản tánh thiêng liêng nơi con người. Vì mục đích đó, nên sau khi dời Hội sang Ấn-độ, ông đi khắp xứ nầy diễn thuyết truyền bá T.T.H., quyết tâm bày tỏ cho con người thấy rằng mình có thể sống chung với những kẻ khác trong sự hiểu biết và tình huynh đệ, mặc dầu tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc khác nhau. Ông đi khắp Âu châu, Nam Mỹ, Trung hoa, Nhựt bổn và 3 lần trở về Hoa Kỳ, mục đích phổ biến giáo lý.
Năm 1882, Hội quán T.T.H. tại Bombay dời về Adyar, tiền mua nhà đất nầy hầu hết do công trình của ông và bà H.P.B.
Ông qui-y đạo Phật năm 1880 và ngay sau đó việc chấn hưng Phật giáo, lập Trường Phật học, liên hợp các môn phái Phật tử Miến điện, Thái-lan và Tích-lan dự hội nghị Nam tông, trình bày 14 điều tín ngưỡng chánh yếu của Phật giáo. Tài liệu nầy giúp cho sự hòa hợp giữa Nam tông và Bắc tông. Ông viết và xuất bản quyển Phật giáo đại cương, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Ông vẽ cờ phật giáo dựa theo 6 màu của hào quang Ðức Phật và vận động với chính phủ Anh lấy ngày Phật đản làm ngày lễ chính thức tại Tích lan. Ông cũng giúp vào việc phục hưng Hỏa giáo và Ấn độ giáo, mở nhiều trường học Ấn độ, lập trường học miễn phí đầu tiên cho trẻ con cùng đinh. Trường nầy ngày nay được hơn 800 trẻ em, ở gần cổng chính Hội T.T.H. tại Adyar. Ðể tỏ lòng quý mến Ðại tá Olcott, giai cấp Bàlamôn nhận ông vào hàng ngũ họ.
Ông cũng là người tổ chức triển lãm đầu tiên thổ sản Ấn độ, khuyến khích họ canh tác và tiêu thụ sản phẩm của mình thay vì dùng đồ nhập cảng. Chính ông lập ra thư viện Adyar vào cuối năm 1886 và thu thập nhiều tài liệu quí giá. Có lần, ông cũng dùng nhân điện để chữa bệnh nhưng Sư Phụ ông khuyên ông chấm dứt để dành sinh lực làm tròn nhiệm vụ hội trưởng.
Trong 32 năm điều khiển Hội, trải qua nhiều nỗi thăng trầm, Ðại tá Olcott vẫn giữ nguyên một lòng dũng cảm, thản nhiên. Ông hết dạ trung thành với Bà H.P.B., đứng lên bênh vực Bà mỗi khi Bà bị công kích, phản bội. Chơn Sư ông nói rằng: “Olcott là người không bao giờ hỏi mà chỉ vâng lời, ông vì quá mức nhiệt thành mà phạm lầm lỗi song luôn luôn sẵn sàng sửa lỗi dầu cho phải tự hạ mình đến đâu
Mười sáu năm sau khi Bà H.P.B. qua đời, ông Olcott một mình tiếp tục công trình xây đắp Hội T.T.H. thành một vận hà hữu hiệu cho các đấng Chơn sư giúp đỡ cõi trần. Từ đầu cho đến cuối ông lúc nào cũng vui vẻ, hiến dâng lòng tận tâm của mình, sức khỏe, năng lực, quyền lợi thế gian và tinh thân quyến trong gia đình.
Năm 1906, trên chuyến tàu trở lại Adyar sau khi về thăm quê hương lần chót, Ðại tá H.S. Olcott phát bịnh năm sau ông từ trần tại Adyar ngày 17-2-1907. Ngôi mộ chứa đựng nắm tro tàn được dựng lên đằng sau đền thờ Phật giáo, giữa vườn dừa yên tịnh của Hội quán Trung-ương.
Một số tác phẩm của tác giả:
Những giai thoại huyền bí trong lịch sử Hội TTH | Tải sách tại đây |
Hồi ký của Olcott | Tải sách tại đây |