Luân xa (P17): Điểm đạo

Không ai có thể được điểm đạo lần nhứ nhất và thứ hai trong cùng một kiếp được

Điểm đạo là một vấn đề nhạy cảm, bởi vì chỉ khi nào chúng ta vượt qua nó chúng ta mới khả dĩ viết về nó được. Hội Thần Triết từng bị đức D.K phê phán vì những tuyên bố đầy ảo tưởng về các điểm đạo đồ của mình. Ngài nói không một điểm đạo đồ (initiate) thực sự nào lại được phép tự nhận mình như thế trước công chúng. Quả vị của mỗi điểm đạo đồ phải được minh chứng trong thực tiển, trong các việc làm hằng ngày, trong ảnh hưởng mà y thể hiện lên thế giới xung quanh. Nó phải được thể hiện bằng một cuộc đời phụng sự hiến dâng, vô kỷ. Và điều quan trọng cần nhớ là các điểm đạo đồ không chỉ hiện diện trong giới tâm linh, các nhà huyền linh học, mà họ hiện diện trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Đức D.K có nêu cho chúng ta một vài ví dụ về các vĩ nhân trong lịch sự nhân loại là các điểm đạo đồ như Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt, Vợ chồng Curies, Isaac Newton, Copernicus, Galileo, Harvey…

Trong hội Thần Triết Ông C.W. Leadbeater là người viết nhiều và rõ nhất về các cuộc điểm đạo trong quyển Chân sư và Thánh đạo (The Master and the Path) xuất bản năm 1925. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa những gì Ông C.W. Leadebeater viết và những gì đức D.K dạy, và chúng ta phải lưu ý những điều nầy. Về quyển sách Chân sư và Thánh đạo đức D.K viết như sau:

Có thể sẽ hữu ích nếu tôi nêu ra một hoặc hai khía cạnh mới của của cái Chân lý căn bản mà tôi đã truyền bá đến thế gian. Nếu như sau nầy có những nhóm huyền môn khác cũng đưa ra những khía cạnh đó của giáo lý là bởi vì những người đó hoặc đã đọc các sách của tôi mà bà A.A. Bailey đã viết ra thay cho tôi, hoặc là họ liên hệ trực tiếp và một cách có ý thức với Đạo viện của tôi.

Một ví dụ về trường hợp nầy là quyển Chân sư và Thánh đạo của Ông C.W. Leadbeater được xuất bản sau quyển sách của tôi, quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương. Nếu so sánh những giáo lý được đưa ra trong đó với giáo lý của tôi, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng nó xuất hiện trễ hơn. Tôi nêu ra điều nầy không nhằm mục đích tranh luận giữa các nhóm huyền môn hoặc trong khối quần chúng quan tâm, mà chỉ nêu ra một sự thực hiển nhiên và cũng để bảo vệ công việc đặc biệt nầy của Thánh đoàn. Tôi muốn lưu ý các bạn rằng các giáo lý do tôi đưa ra, ví dụ như trong quyển Luận về Chánh thuật hoặc Luận về Bảy Cung được tuần tự đưa ra trong một quãng thời gian kéo dài nhiều năm trước khi sách được xuất bản …

Ngài viết ra những điều nầy bởi vì nhiều người nhận thấy có nhiều chi tiết tương đồng giữa quyển Chân sư và Thánh đạo của C.W. Leadbeater và quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương của Ngài. Trong quyển sách viết về tiểu sử của Krishnamurti “The years of awakening“, Mary Lutyens có kể rằng trong chốn riêng tư Ông Leadbeater có nghiên cứu và bàn luận một cách hứng thú về các sách của bà A.A. Bailey xuất bản vào thời điểm đó. Trong quyển Chân sư và Thánh đạo Ông C.W. Leadbeater có kể lại sơ lược diễn tiến của hai cuộc điểm đạo lần thứ nhất và thứ hai của Krishnamurti. Nhiều người thắc mắc không biết những gì Ông C.W. Leadbeater kể có thật hay không hay chỉ là những chuyện tưởng tượng. Sau khi Krishnamurti giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông và ra khỏi hội Thông Thiên học, người ta lại càng hoài nghi hơn về tính xác thực của những gì mà Hội Thông Thiên học tuyên bố: về các Chân sư, đường đạo, điểm đạo… Thật ra nếu các bạn đọc lại tiểu sử của Krishnamurti (Mary Lutyens viết thành ba quyển, nhất là quyển đầu tiên The years of awakening) bạn sẽ thấy những hành động đó của Krishnamurti chỉ là những phản ứng bất khả kháng trước những hành động của một số vị trong hội Thần Triết. Trước đó, Ông vẫn diễn thuyết và nói về Chân sư, về con đường đệ tử, về điểm đạo. Nhưng khi một số người trong hội Thần Triết đi quá xa, Ông đã khóc vì, như lời Ông nói, họ đã kéo những điều thiêng liêng nhất vào bùn nhơ:

[Wedgwood] đang phân bố quả vị điểm đạo cho mọi người … Điểm đạo và những chuyện thiêng liêng giờ trở thành trò đùa … Tôi tin vào tất cả những điều nầy hoàn toàn nên việc những điều thiêng liêng bị lôi vào bùn nhơ đã làm tôi khóc…”.

Trong quyển Krishnamurti, The years of awakening Krishnamurti có kể lại lễ điểm đạo lần thứ nhất của mình (Chương 4: The First Initiation), nội dung cũng gần tương tự như trong quyển The Master and The Path. Tuy nhiên, nếu những gì được viết ra trong quyển Vị Chân sư III (The Initiate in the Dark Cycle) là đúng sự thực, thì Krishnamurti đã đạt đến quả vị La Hán (Arhat) trong kiếp hiện tại, thì việc Ông lần lượt được điểm đạo lần thứ nhất, thứ hai, cho đến lần thứ tư trong cùng một kiếp sống là chuyện khá lạ lùng và đáng ngạc nhiên. Đó là một lễ điểm đạo diễn ra thực sự hay một diễn biến lập lại trong tâm thức (recapitulation in consciousness), chúng ta không rõ. Tuy nhiên nếu chúng ta tin tưởng những gì đức D.K giảng dạy trong các sách của Ngài thì giữa lần điểm đạo thứ nhứt và thứ nhì là một thời gian rất lâu, trải qua nhiều kiếp sống. Thành ra không ai có thể được điểm đạo lần nhứ nhất và thứ hai trong cùng một kiếp được:

Giữa hai kỳ điểm đạo thứ nhất và thứ hai là thời gian bao gồm nhiều kiếp sống. Người đạo đồ cần nhiều kiếp sống để có thể kiểm soát hoàn toàn thể tình cảm của mình và sẵn sàng cho kỳ điểm đạo kế tiếp. Chúng ta thấy một sự tương đồng đáng chú ý trong cuộc đời của Điểm đạo đồ Jesus như được kể lại trong Kinh thánh Tân Ước. Nhiều năm trải qua kể từ khi Jesus được giáng sinh cho đến khi được làm phép rửa tội, nhưng ba bước cuối cùng chỉ xảy ra trong ba năm. Một khi người đạo đồ được điểm đạo lần thứ hai thì sự tiến bộ sẽ xảy ra nhanh chóng hơn. Các cuộc điểm đạo lần thứ ba và thứ tư có thể xảy trong cùng một kiếp, hay liên tiếp trong các kiếp tiếp theo.

Trong đoạn trên đức D.K nói rất rõ, thời gian lâu nhất giữa các kỳ điểm đạo là giữa lần điểm đạo thứ nhất và thứ hai, có thể là 7 đến 20 kiếp sống (theo suy đoán của chúng tôi). Thành ra cuộc điểm đạo lần thứ hai có thể xem là cuộc điểm đạo khó nhất, nó đòi hỏi sự làm chủ hoàn toàn thể tình cảm, lọai trừ gần hết mọi huyễn cảm (glamours). Sau đó người đạo đồ có thể được điểm đạo lần thứ ba, tư và thứ năm trong thời gian ngắn. Điều nầy hoàn toàn khác hẳn những gì mà Ông C.W. Leadbeater giảng dạy. Ông C.W. Leadbeater nói rằng giữa lần điểm đạo thứ tư và thứ năm trung bình là bảy kiếp sống, trong khi đức D.K dạy rằng từ lần điểm đạo thứ hai đến thứ năm người đạo đồ có thể được điểm đạo trong cùng một kiếp sống hoặc trong các kiếp kế tiếp nhau.

Cuốc điểm đạo lần thứ nhất thuật ngữ Phật giáo gọi là Tu đà hườn (Solapatti), Tiếng Hán Việt dịch là Nhập lưu, hàm ý người đã bước vào Con đường Điểm đạo (Path of Initiation). Ở lần Điểm đạo thứ nhất sự kiểm soát của Chơn Ngã đối với xác thân đã đạt đến một mức độ cao. Người đạo đồ đã kiểm soát và làm chủ các “tội lỗi của xác thịt” như cách mà người Công giáo gọi. Các thói tham ăn, tục uống, dâm dục không còn lôi cuốn y nữa. Con người không còn tuân theo những đòi hỏi của tinh linh xác thân (physical elemental). Sự kiểm soát đã hoàn tất và sự lôi cuốn quyến rũ của xác thân đã không còn. Người đạo đồ đã đạt đến một thái độ tự nguyện tuân theo Chơn Ngã, và sự tự nguyện nầy phải rất mạnh mẽ. Đường thông thương giữa phàm ngã và chơn ngã đã mở rộng, và việc tuân lệnh của xác thân đối với chơn ngã xảy ra hoàn toàn tự động.

Việc tất cả các Điểm đạo đồ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nầy có thể do nhiều lý do, nhưng cái âm điệu họ xướng lên đều hướng về sự ngay thẳng chính trực. Họ nhận thức một cách thành thực và công khai những bất cập và thiếu sót của họ, và thể hiện nỗ lực để đạt đến cái tiêu chuẩn cao nhất, dẫu rằng có thể họ chưa đạt đến sự hoàn thiện. Điểm đạo đồ có thể, và đã sa ngã, và do đó bị luật nhân quả điều chỉnh. Khi sa ngã, họ có thể gây tổn thương đến nhóm, và do đó bị luật nhân quả tác động tác động điều chỉnh, và họ phải chuộc lại những lỗi lầm nầy trong việc phụng sự kéo dài sau nầy, trong khi các thành viên của nhóm, ngay cả khi không có ý thức, áp dụng điều luật nầy. Sự tiến bộ của nhóm sẽ bị trở ngại và trì hoãn trầm trọng, họ phải tốn nhiều thời gian để giải toả nghiệp quả với những cá nhân bị tổn thương.

Việc một người trở thành một điểm đạo đồ khiến y trở thành vận hà cho mãnh lực mạnh mẽ hơn. Do đó mỗi sự sa ngã, chệch hướng đều có những hậu quả tai hại hơn so với những người kém tiến hoá hơn y, và như thế sự trừng phạt và nghiệp quả cũng tương ứng như thế. Chắc chắn là y phải hết nghiệp quả trước khi được phép tiến bước trên đường đạo. Thế còn thái độ của tập thể mà y đã làm tổn thương thì sao? Nó đòi hỏi nhóm phải nhận thức đúng đắn về mức độ lỗi lầm, một sự chấp nhận khôn ngoan về các sự kiện, tránh những phê phán thiếu tình huynh đệ, và hãy ban rãi tình thương lên người anh em phạm lỗi. Tất cả những điều nầy phải công thêm hành động chứng minh cho công chúng thấy rằng những tội lỗi và vi phạm luật đó không hề được bỏ qua hay dung thứ. Thêm vào đó, nhóm phải giúp cho huynh đệ sai phạm nhận biết được lỗi đã phạm, trả đi phần nghiệp quả báo ứng, và sau đó, khi tất cả đã hoàn tất, khôi phục lại vị trí của y trong sự quan tâm và trân trọng của tập thể.

The very fact that a man is an initiate, and therefore the medium for force of a greatly increased kind, makes his lapses from the straight path to have more powerful effects than is the case with a less advanced man; his retribution and punishment will be equally greater. Inevitably he must pay the price before he is allowed to proceed further upon the Way. As for the group he injures, what should their attitude be? A recognition of the gravity of the error, a wise acceptance of the facts in the case, a refraining from unbrotherly criticism, and a pouring out of love upon the sinning brother: all this, coupled with such action as will make clear to the onlooking general public that such sins and infringements of the law are not condoned. To this must be added an attitude of mind within the group concerned which will lead them (whilst taking firm action) to help the mistaken brother to see his error, to work out the retributive karma, and then to reinstate him [84] in their regard and respect when due amends have been made.

Tất cả mọi người không phát triển tuyệt đối theo cùng một đường hướng giống nhau hoặc tương tự nhau, do đó không thể đưa ra những qui luật cứng nhắc về diễn trình của mỗi kỳ điểm đạo, hay là các luân xa nào sẽ được kích hoạt, hoặc những viễn ảnh nào sẽ được ghi nhận. Tất cả phụ thuộc vào cung của người điểm đạo đồ, sự phát triển của y theo một chiều hướng nào đó, nghiệp quả cá nhân của y, nhu cầu cấp bách của thời đại… Tuy nhiên thông thường ở kỳ điểm đạo thứ nhất luân xa tim là luân xa được kích hoạt với mục đích tăng cường sự kiểm soát thể tình cảm, và gia tăng năng lực phụng sự nhân loại. Sau kỳ điểm đạo nầy người đạo đồ được chỉ dạy chủ yếu về cõi trung giới; y phải ổn định thể tình cảm của mình và học cách hoạt động trên cõi trung giới một cách dễ dàng y như là khi hoạt động trên cõi trần. Y được cho tiếp xúc với các thiên thần trên cõi trung giới, học cách kđiều khiển các tinh linh cõi nầy. Y phải hoạt động một cách dễ dàng trên những phân cảnh thấp của cõi nầy; giá trị và chất lượng của những hoạt động của y trên cõi trần cũng tang lên đáng kể. Ở kỳ điểm đạo thứ nhất y bước ra khỏi Phòng Học Tập (Hall of Learning) để bước vào Phòng Minh Triết. (Hall of Wisdom) Trong giai đoạn nầy y tập trung vào phát triển thể tình cảm mặc dầu thể trí của y cũng phát triển đều đặn.

Nguồn: Minh triết mới